Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/06/2021

Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu thế nào là an toàn?

Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu thế nào là an toàn?
Thời điểm nào có thể có thai lại ngay sau khi bị thai lưu vẫn là điều mà nhiều mẹ băn khoăn. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, mẹ bầu đừng bỏ qua bài viết sau để nắm được thông tin hữu ích về điều đó nhé!

Mẹ bầu bị thai lưu, mẹ phân vân khi nào thì nên có thai lại. Việc không may mất đi một em bé là điều khiến mẹ bầu nào cũng đau lòng. Và sau biến cố đó, mẹ luôn mong mỏi em bé “đến” với mình, nhưng có thai lại ngay sau khi bị thai lưu thì sao? Liệu điều này có nguy hiểm?

có thai lại ngay sau khi bị thai lưu
Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu có an toàn không?

Thai lưu là gì?

Thai lưu hay còn gọi là thai chết lưu là tình trạng thai nhi chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Em bé có thể đã chết trong tử cung vài tuần hoặc vài giờ trước khi chuyển dạ. Hiếm khi, em bé có thể chết trong quá trình chuyển dạ. Mặc dù công tác chăm sóc trước sinh đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua, nhưng thực tế là thai chết lưu vẫn xảy ra và thường không rõ nguyên nhân.

Thai chết lưu được phân loại là thai chết lưu sớm, thai chết lưu muộn hoặc thai chết lưu. Những loại này được xác định theo số tuần của thai kỳ:

– Thai chết lưu sớm: Thai chết lưu trong khoảng từ 20 đến 27 tuần.

– Thai chết lưu muộn: Thai chết lưu trong khoảng từ 28 đến 36 tuần.

– Thai chết lưu: Thai chết lưu vào tuần thứ 37 hoặc sau đó.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu, chẳng hạn như: mẹ mắc các bệnh lý khi mang thai, tuổi mẹ (dưới 15 và trên 35), mẹ tăng cân quá mức, những bất thường về di truyền…

Thai lưu sau bao lâu nên có thai lại?

Sau thai lưu có thai được không và thời điểm nào nên mang thai lại? Về mặt y học, không có bằng chứng chắc chắn nào đảm bảo bạn phải đợi một khoảng thời gian cụ thể trước khi thụ thai trở lại. Và người ta thường khuyên bạn nên đợi khoảng ba tháng sau khi sảy thai để cơ thể trở lại bình thường.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo phụ nữ nên đợi ít nhất hai năm sau khi sinh con và ít nhất sáu tháng sau khi sẩy thai (sẩy thai trước 20 tuần của thai kỳ) hoặc nạo hút thai trước khi mang thai trở lại. Nhưng không có khuyến cáo về thời gian chờ sau khi thai chết lưu, do thiếu bằng chứng về vấn đề này.

Một nghiên cứu khác cho thấy, chờ dưới 12 tháng để thụ thai sau khi thai chết lưu không làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sinh non so với đợi 24 đến 59 tháng để mang thai lại.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu thai chết lưu 3 tháng đầu

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, để đưa ra được mốc thời gian nào là hợp lý để mang thai lại, bạn cần phải bàn bạc với bạn đời của mình và xin tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, thời điểm mang thai lại sẽ phụ thuộc vào một số vấn đề sau:

– Cơ thể đã có một khoảng thời gian để phục hồi sau lần bị thai lưu hoặc sảy thai trước đó.

– Bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng (không còn cảm thấy đau buồn về lần thai lưu trước, hoặc không cảm thấy tội lỗi với em bé đã mất…).

– Đã làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro như lần mang thai trước.

Tóm lại, tùy vào điều kiện sức khỏe và tâm lý mà bạn và gia đình có thể quyết định mốc thời gian thích hợp để có thai lại sau khi bị thai lưu. Tuy nhiên, để có thai lại thì bạn đã phải sẵn sàng về mặt sức khỏe, về tinh thần và cảm xúc.

có thai lại ngay sau khi bị thai lưu
Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu có an toàn không?

Những lưu ý cho mẹ có thai lại ngay sau khi bị thai lưu

Nhiều người đã từng trải qua thai chết lưu tự hỏi liệu họ có thể làm gì đặc biệt để ngăn ngừa thai chết lưu trong lần mang thai tiếp theo. Sau đây là những việc mà bạn cần làm để có một thai kỳ khỏe mạnh khi có thai lại ngay sau khi bị thai lưu:

♦ Kiểm tra sức khỏe

Nếu bạn mang thai sau thai lưu thì đây là một cuộc kiểm tra y tế được thực hiện trước khi mang thai để đảm bảo rằng bạn khỏe mạnh khi mang thai. Trong đợt kiểm tra sức khỏe này, hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sau:

– Tiền sử mang thai: Hãy nói với bác sĩ về những vấn đề mà bạn đã gặp phải trong lần mang thai trước. Hiểu được nguyên nhân của thai chết lưu có thể giúp bác sĩ ngăn chặn nó tái phát. Điều này rất quan trọng, nó giúp bạn có thể tránh được những rủi ro như thế trong lần mang thai tiếp theo (nhưng đôi khi lý do thai chết lưu không rõ nguyên nhân).

– Tiền sử gia đình: Những vấn đề về tiền sử gia đình cũng cần phải được thông báo với bác sĩ. Bởi vì một số bệnh lý có thể là nguyên nhân làm cho em bé không phát triển được trong bụng mẹ.

– Tiền sử bệnh tật: Bạn có đang mắc phải những bệnh lý như trầm cảm, tiểu đường hoặc huyết áp cao hay không. Bởi điều trị các bệnh này trước khi mang thai có thể giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

– Những loại thuốc đang sử dụng: Các bác sĩ sẽ cho biết loại thuốc nào an toàn và có thể dùng trong thai kỳ và loại nào không tốt cho sự phát triển của thai nhi để bạn chấm dứt sử dụng chúng.

Để có thai lại ngay sau khi bị thai lưu thành công, bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm một số xét nghiệm, như xét nghiệm máu, nội tiết tố của vợ, tinh dịch đồ của chồng… và siêu âm tử cung, buồng trứng…

♦ Uống vitamin tổng hợp

Bạn nên uống một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày với 400mg axit folic trong đó. Uống vitamin chứa axit folic trước và trong thời kỳ đầu mang thai có thể giúp bảo vệ thai nhi khỏi các dị tật bẩm sinh về não và cột sống (dị tật ống thần kinh), dị tật bẩm sinh về miệng và vòm miệng (sứt môi) và một số dị tật tim.

♦ Bồi dưỡng cơ thể để có sức khỏe đảm bảo

Ăn thực phẩm lành mạnh và hoạt động tích cực mỗi ngày để có sức khỏe và cân nặng đảm bảo cho lần mang thai tiếp theo.

– Bạn cũng cần tránh xa khói thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc các loại thuốc tây có hại cho thai nhi.

– Cần tránh hút thuốc lá thụ động, bởi khói thuốc là một trong những nguyên nhân gây thai lưu (nếu chồng bạn hút thuốc, hãy yêu cầu anh ấy bỏ thuốc).

có thai lại ngay sau khi bị thai lưu
Mẹ cần chuẩn bị gì khi có thai lại ngay sau khi bị thai lưu?

♦ Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng

Cố gắng mang thai lại sau biến cố sảy thai hoặc thai lưu sẽ làm bất cứ bà mẹ nào cũng phải căng thẳng, lo lắng. Họ sợ rằng lần mang thai tiếp theo này sẽ xảy ra điều không may giống lần trước. Lúc này, bạn cần:

– Tránh đau buồn, căng thẳng, lo lắng

– Tâm sự với chồng hoặc người thân để giải tỏa căng thẳng

– Nói chuyện với chuyên gia tâm lý

– Nếu bạn đi làm, hãy nói chuyện với cấp trên về tình trạng của mình để được giảm khối lượng công việc

– Nên thực hiện các kỹ thuật chánh niệm như yoga, hít thở sâu và thiền định, bởi chúng có thể làm cho bạn thoát khỏi tâm trạng đau buồn do tình trạng thai lưu trước đó.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai chết lưu có nguy hiểm không?

Có thai lại ngay sau khi bị thai lưu bạn cũng cần lưu ý không vội vàng, áp lực. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để phát hiện sớm những bất thường dẫn đến thai lưu.

Hà Chi

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. What is Stillbirth? https://www.cdc.gov/ncbddd/stillbirth/facts.html Truy cập ngày 01/06/2021 2. Stillbirth https://www.nhs.uk/conditions/stillbirth/ Truy cập ngày 01/06/2021 3. Stillbirths https://www.who.int/maternal_child_adolescent/epidemiology/stillbirth/en/ Truy cập ngày 01/06/2021 4. Management of Stillbirth https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/obstetric-care-consensus/articles/2020/03/management-of-stillbirth Truy cập ngày 01/06/2021 5. Maternal obesity and the risk of stillbirth https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/stillbirth Truy cập ngày 01/06/2021
x