Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/10/2021

Cơn co tử cung đau thật đấy nhưng cũng thường thôi!

Cơn co tử cung đau thật đấy nhưng cũng thường thôi!
Phải nói thật rằng cơn co tử cung khiến bất kỳ mẹ bầu nào cũng cảm thấy khó chịu và đương nhiên là đau. Đặc biệt là khi chuyển dạ, muốn điếng người đi! Ấy nhưng khi nhìn khía cạnh tích cực thì những cơn co bóp này giúp mẹ sinh thuận tự nhiên dễ dàng hơn.

Mang thai không thể tránh khỏi các cơn co tử cung. Bầu hẳn nhiên là người chịu trận nhưng điều này vốn chẳng gây đau đớn gì cho thai nhi, thậm chí còn mang đến nhiều lợi ích, mẹ nên mừng vì điều đó. Chỉ có một số ít trường hợp co tử cung kéo theo những dấu hiệu bất thường nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Cơn co bóp xảy ra khi nào?

Mẹ có thể bị co thắt tử cung ngay khi mới bước vào 3 tháng đầu thai kỳ, khi cơ thể còn đang dần phải thích nghi với việc mang thai. Sự giãn ra của các dây chằng tử cung là nguyên nhân gây ra các cơn co thắt nhẹ.

Nhiều cơn co thắt diễn ra sau tuần 34 một cách ngẫu nhiên và không thường xuyên, đây được gọi là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks hay còn gọi là dấu hiệu chuyển dạ giả vì chúng thường không đau mấy và chỉ giống như đau bụng kinh. Nó xảy ra khi dạ con co vào rồi lại giãn ra với tần suất không đều, một vài lần trong ngày.

Tác dụng của cơn co tử cung

Điểm nổi bật nhất của tử cung là có thể rắn lại và thay đổi thể tích thu nhỏ hoặc giãn nở. Đó là dạng co bóp tự nhiên hoàn toàn có lợi, có thể thường xuyên xảy ra mà không gây nhiều đau đớn.

Cơn co giúp cho thai đứng thẳng theo chiều dọc, trong những tháng cuối thai kỳ, thai nhi dễ dàng quay xuống phía dưới. Và thời khắc chuyển dạ đến, thai nhi sẽ ở đúng vị trí hai cửa ra là xương chậu và cổ tử cung, quá trình sinh đẻ sẽ diễn ra suôn sẻ.

Các dấu hiệu cơn co tử cung trong thai kỳ mà mẹ chưa biết 1
Mẹ đừng quá sợ hãi khi các cơn co tử cung đến bất chợp trong thời gian của thai kỳ

Các dấu hiệu cơn co tử cung trong thai kỳ

Khoảng 3 – 4 tháng đầu

Đó là những cơn đau vùng bụng do rối loạn cơ năng, chức năng sinh lý tại chỗ do vì mới mang thai, cơ thể chưa dễ dàng “chấp thuận” thay đổi. Cụ thể, mẹ cảm nhận sự xung huyết ở vùng bụng dưới, các mô giữ nước, tử cung lớn dần và chèn ép các cơ quan lân cận gây nên rối loạn bài tiết, tiêu hóa… Đây chỉ là hiện tượng sinh lý, không nguy hiểm đến sức khỏe của hai mẹ con.

Từ tháng thứ 5 đến tuần 40

Trong tháng thứ 5 của thau kỳ, cơn co tử cung biểu hiện rõ rệt vì thể tích tử cung tăng lên. Thời gian của cơn co tử cung chủ chỉ nhẹ nhàng đi qua từ 10 đến 15 giây hoặc kéo dài gần 1 phút.

Dù kéo dài hay ngắn đều không gây đau đớn nhưng đôi khi cũng có sức nặng, sức căng nhất thời. Mẹ có thể cảm nhận được tử cung như cuộn tròn và thấy da cơ bụng co lại trong vòng ít giây rồi trở lại bình thường.

Cơn co tử cung sau sinh

Điều này có thể ít mẹ qua tâm nhưng thực tế là sau khi sinh em bé khoảng 1-2 ngày sau sinh, tử cung sẽ có kích thước tương đương khi bạn mang thai 18 tuần và giảm dần trong những ngày tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, mẹ cảm thấy đau bụng đó là do tử cung đang co lại.

Để giúp tử cung hổi phục nhanh hơn mẹ nên cho con bú sớm và thường xuyên vì khi kích thích núm tin có thể giúp dạ con co lại nhanh hơn. Em bé bú mẹ thường xuyên sẽ kích thích phản xạ co, đẩy nhanh thời gian phục hồi tử cung. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có những tác dụng vô cùng kì diệu, đây là món quà quý giá mà tạo hóa ban tặng.

Các dấu hiệu cơn co tử cung trong thai kỳ mà mẹ chưa biết 2
Cho con bú là phương pháp giúp mẹ nhanh co tử cung sau sinh

Cách làm giảm cơn co tử cung

Để làm giảm bớt, xoa dịu giảm những cơn đau, mẹ có thể áp dụng những biện pháp rất đơn giản này:

Chườm ấm

Các cơn co bóp giả Braxton-Hicks sẽ biến mất nếu mẹ tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu.

Nghỉ ngơi

Braxton-Hicks xuất hiện có thể là dấu hiệu báo bạn đang căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Vì vậy hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thay đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp giảm cơn đau.

Uống nước thường xuyên

Mất nước nhẹ cũng có thể gây ra những cơn co thắt giả, vì vậy mẹ nên uống một ly nước ấm lúc này sẽ khiến giảm cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên vì bàng quang thời điểm này chịu áp lực từ tử cung nên sẽ khiến mẹ thường xuyên đi tiểu hơn. Dù vậy phụ nữ mang bầu vẫn phải uống đầy đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.

Ngồi thiền

Braxton-Hicks được gọi là những cơn đau thực hành cho việc chuyển dạ thực sự ở cuối thai kỳ. Tình trạng sẽ giảm bớt nếu mẹ ngồi thiền hoặc tập yoga nhẹ nhàng.

Ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, cơn co tử cung có thể là dấu hiệu của những hiện tượng khác nhau, điều quan trọng là thai phụ cần theo dõi diễn tiến của cơn đau, các dấu hiệu kèm theo để có hướng xử trí hợp lý và đến bác sĩ kịp thời nếu thai có vấn đề.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x