Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 2 tuần trước

10 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ cần ghi nhớ để đón con yêu

10 dấu hiệu sắp sinh  (chuyển dạ) mẹ cần ghi nhớ để đón con yêu
Khó có thể biết chính xác thời điểm diễn ra dấu hiệu sắp sinh và từ lúc dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện thì mẹ bầu phải chờ bao lâu mới gặp được bé con.

Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu hay quay cuồng với những câu hỏi như: Các dấu hiệu sắp sinh sẽ diễn ra khi nào? Dấu hiệu chuyển dạ diễn biến ra sao, trong bao lâu? Làm thế nào để biết được đã đến lúc bé chào đời? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên nhớ trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu sắp sinh thường thấy

1. Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên

Một vài tuần trước khi chào đời, thai nhi sẽ dịch chuyển xuống phía bụng dưới trong khung xương chậu.

  • Đối với những bà bầu từng sinh nở thì dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 thường khá mơ hồ. Bạn chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu.
  • Đối với mẹ mang thai lần đầu, đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu rất nặng nề nên việc đi lại của bà bầu khó khăn và chậm chạp hơn,tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, lúc này bạn lại thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi, nhờ vậy giảm được áp lực thai lên lồng ngực, và giảm tình trạng trào ngược.

2. Dấu hiệu sắp sinh là cổ tử cung bắt đầu mở

Dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh là cổ tử cung sẽ “rộn ràng” chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Mẹ bầu có thể nhận thấy tình trạng tiết dịch âm đạo nhiều; đôi khi mẹ có thể ra dịch hồng vài ngày hay vài tuần trước đó. Nếu có lịch khám thai vào thời điểm này, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra độ mở cổ tử cung. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu nhanh-chậm khác nhau. Đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự mà mẹ bầu nên chú ý.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?

3. Chậm tăng cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, thậm chí có người còn bị giảm vài kg trước vài ngày chuyển dạ. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Dấu hiệu sắp sinh
Ngừng tăng cân cũng là một dấu hiệu sắp sinh cần chú ý

4.Tràn đầy năng lượng

Còn được biết đến là : trực giác làm tổ: “Nesting instinct” người mẹ bỗng một ngày cảm giác đầy năng lượng, muốn mua sắm, dọn nhà, sắp xếp đồ đạc, lên kế hoạch để sinh bé, cảm thấy phấn khích muốn nhanh chóng hoàn thành công việc kế hoạch.

5. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn. Dấu hiệu sắp sinh con rạ càng rõ ràng hơn khi các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.

>> Bạn có thể xem thêm: Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Dấu hiệu mẹ con sắp gặp nhau

6. Cảm thấy các khớp giãn ra

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của bà bầu trở nên mềm và giãn hơn. Vì vậy, bạn không nên hốt hoảng nếu nhận thấy các khớp bị nới lỏng ra nhé. Đây chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn mà thôi. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh này cũng rất quan trọng để mẹ ước chừng thời gian bé chào đời.

7. Dấu hiệu chuyển dạ là bị tiêu chảy

Người ta nhận thấy rằng trước khi sinh vài ngày nhiều mẹ bầu bị tiêu chảy và cảm thấy khó chịu ở bụng. Dấu hiệu sắp sinh này là khá phổ biến, dù rằng không phải lúc nào tiêu chảy cũng là dấu hiệu chuyển dạ, nhưng mẹ có thể dựa vào đó để chuẩn bị cho việc chào đời của con yêu.

8. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính, bung nút nhầy cổ tử cung

Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã đến lúc bị bong ra trong tử cung.

Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh”. Đây cũng là một dấu hiệu sắp sinh rất rõ ràng và phổ biến ở các bà bầu.

Tuy nhiên, nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung chưa nở được 3-4cm, mẹ có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

Máu báo sắp sinh là dấu hiệu sắp sinh rất rõ ràng và phổ biến ở các bà bầu

9. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt hàng thật và hàng giả, co thắt braxton-hicks sẽ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh. MarryBaby mách mẹ một vài dấu hiệu để giúp phân biệt hai hiện tượng đau này như sau:

  • Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
  • Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
  • Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm giảm cơn đau đẻ hiệu quả và bí kíp chuyển dạ nhanh cho bầu

10. Dấu hiệu chuyển dạ: Vỡ nước ối

Nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên phim thôi mẹ ơi. Thực tế, chỉ có một số ít bà bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông các bà bầu phải mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.

Những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần

Dấu hiệu sắp sinh trước một tuần và dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày tương tự như nhau, thường bao gồm các điều sau:

1. Dấu hiệu sắp sinh báo trước

  • Xuất hiện cơn gò tử cung (braxton hicks) ngày một nhiều hơn
  • Bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng
  • Đau lưng hoặc đau quặn bụng dưới
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Vùng kín sưng

2. Các dấu hiệu sắp chuyển dạ không báo trước

  • Đau bụng dưới từng cơn đều đặn
  • Ra dịch âm đạo màu hồng (máu báo)
  • Bung nút nhầy cổ tử cung.
  • Dấu hiệu ra nước ối

3. Những dấu hiệu sắp sinh khác có thể có hoặc không

  • Phù 2 chân
  • Mất ngủ

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ không?

Khi có dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên làm gì?

Ngày dự sinh thường không đúng với thực tế. Do đó, khi có dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần bình tĩnh và thực hiện các điều sau:

  • Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể: Bằng cách thở chầm chậm và nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm bớt lo âu và đau đớn.
  • Tập làm quen với cơn đau: Mọi cơn gò chuyển dạ đều gây cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, cơn gò chuyển dạ chính thì cần phải có. Bạn hãy nhớ rằng, sau mỗi lần co thắt tử cung thì thời điểm chào đời của con sẽ càng đến gần hơn.
  • Duy trì đi khám thai đúng lịch: Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi và biết chính xác đã đến thời điểm cần nhập viện hay chưa. Lúc này, bạn sẽ được các bác sĩ và nữ hộ sinh hướng dẫn chuẩn bị những vật dụng và giấy tờ cần thiết để mang theo khi nhập viện,…
  • Khi nào nên đến bệnh viện để chuẩn bị sinh?

    Tới giai đoạn “về đích”, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn như khi các cơn co thắt cứ diễn ra 5 phút một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng.

    Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ diễn ra khá dày đặc là lúc bạn cần đến bệnh viện.

    >>> Bạn có thể em thêm: 3 cách chuyển dạ nhanh, ít đau khi sinh thường

    Đặc biệt, bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu này:

    • Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hoặc hồng nhạt.
    • Bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé. Phân su là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu hít hay nuốt phải trong quá trình chào đời.
    • Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng. Đây là triệu chứng của tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.

    Khi nhận thấy một trong 10 dấu hiệu sắp sinh ở trên, mẹ bầu cần nhanh chóng thông báo cho người thân và tới bệnh viện phụ sản gần nhất để được hỗ trợ nhé!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Stages of labor and birth: Baby, it’s time!
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/stages-of-labor/art-20046545
    Truy cập ngày 04/06/2021

    2. The stages of labour and birth
    https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/the-stages-of-labour-and-birth/

    Truy cập ngày 04/06/2021

    3. Stages of Labor
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK544290/
    Truy cập ngày 04/06/2021

    4. Contraction Timer & Calculator For Labor Pains
    https://www.momjunction.com/contraction-calculator/
    Truy cập ngày 04/06/2021

    5. Medical Care During Pregnancy
    https://kidshealth.org/en/parents/medical-care-pregnancy.html
    Truy cập ngày 04/06/2021

    x