Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/02/2021

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5, bạn cần biết ngay để xử lý kịp thời!

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5, bạn cần biết ngay để xử lý kịp thời!
Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 là gì? Đây là kiến thức mà nhiều chị em, đặc biệt là những người chưa có bầu lần nào thắc mắc. Hãy cập nhật ngay để tránh rủi ro đáng tiếc bạn nhé!

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 có thể giúp bạn tránh được những rủi ro đáng tiếc, ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về các đặc điểm của thai nhi tháng thứ 5 cũng như cơ thể của bà bầu ở giai đoạn này để có thể nhận biết việc thai chết lưu và cách xử lý nhé.

Thai tháng thứ 5 có những đặc điểm gì?

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ5

Để biết được dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5, bạn cần rõ mang thai tháng này có những đặc điểm gì.

1. Dấu hiệu mang thai tháng thứ 5

Vào giai đoạn đầu khi mang thai tháng thứ 5, ngoại hình và nội tiết tố của bạn thay đổi rõ rệt, cụ thể như:

  • Ngực căng, to hơn, bụng cũng lộ rõ việc mang bầu
  • Da ở vú, mặt và quanh âm hộ trở nên sẫm màu
  • Sữa non bắt đầu tiết ra, có thể tạo thành các vệt vàng trên áo
  • Da bụng bị rạn ở mức độ nhỏ
  • Xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng, đặc biệt khi đánh răng
  • Khí hư âm đạo tiết ra nhiều hơn
  • Đau lưng, đau mỏi khắp cơ thể
  • Luôn có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều và tăng cân nhanh hơn
  • Tình trạng ợ chua, táo bón gia tăng

2. Đặc điểm của thai nhi tháng thứ 5

Qua thăm khám và siêu âm, bạn có thể biết được đặc điểm của thai nhi tháng thứ 5 như sau:

  • Não bộ em bé bắt đầu phát triển. Thể tích não tăng gấp 60 lần so với ở tháng thứ 4.
  • Các cơ quan xúc giác và tế bào thần kinh của thai nhi hoàn thiện dần. Đây cũng là lúc thai nhi hình thành hầu hết các cảm xúc.
  • Mắt và lông mày xuất hiện.
  • Cân nặng của thai 5 tháng cũng lớn hơn đáng kể. Thai nhi lúc này đã hình thành một lớp mỡ mỏng bao bọc cơ thể.
  • Bé bắt đầu có phản xạ nuốt, tăng cường cử động và bắt đầu đạp mạnh hơn.

Những yếu tố khiến bà bầu dính nguy cơ thai chết lưu

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5

Thai chết lưu thường xảy ra trong một số trường hợp nhất định, cụ thể như:

1. Vấn đề bệnh lý ở mẹ

  • Nếu phụ nữ mang thai mắc các bệnh nan y như suy gan, thiếu máu, lao phổi, cao huyết áp, bệnh tim, viêm thận thì dễ có nguy cơ thai chết lưu.
  • Các bệnh nội tiết ở người mẹ cũng có thể tăng nguy cơ thai chết lưu. Ví dụ như bệnh suy giáp, tiểu đường, cường năng tuyến thượng thận, basedow.
  • Phụ nữ đang mang thai nhưng bị nhiễm ký sinh trùng (sán, giun), giang mai, quai bị, sởi hoặc cúm.
  • Mẹ thiếu dinh dưỡng, lao động quá nặng nhọc hoặc sinh hoạt không điều độ dẫn tới việc thai nhi thiếu dinh dưỡng dẫn.
  • Các chất độc hại từ môi trường như thuốc trừ sâu, carbon monoxide (chất thoát ra khi đốt than).
  • Người mẹ từng mang thai lưu trước đây hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy cũng dễ có nguy cơ thai chết lưu tháng thứ 5.
  • Mẹ mang thai dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi.

2. Vấn đề ở thai nhi

  • Thai nhi bị mắc rối loạn về nhiễm sắc thể dễ gây ra nguy cơ thai chết lưu từ tháng thứ 3.
  • Bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con sẽ dẫn tới thai chết lưu.
  • Thai chết lưu do dị tật bẩm sinh, não úng thủy, thai già tháng hoặc mẹ mang đa thai.

3. Vấn đề ở tử cung

  • Các bất thường ở dây rốn cũng có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Cụ thể như dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn bị chèn ép, dây rốn quấn cổ, dây rốn quấn vào chân tay.
  • Bánh rau bị xơ hóa, u mạch máu màng đệm bánh rau, thiếu nước ối, đa ối cũng gây ra tình trạng thai chết lưu tháng thứ 5.
  • Tử cung của người mẹ quá nhỏ, không thể phát triển thêm nên không cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Điều này làm thai nhi bị suy dinh dưỡng, không thể phát triển dẫn tới chết lưu.

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5

1. Đau bụng dữ dội và chảy máu âm đạo

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5

Đau bụng là dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 dễ nhận thấy nhất. Kèm với đau bụng, thai phụ có thể chảy máu ở âm đạo. Thời gian chảy máu thường diễn ra khoảng 2 giờ liên tục, dưới dạng lỏng hoặc đông cục. Lúc này, thai phụ cần đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

2. Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5: Đau lưng, chuột rút

Trong khi mang thai, đa số dấu hiệu đau lưng và chuột rút là biểu hiện bình thường. Tuy vậy, nếu cơn đau tái diễn, đau đến mức không thể chịu được thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thai nhi không bình thường. Nếu nghi ngờ có vấn đề bất thường về sức khỏe, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sớm nhé.

3. Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5: Nước ối quá nhiều hoặc quá ít

Nước ối là dung dịch giúp em bé trong bào thai phát triển bình thường. Tuy vậy, khi nước ối trở nên nhiều quá mức sẽ gây áp lực, chèn ép hệ thần kinh, phổi, tim mạch của thai nhi. Ngược lại, tình trạng thiếu nước ối cũng gây nguy hiểm không kém vì dễ khiến thai nhi bị dị tật hoặc thai chết lưu tháng thứ 5.

4. Mẹ không tăng cân, bụng không thấy to thêm

Thời gian 3 tháng giữa thai kỳ nhất là thai tháng thứ 5, mẹ bầu sẽ tăng cân nhiều nhất. Điều này là do thai nhi đang phát triển mạnh nên nhu cầu dinh dưỡng sẽ cao hơn, dẫn đến mẹ phải ăn nhiều hơn. Tuy vậy, nếu vào những tháng này bà bầu không tăng cân, kèm theo các dấu hiệu khác thường trong thai kỳ thì rất có thể thai đã chết lưu.

5. Không thấy nhịp tim hoặc không thấy thai cựa quậy

Ngay từ tuần thứ 6-7, thai nhi đã có nhịp tim. Tới tuần thứ 18 của thai kỳ, mẹ sẽ cảm nhận được sự chuyển động của bé yêu trong bụng. Vì vậy, nếu tới tận tháng thứ 5 mà mẹ vẫn không thấy nhịp tim hay thai nhi cựa quậy thì chắc chắn đã xảy ra điều bất thường. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra xem có phải thai chết lưu tháng thứ 5 hay không.

Thai chết lưu lâu ngày có sao không?

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5

Thai chết lưu lâu ngày sẽ vô khuẩn nên bạn có thể yên tâm là thai lưu sẽ không xảy ra quá trình phân hủy như bên ngoài. Nguyên nhân là do nút nhầy cổ tử cung của bà bầu đã được bịt kín, nhờ đó vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập vào trong. Tuy vậy, nếu thai chết lưu tháng thứ 5 vỡ ối sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe người mẹ.

  • Vỡ ối dẫn tới tình trạng rối loạn đông máu, từ đó gây xuất huyết trong.
  • Bạn có thể bị nhiễm trùng ối. Tình trạng này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
  • Thai chết lưu tháng thứ 5 sẽ khiến bà bầu đau buồn, lo lắng. Thậm chí, nhiều chị em còn bị sang chấn tâm lý, trầm cảm một thời gian dài.

Dấu hiệu thai chết lưu tháng thứ 5 rất dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng khác khi mang thai. Bởi vậy, thai phụ và gia đình luôn cần theo dõi sát tình hình sức khỏe của sản phụ trong suốt thai kỳ, nhất là vào tháng thứ 5. Tốt nhất, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu thai chết lưu nào, bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
 https://www.cdc.gov/ncbddd/stillbirth/facts.html https://www.babycenter.com/pregnancy/health-and-safety/understanding-stillbirth_10350846?showAll=true https://www.uptodate.com/contents/stillbirth-maternal-care  
x