Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Đau xương mu là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải ở những tháng cuối của thai kì. Mức độ đau nhức ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có những mẹ bầu thậm chí không thể di chuyển được vì cơn đau xương mu quá trầm trọng. Thế nhưng bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không?
Hiện tượng đau xương mu khi mang thai là do thai nhi đang có xu hướng thúc xuống phía dưới âm đạo. Hơn nữa, trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cũng tiết ra một loại hormone khiến cho xương vùng chậu trở nên giãn nở hơn để sẵn sàng cho việc sinh nở.
Bên cạnh đó, khi mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi khiến khớp xương háng, xương mu trở nên yếu và thường đau nhức hơn.
Chính vì những nguyên nhân này mà hiện tượng đau xương mu khi mang thai là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Thực tế, đây chỉ là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi để sẵn sàng cho việc sinh nở.
Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Nếu chỉ là tình trạng đau mu khi mang thai, khớp háng hay xương cụt trong giai đoạn trước 37 tuần thai thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Bởi vì đây là các dấu hiệu bình thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu cơn đau mu xuất hiện dồn dập từ tuần 37 trở đi kèm với dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều thì mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón bé cưng nhé.
Mẹ cũng cần lưu ý thêm, trước tháng cuối thai kỳ, khi cơn đau không còn dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì tình trạng này có thể là dấu hiệu sinh non.
>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và câu trả lời ngạc nhiên chưa!
Xương mu là một phần xương của vùng xương chậu. Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp có thể co giãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng. Do đó, khi dây chằng bị kéo căng sẽ đau mu khi mang thai. Từ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể cảm thấy đau nhức vùng xương mu.
Biết được nguyên nhân gây đau mu khi mang thai tháng cuối sẽ giúp mẹ có được câu trả lời cho câu hỏi bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh.
Vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể. Vì thế, vào những tuần cuối của thai kỳ, khi đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn, trọng lượng của thai nhi dồn tác động lên khớp mu và khung chậu. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị ê mỏi vùng khung chậu và xương mu.
Các cơn đau vùng xương mu xuất hiện có thể do mẹ bầu bị thiếu canxi. Đây là hội chứng loãng xương ở phụ nữ mang thai khiến các khớp xương trở nên yếu hơn, dễ gây ra tình trạng nhức mỏi. Ở giai đoạn thai nhi quay đầu xuống, các cơn đau nhói sẽ xuất hiện nhiều hơn và thường biến mất khi thai nhi đã quay đầu hoàn toàn. Một số ít trường hợp mẹ sẽ bị đau dữ dội cho đến khi bé chào đời.
Nếu bà bầu có tiền sử mắc hai loại bệnh này thì bạn rất dễ bị tình trạng đau xương mu ở tháng cuối thai kỳ. Lý do là cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống. Điều này khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai và đau xương mu vào tháng cuối thai kỳ nhiều hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đau bụng trên gần ức khi nào thì nguy hiểm? Mẹ đọc ngay để biết điều đó
Lượng hormon sinh dục bị thay đổi khi mang thai dẫn đến hàm lượng progesterone trong máu cao, đặc biệt 3 tháng cuối thai kì. Điều này dẫn đến sự giãn nở của các khớp xương bao gồm cả khớp vùng chậu và gây ra tình trạng đau, tức xương chậu.
Tình trạng phù nề cũng có thể là nguyên nhân gây ra việc bà bầu bị đau xương mu. Nguyên nhân là do khi mang thai, thể tích máu trong hệ tuần hoàn bị tăng cao và tập trung nhiều vào nhau thai để vận chuyển dinh dưỡng tới thai nhi. Điều này gây áp lực lên tuần hoàn phần dưới của cơ thể dẫn đến tình trạng phù nề gây chèn ép và làm đau xương mu.
Nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai hoặc có tiền sử sinh nhiều lần cũng đều dễ bị đau xương mu. Mang thai đôi hoặc đa thai, trong lượng mà xương mu hay khung chậu chịu tác động lớn hơn bình thường rất nhiều, vì thế càng gây đau hơn.
Tiền sử sinh con nhiều lần làm khung chậu giãn, hệ thống dây chằng xơ chai, không co hồi lại sau sinh, dẫn đến đau hơn khi mang thai lần tiếp theo.
Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu thai nhi nặng trên 4kg hoặc thai nhi vận động quá nhiều cũng gây áp lực lên xương mu và gây ra tình trạng đau tức.
>> Có thể bạn quan tâm: 5 tư thế giúp bà bầu đau bụng đẻ không cảm thấy quá đáng sợ
Những tuần thai cuối là thời điểm mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh vì điều này sẽ khiến vùng xương mu chịu áp lực cao dẫn tới tình trạng đau, tức. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm thấy đau ở háng, lưng, bẹn, hông và bên trong đùi.
>> Bài cùng chủ đề: Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?
Bạn có thể xác định tình trạng đau xương mu là một dấu hiệu sắp sinh khi nó xảy ra cùng với những dấu hiệu thường gặp khác bao gồm:
>> Bài cùng chủ đề: Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?
Đau xương mu tháng cuối thai kỳ là một phần thay đổi của cơ thể bà bầu khi mang thai. Điều này là bình thường nên bà bầu có thể “sống chung với lũ” một cách vui vẻ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp bà bầu hạn chế tình trạng đau xương mu vào tháng cuối của thai kỳ:
>> Có thể bạn quan tâm: Ra máu báo bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm
Đau xương mu tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu bình thường mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua, vì thế bạn không nên lo lắng. Nếu tình trạng đau nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt, bạn có thể tham khảo các khóa vật lí trị liệu hoặc mua thuốc giảm đau để uống theo đơn chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng đau nhiều, dồn dập, dữ dội, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được hỗ trợ chăm sóc y tế.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. 4 ways your body gets ready for labour
https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/4-ways-your-body-gets-ready-labour
Ngày truy cập: 7/2/2022
2. Giving birth: the signs and stages of labour
https://www.plunket.org.nz/being-a-parent/preparing-for-your-baby/preparing-for-birth/giving-birth-the-signs-and-stages-of-labour
Ngày truy cập: 7/2/2022
3. Labor and delivery, postpartum care
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/stages-of-labor/art-20046545
Ngày truy cập: 7/2/2022
4. Labour and birth: what to expect
https://raisingchildren.net.au/pregnancy/labour-birth/vaginal-caesarean-birth/birth-overview
Ngày truy cập: 7/2/2022
5. Labour and birth
https://www.thewomens.org.au/health-information/pregnancy-and-birth/labour-birth
Ngày truy cập: 7/2/2022