Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chứa nhiều vitamin, khoáng chất cùng 1 lượng chất xơ dồi dào, rau xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cẩn thận khi chọn lựa vì một số loại rau có thể gây tác dụng phụ không mong muốn trong thai kỳ. Đặc biệt, với các loại rau bà bầu không nên ăn sau đây, mẹ càng nên cẩn thận.
Giàu vitamin B, sắt, chất kẽm, kali cũng như các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng mướp đắng không phải lựa chọn hoàn hảo cho tất cả các mẹ bầu.
Không chỉ chứa thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides và morodicine có thể gây nôn ói, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, hạt mướp đắng còn chứa vicine, độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng. Thậm chí, những mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm có thể bị hôn mê nếu ăn phải. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, ăn quá nhiều mướp đắng còn là nguyên nhân gây các vấn đề về tiêu hóa, đồng thời gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, sinh non rất nguy hiểm. Do đó, mướp đắng là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn.
>>>Bạn có thể tham khảo: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ
Rau ngót là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Ngoài vitamin, muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C, rau ngót còn “sở hữu” một lượng protid đáng kể, gấp đôi rau muống và tương đương một số loại đậu. Nhiều dưỡng chất là vậy, nhưng rau ngót tươi cũng chứa một lượng lớn papaverin, chất kích thích tử cung co thắt.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh về việc bà bầu ăn rau ngót gây sảy thai. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, uống nước rau ngót tươi có thể dùng để chữa sót nhau thai. Những mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc dọa sảy thai được khuyến cáo nên tránh ăn canh rau ngót. Nếu ăn phải nấu chín kỹ.
>>>Bạn có thể tham khảo: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết
Bà bầu ăn rau chùm ngây có tốt không? Chùm ngây là loại rau rất bổ dưỡng nhưng đồng thời lại là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Xét về giá trị dinh dưỡng, rau chùm ngây được xét vào “hàng khủng” với lượng vitamin C gấp 7 lần lượng vitamin C trong cam, lượng canxi gấp 4 lần sữa, vitamin A vượt xa so với cà rốt, gấp 3 lần lượng chất sắt trong rau diếp cá và gấp 3 lượng kali trong chuối.
Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo bà bầu không nên ăn rau chùm ngây, bởi nguy cơ gây sảy thai, sinh non. Nghiên cứu cho thấy, ngoài các dưỡng chất dinh dưỡng, rau chùm ngây còn chứa alpha-sitosterol, chất có thể làm co thắt cơ trơn, từ đó dẫn đến những cơn co thắt tử cung.
>>> Bạn có thể tham khảo: Cổ tử cung thấp khi mang thai có khiến mẹ bầu sinh non không?
Có vị cay nồng, tính ấm, rau răm thường dùng để ăn kèm với nhiều món ăn Việt Nam với tác dụng giúp tiêu thực, giữ ấm bụng. Tuy nhiên, mẹ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm bởi có thể gây mất máu. Hơn nữa, ăn nhiều rau răm cũng có thể gây co thắt tử cung rất nguy hiểm.
Tất nhiên, 1-2 lá rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn vẫn nằm trong mức an toàn. Mẹ bầu không cần quá lo nhé!
Bầu có được ăn ngải cứu không? Danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn cũng không thể “vắng mặt” ngải cứu. Một số nghiên cứu cho thấy, việc ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, gây co thắt tử cung, thậm chí dẫn đến sinh non, sảy thai. Một số bài thuốc an thai có sử dụng ngải cứu, mẹ bầu nên cẩn thận khi dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, mẹ có cơ địa nhạy cảm, tiền sử sảy thai, sinh non không nên ăn nhiều.
Rau sam là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Rau sam tuy có nhiều dưỡng chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp cho bà bầu. Vì rau sam có thể gây kích thích tử cung, làm tăng tần suất co bóp, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Như vậy, câu trả lời cho bầu ăn rau sam được không đã rõ.
Trong danh sách các loại rau bà bầu không nên ăn có rau má. Vốn là loại rau khá lành tính, rau má có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da nên rất được chị em phụ nữ yêu thích. Không chỉ dùng để chế biến món ăn, rau má cũng có thể ép nước, vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa cung cấp thêm nước cho cơ thể. Tuy nhiên, đó là với những phụ nữ bình thường. Phụ nữ mang thai nếu dùng rau má nên cẩn thận, bởi dùng nhiều rất dễ gây sảy thai và nhiều biến chứng sức khỏe khác.
Đây là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng lại là một trong các loại rau bà bầu không nên ăn. Bởi khi muối chua, một số vi sinh vật tác động lên men rau củ và muối, kèm quá trình chuyển hóa nitrat thành nitrit sẽ gây hại cho mẹ bầu. Chính vì vậy, mẹ cần hạn chế ăn trong thai kỳ, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ.
Bên cạnh những thực phẩm trong danh sách “Bầu kiêng ăn rau gì?”, mẹ bầu cũng nhớ lưu ý những loại rau củ quả phù hợp trong thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu:
Ngoài danh sách bầu kiêng ăn rau gì, mẹ cũng nên biết tác dụng của ớt chuông. Ớt chuông có hàm lượng vitamin C cao gấp 3 lần so với cam nên giúp mẹ nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra, loại quả này còn giúp mẹ hấp thụ sắt tốt hơn, giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể chế biến ớt chuông thành nhiều món ăn như ớt chuông xào thịt bò, ớt chuông nhồi cá thát lát,…
Ngô chứa một hàm lượng dinh dưỡng gồm các loại vitamin, tinh bột, chất đạm, chất xơ, chất béo không bão hòa,… Ngô có thể giúp mẹ bầu:
>>> Bạn có thể tham khảo: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như axit folic, magie, phốt pho và các vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bông cải xanh giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa thiếu máu và tình trạng loãng xương.
Nếu bầu ăn đu đủ xanh, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ có thể bị co thắt tử cung, sảy thai, sinh non,… Không giống đu đủ xanh, đu đủ chín sẽ an toàn cho mẹ và bé hơn vì chứa nhiều vitamin A, choline, folate, kali, vitamin B, C…
Mẹ không nên ăn dứa, đặc biệt là khoảng thời gian đầu thai kỳ. Bởi Enzyme Bromelain trong dứa có thể phá vỡ protein, làm mềm tử cung và gây co thắt khi mang thai, thậm chí gây sảy thai, thai chết lưu.
Ngoài những loại rau bà bầu không nên ăn trên đây, để đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi, bạn cũng nên hạn chế không ăn quá nhiều rau quả. Tránh tuyệt đối ăn rau quả thay bữa chính, hoặc ăn rau sống chưa được rửa kỹ.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Foods to avoid in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/foods-to-avoid/
Truy cập ngày 15/2/2022
2. Foods to avoid when pregnant
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/foods-to-avoid-when-pregnant
Truy cập ngày 15/2/2022
3. Pregnancy nutrition: Foods to avoid during pregnancy
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20043844
Truy cập ngày 15/2/2022
4. Foods to Avoid When Pregnant
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-health-wellness/foods-to-avoid-during-pregnancy/
Truy cập ngày 15/2/2022
5. 27 Foods To Avoid During Pregnancy
https://www.momjunction.com/articles/foods-definitely-avoid-pregnancy_0022296/
Truy cập ngày 15/2/2022