Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thông thường, từ tuần thai thứ 6 trở đi, bác sĩ sẽ nghe được nhịp đập của tim thai thông qua phương pháp siêu âm. Nhịp đập tim thai càng lớn thì càng chứng tỏ thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt. Tuy nhiên, một số trường hợp, mặc dù tuổi thai đã lớn nhưng siêu âm không có tim thai, vì sao lại như vậy nhỉ? Để biết không có tim thai có bị nghén không thì trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quá trình hình thành tim thai trước đã nhé.
Theo quy trình phát triển của thai nhi, tim thai sẽ có nhịp đập khá rõ sau 22 tuần thụ thai. Những thiết bị siêu âm hiện đại sẽ nhanh chóng “nghe” được nhịp đập của tim thai ở tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp thai nhi ở tuần thứ 8 – 10 mới nghe được nhịp đập tim thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng nếu siêu âm tuần thứ 7 không có tim thai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi
Nếu không phải vì lý do tính toán sai tuổi thai thì hầu hết các trường hợp siêu âm không có tim thai là do sảy thai. Nguyên nhân sảy thai cũng rất nhiều:
– Sảy thai tự nhiên
Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về việc em bé đột ngột ngừng tim thai mặc dù mẹ bầu vẫn khỏe mạnh nhưng hơn 50% nguyên nhân sảy thai tự nhiên đến từ chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, bất thường nhiễm sắc thể…
– Sức khỏe mẹ bầu không tốt
Mẹ bầu mắc một số bệnh sau cũng dễ bị sảy thai:
– Sảy thai do tác động bên ngoài
Có thể thiết bị siêu âm hoặc ống nghe bị lỗi nên không đủ nhạy để nghe được nhịp đập của tim thai, do đó khiến bạn lầm tưởng không có tim thai.
Trường hợp tính toán sai tuổi thai vẫn thường hay xảy ra dẫn đến tình trạng máy siêu âm chưa nghe được nhịp đập của tim thai. Sai sót này thường chênh lệch khoảng 1 – 2 tuần tuổi thai nếu mẹ bầu tính toán sai ngày rụng trứng.
Một trong những nguyên nhân siêu âm không có tim thai là do phương pháp siêu âm chưa đúng, mặc dù trường hợp này rất hiếm gặp. Thời điểm thai nhi còn nhỏ, nhịp đập yếu nên siêu âm vùng bụng dưới sẽ khó xác định được tim thai hơn là dùng phương pháp siêu âm đầu dò đấy bạn.
Trước khi trả lời câu hỏi không có tim thai thì có bị nghén không hoặc không có tim thai có biểu hiện gì thì mẹ bầu cũng đừng nên bỏ qua những dấu hiệu phôi thai ngừng phát triển, đặc biệt là khi tuổi thai đã lớn nhưng siêu âm không có tim thai.
Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu bạn thấy những dấu hiệu bất thường như: bầu ngực đang căng to bỗng nhiên nhỏ dần, xuất huyết âm đạo hoặc tiết dịch có màu nâu đen thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Nếu kết quả siêu âm đột ngột không có tim thai thì điều đó chẳng khác nào “bản án” đầy tuyệt vọng dành cho mẹ bầu.
>>> Bạn có thể tham khảo: Lưu ý khi dùng máy nghe tim thai tại nhà
Còn với trường hợp siêu âm có phôi thai, không có tim thai nhưng mẹ bầu vẫn có triệu chứng ốm nghén thì sao? Nguyên nhân là do bào thai vẫn có thể tiết ra một lượng nội tiết tố nhất định khi mang thai dẫn đến tình trạng chưa có tim thai nhưng vẫn nghén.
Tốt nhất, khi siêu âm không có tim thai hoặc có kèm theo những dấu hiệu bất thường như trên thì mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế lớn để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời, đúng đắn.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh thắc mắc không có tim thai có bị nghén không của mẹ bầu. Đừng xem nhẹ những dấu hiệu bất thường khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé nhé bạn!
Hoa Hồng
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.