Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Thị Thu Sương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 16/03/2022

Màu nước tiểu khi mang thai phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ bầu

Màu nước tiểu khi mang thai phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ bầu
Màu nước tiểu khi mang thai sẽ có những thay đổi gì? Liệu điều này có phản ánh sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi?

Nhiều mẹ bầu lo lắng khi nhận thấy có sự thay đổi về màu nước tiểu khi mang thai. Việc quan sát nước tiểu khi mang thai có thể tiết lộ cho bạn nhiều điều về tình trạng sức khỏe. Màu nước tiểu lúc này có gì khác biệt?

Sự thay đổi màu nước tiểu vừa là dấu hiệu mang thai vừa là dấu hiệu các vấn đề sức khỏe của mẹ. MarryBaby sẽ chia sẻ đến mẹ các thông tin chi tiết về màu nước tiểu khi mang thai.

Dấu hiệu mang thai qua sự thay đổi của nước tiểu

Khi mang thai nước tiểu có màu gì? Sự thay đổi của nước tiểu có thể là dấu hiệu giúp mẹ nhận biết sự xuất hiện của thai nhi trong những tuần đầu của thai kỳ. Một trong những cách giúp chị em phát hiện ra mình đang mang thai đó là dùng que thử thai tại nhà thông qua nước tiểu.

1. Nồng độ hCG trong nước tiểu

Thử thai bằng que test nhúng nước tiểu là cách kiểm tra xác định sự có mặt của hormone human chorionic gonadotropin (hCG) trong nước tiểu.

HCG là một hormone được tạo ra trong quá trình mang thai và do nhau thai bài tiết. Khi thai làm tổ trong buồng tử cung, bánh rau bắt đầu sản xuất beta- hCG do đó mẹ bầu dễ dàng nhận biết tin vui khi thử thai bằng nước tiểu.

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, phương pháp xác định sự có thai bằng que test nhanh ( quick test) có khả năng phát hiện được khi nồng độ beta-hCG trong máu ở ngưỡng trên 25 mUI/ ml chính vì vậy nhiều trường hợp mặc dù mẹ mang thai nhưng test que thử thai chỉ lên 1 vạch, đó có thể là do mẹ test quá sớm nhé.

Thông thường, để có kết quả chắc chắn, sau khi dùng que thử thai tại nhà, mẹ nên đến bệnh viện để được siêu âm và thăm khám.

màu nước tiểu khi mang thai
Que thử thai hiển thị 2 vạch có thể thông báo kết quả mang thai

2. Màu nước tiểu khi mang thai

Nước tiểu khi mang thai có màu gì? Theo kinh nghiệm được truyền lại từ các bà các mẹ, thì nước tiểu của phụ nữ mang thai thường sẽ đục hơn so với bình thường. Ngoài ra, so sự thay đổi hormone trong thai kỳ, nước tiểu của mẹ bầu cũng có mùi nồng hơn trước.

Nếu phụ nữ đang trong thời kỳ sinh hoạt tình dục đều đặn và không dùng biện pháp tránh thai, thì việc nước tiểu có sự thay đổi về màu sắc và mùi được xem là một trong những dấu hiệu mang thai.

Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm dân gian, mẹ chỉ nên tham khảo chứ không sử dụng như một cách nhận biết dấu hiệu mang thai chính xác. Ngoài việc phát hiện mang thai qua sự thay đổi của nước tiểu, còn nhiều phương pháp mang tính khoa học khác sẽ giúp mẹ có câu trả lời nhanh chóng và đúng nhất.

Nước tiểu thay đổi như thế nào khi mang thai?

Khi mang thai nước tiểu màu gì? Thực tế là nước tiểu khi mang thai sẽ có nhiều sự thay đổi, cụ thể như sau:

  • Lượng nước tiểu tăng: Nhiều mẹ bầu cảm thấy mình đi vệ sinh nhiều hơn trước, thậm chí luôn trong tình trạng buồn đi vệ sinh. Điều này xảy ra bởi cơ thể bắt đầu sản xuất hormone hCG sau khi phôi làm tổ vào buồng tử cung thành công và thông qua các tác động trung gian khác hormone này có thể khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên.
  • Màu nước tiểu khi mang thai: Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu sẽ tăng cao và khoảng 25% lượng máu đó được dẫn trực tiếp đến thận, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều hơn. Việc đi vệ sinh liên tục dễ khiến mẹ bầu bị thiếu nước, từ đó dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước tiểu khi mang thai. Bên cạnh đó, chứng ốm nghén có thể gây ói mửa và mất nước. Nước tiểu khi mang thai màu gì? Nếu cơ thể mẹ bị mất nước, nước tiểu sẽ có màu đậm và đặc hơn bình thường. Do vậy, mẹ bầu cần uống nhiều nước khi mang thai để đảm bảo đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Mùi của nước tiểu: Khi mang thai, nội tiết tố thai kỳ có thể làm thay đổi mùi nước tiểu. Mùi nước tiểu có mùi nồng, màu nước tiểu hồng đỏ hay tiểu buốt rắt đôi lúc báo hiệu rằng bạn đang mắc phải chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Một số dấu hiệu bất thường của nước tiểu: Nếu nhận thấy có máu trong nước tiểu hay nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu bất cứ lúc nào trong thời gian bầu bí, hãy đến bác sĩ khám để được kiểm tra. Một số mẹ bầu có thể xuất huyết nhẹ ( ra máu âm đạo 3 tháng đầu thai kỳ ) và điều này có thể khiến cho nước tiểu lẫn chút máu vào đầu thai kỳ nhưng tình trạng này không phải là dấu hiệu nguy hiểm.

Màu nước tiểu khi mang thai thay đổi do những nguyên nhân nào?

Nước tiểu màu gì khi mang thai? Điều này có thể phụ thuộc vào một số yếu tố như:

1. Chế độ ăn uống

Màu nước tiểu khi mang thai có thể ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây mọng nước như cam, dưa hấu thì nước tiểu sẽ có màu trong hơn những mẹ bị thiếu nước. Một số loại rau củ quả sậm màu cũng mang lại sự thay đổi về màu sắc của nước tiểu.

2. Các loại thuốc

Một số các loại vitamin và thuốc bổ mà mẹ bầu dùng trong thai kỳ có thể tác động đến màu sắc của nước tiểu, khiến nước tiểu có màu sẫm hơn.

màu nước tiểu khi mang thai
Tình trạng nước tiểu khi mang thai phản ánh sức khỏe mẹ bầu

3. Màu nước tiểu khi mang thai cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bất kì bộ phận nào của hệ thống tiết niệu bao gồm niệu đạo bàng quang, niệu quản hoặc thận.

Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu là nước tiểu có máu hoặc đục hay màu như nước trà đặc, tần suất đi tiểu tăng, tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu nặng mùi đau buốt vùng bụng dưới.

Khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn nên điều trị cẩn thận vì tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ lẫn con, thậm chí dẫn đến nguy cơ sinh non.

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng tốc độ hồi phục bằng cách uống nhiều nước, đi tiểu trước và sau khi quan hệ tình dục, giữ vùng âm đạo sạch sẽ. Nên mặc đồ lót bằng vải cotton, tránh quần bó sát, ngâm mình trong nước quá lâu.

4. Bệnh sỏi thận

Thận được coi như bộ máy lọc máu của cơ thể , theo đó các chất thải sau khi được lọc sẽ được dẫn xuống bàng quang, qua niệu đạo thải ra bên ngoài. Bất cứ vấn đề nào ở thận cũng có thể dẫn đến sự thay đổi màu sắc của nước tiểu.

Tầm quan trọng của kiểm tra nước tiểu khi mang thai

Xét nghiệm nước tiểu không chỉ là phương pháp dự đoán việc mang thai mà còn là yếu tố phản ánh sức khỏe của mẹ bầu. Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu sẽ có những lần xét nghiệm nước tiểu định kỳ để theo dõi và phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang, nhiễm trùng thận, tiền sản giật, đái tháo đường.

màu nước tiểu khi mang thai
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là vấn đề khá quan trọng trong thai kỳ

Vì vậy, kiểm tra tình trạng nước tiểu khi mang thai là việc rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Như vậy, màu nước tiểu khi mang thai sẽ thay đổi như thế nào so với bình thường? Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết trên đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc của mình. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn suôn sẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Urinary Tract Infection In Pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537047/

Truy cập ngày 24/02/2022

Urinary Tract Infection During Pregnancy

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/urinary-tract-infections-during-pregnancy

Truy cập ngày 24/02/2022

Urinary tract infection in pregnancy

https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/u/uti-in-pregnancy/

Truy cập ngày 24/02/2022

How Does Your Urine Change When You’re Pregnant?

https://www.everydayhealth.com/urine/how-does-your-urine-change-when-youre-pregnant/?fbclid=IwAR2C0e9–WWiLd7leMU-AV4s7Re5TRP7BUj43hmpCczHvR9vJYdL-6mckzA

Truy cập ngày 24/02/2022

Why Pregnancy Can Lead to Gallstones and How to Help Prevent Them https://www.everydayhealth.com/gallbladder/gallstones-and-pregnancy.aspx

Truy cập ngày 24/02/2022

Does pregnancy lead to gallstones?

https://www.parent24.com/Pregnant/Pregnancy_health/does-pregnancy-lead-to-gallstones-20170921

Truy cập ngày 24/02/2022

 

x