Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Tường Vi
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 7 ngày trước

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai hiệu quả và an toàn

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai hiệu quả và an toàn
Viêm đường tiết niệu khi mang thai là vấn đề sức khỏe thường gặp ở phụ nữ mang thai, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng cũng không được phép chủ quan.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ liệt kê các mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai mà bạn có thể đọc và áp dụng, nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe này.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu, dẫn đến nhiễm khuẩn tại các cơ quan thuộc hệ tiết niệu. Trong thai kỳ, sức đề kháng của cơ thể yếu đi, khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công cơ thể dẫn đến viêm nhiễm. Đó là lý do chính khiến nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm đường tiết niệu trong suốt thai kỳ.

Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng có khoảng 2 đến 10% phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu (UTI). Điều đáng lo ngại hơn nữa là viêm đường tiết niệu có xu hướng tái phát thường xuyên trong thai kỳ.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau như:

  • Viêm niệu đạo: Ảnh hưởng đến niệu đạo – ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể.
  • Viêm bàng quang: Xảy ra ở bàng quang – nơi lưu trữ nước tiểu trước khi thải ra ngoài.
  • Viêm thận bể thận: Tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến thận của thai phụ.
  • Viêm đường tiết niệu không triệu chứng (ASB): Loại viêm nhiễm này do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể trước khi mang thai. Vì không có triệu chứng rõ ràng nên các bác sĩ thường sàng lọc ASB thông qua xét nghiệm nước tiểu tại lần khám thai đầu tiên.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Các nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu khi mang thai bao gồm:

  • Vi khuẩn E. coli: Gây ra 80–90% các trường hợp viêm đường tiết niệu. Loại vi khuẩn này thường sống trong phân và dễ xâm nhập niệu đạo qua thói quen vệ sinh sai cách hoặc quan hệ không an toàn.
  • Sự gia tăng nồng độ hormone: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến nước tiểu cô đặc hơn chứa nhiều đường và protein, đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
  • Niệu quản của thai phụ giãn nở: Từ tuần thai thứ 6, niệu quản bắt đầu mở rộng, giảm trương lực bàng quang, khiến nước tiểu lưu lại lâu hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Kích thước của thai nhi phát triển: Thai nhi chèn ép lên bàng quang làm tăng nguy cơ rò rỉ nước tiểu, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Vi khuẩn E.coli là lý do chính của hầu hết các ca bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai.

Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu khi mang thai

Dấu hiệu phổ biến:

Dấu hiệu ít phổ biến hơn:

  • Ớn lạnh.
  • Nôn mửa.
  • Sốt (trên 37,7°C).
  • Thay đổi tâm thần hoặc lú lẫn.
  • Đau ở bên hông (vùng sườn).

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, ngoài ra trong một vài trường hợp có biến chứng nặng còn dẫn đến sảy thai, lưu thai, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc bị nhiễm khuẩn sơ sinh. Chình vì vậy mà các bác sĩ thường xuyên kiểm tra nước tiểu của mẹ bầu, để đánh giá sức khỏe đường tiết niệu đồng thời nhận diện sớm các triệu chứng bất thường.

Cách chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Cách viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng kháng sinh

Bác sĩ thường chỉ định nhóm kháng sinh beta-lactam lành tính như Penicillin, Cephalexin hay Ampicillin kết hợp Sulbactam để chống lại các loại vi khuẩn E.coli gây bệnh. Tuy nhiên, vì E. coli có khả năng kháng thuốc cao, bạn cần uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp giảm nguy cơ vi khuẩn kháng lại thuốc.

E.coli là một chủng virus rất phức tạp

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), một số các loại kháng sinh như amoxicillin và ampicillin đang dần vô tác dụng, vì E. coli có khả năng kháng kháng sinh cao đối với các loại kháng sinh này. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn E.coli khác cũng có thể kháng được luôn cả kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ ba.
Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng thuốc kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng để ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng các bài thuốc Đông y

Mặc dù thuốc Đông Y ít khi được bác sĩ khuyến khích sử dụng, tuy nhiên việc sử dụng thuốc Đông Y cũng tương đối an toàn và lành tính đối với sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng các bài thuốc Đông Y:

  • Bài thuốc 1: Kết hợp kim tiền thảo, trúc diệp, tiêu kế, xa tiền tử, củ hoa hiên… Sắc các vị thuốc này với nước, uống đều đặn 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng quả địa phu, ké đầu ngựa, đậu biếc, đỗ trọng, sa nhân, cỏ tranh. Sắc thuốc với nước và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 3: Bài thuốc này bao gồm rau má, cam thảo, xích đồng, hương phụ, hải kim sa, liên kiều, tơ hồng. Sắc thuốc và uống 2 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng để thấy rõ hiệu quả.
  • Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai theo dân gian

    Các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu quen thuộc vẫn có thể được áp dụng hiệu quả đến ngày nay. Thế nhưng, bạn nên lưu ý rằng mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai này chỉ có thể hỗ trợ điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Dưới đây là một số mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai từ những nguyên vật liệu sẵn có:

    • Kết hợp cam và dừa non: Nước cam giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, kết hợp với nước dừa non có tác dụng lợi tiểu sẽ giúp tăng cường sức khỏe đường tiết niệu và đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh.
    • Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Mẹ bầu có thể đun lá bạc hà với nước và uống thay nước lọc hàng ngày.
    • Uống nước râu ngô: Râu ngô có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một trong những mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai được nhiều người áp dụng.
    Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng nước râu ngô (râu bắp)
    Nước râu ngô là một bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả.

    Phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai

    Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ, bạn nên:

    • Mặc đồ lót từ cotton.
    • Uống nhiều nước để giữ nước.
    • Tránh thụt rửa, nước hoa hoặc thuốc xịt.
    • Không mặc đồ lót khi đi ngủ (tùy vào thói quen của từng cá nhân).
    • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.
    • Tránh bất kỳ loại xà phòng hoặc sữa tắm mạnh nào ở vùng sinh dục.

    Lưu ý

    Viêm đường tiết niệu khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp dân gian mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

    Câu hỏi thường gặp

    1. Viêm đường tiết niệu có gây hại cho thai nhi không?

    Viêm đường tiết niệu trong thai kỳ thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu vi khuẩn di chuyển đến thận, nó có thể tiến triển thành nhiễm trùng thận, một tình trạng nghiêm trọng hơn (như viêm bể thận). Nhiễm trùng thận có thể kéo theo tình trạng sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

    2. Viêm đường tiết niệu có thể gây sảy thai không?

    Viêm đường tiết niệu không trực tiếp gây sảy thai. Tuy nhiên, các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ này.

    3. Có thể tự điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai tại nhà không?

    Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị tại nhà nào đảm bảo chữa khỏi viêm đường tiết niệu. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm đường tiết niệu có thể khiến thận bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc phải căn bệnh này.

    Kết luận

    Viêm đường tiết niệu khi mang thai là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hy vọng với các mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai mà MarryBaby đã gợi ý ở trên sẽ hữu ích đối với bạn.

    Bạn có thể quan tâm:

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Urinary Tract Infection in Pregnancy

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537047/

    Ngày truy cập: 16/12/2024

    UTI During Pregnancy

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/uti-during-pregnancy

    Ngày truy cập: 16/12/2024

    Urinary Tract Infection – UTI During Pregnancy

    Urinary Tract Infection – UTI During Pregnancy

    Ngày truy cập: 16/12/2024

    Urinary tract infections in pregnancy: old and new unresolved diagnostic and therapeutic problems

    https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4379362/

    Ngày truy cập: 16/12/2024

    Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ có thai

    https://www.tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/thong-tin-thuoc/nhiem-trung-duong-tiet-nieu-o-phu-nu-co-thai/

    Ngày truy cập: 16/12/2024

    x