Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nhắc đến những cơn đau đẻ, ngay những mẹ đã từng trải qua đều chưa hết “sợ”. Có mẹ đau nhanh rồi hạ sinh bé, nhưng có mẹ cổ tử cung mở “3-5 phân” rồi nhưng 2-3 ngày sau mới sinh. Đó cũng là lý do nhiều mẹ mong may mắn vượt cạn dễ dàng sẽ đến với mình. Những mẹ từng vượt qua nhẹ nhàng hơn thường truyền tai nhau mẹo dân gian giúp sinh nhanh, rút ngắn thời gian đau đẻ.
Vượt cạn nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bà bầu nhưng sử dụng mẹo dân gian giúp sinh nhanh cũng là một cách giúp mẹ vững tâm hơn để một mình đối diện với những cơn đau dồn dập trong thời gian tới.
Từ tháng thứ 5 trở đi, uống nước dừa thường xuyên, ăn men cơm rượu sẽ giúp sinh nhanh. Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng cách mẹo ăn mía hay uống nước mía thường. Theo lời truyền miệng cách này giúp sinh con sạch, bụ bẫm.
Từ tuần thai thứ 34 trở đi, mẹ có thể nấu chè mè đen, mát-xa dầu dừa cũng giúp phát huy công dụng vượt cạn nhanh, đồng thời cũng giúp trẻ sơ sinh khỏe mạnh.
Ăn chè mè đen
Về phương diện khoa học, mè đen có chứa dầu, protein, nhiều vitamin E, a-xít folic. Đồng thời, hạt mè đen có tác dụng chữa nhiều bệnh và tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt.
Mẹ có thể nấu mè đen với bột sắn dây hoặc ăn kèm với chéo quẩy chiên cũng rât ngon. Nếu được, mẹ nên vào mỗi buổi sáng hoặc 3 lần/tuần, nhưng chú ý chỉ nên bắt đầu ăn từ tuần thai thứ 34-35. Mỗi lần ăn 1 chén.
Thoa dầu dừa lên tầng sinh môn
Mát-xa dầu dừa lên tầng sinh môn cũng là cách được nhiều mẹ tin dùng. Dầu dừa lành tính nên sẽ không gây dị ứng da, mỗi lần mát-xa nhẹ nhàng khoảng 5 phút. Cách này giúp làm tăng tính đàn hồi cho da vùng sinh môn, giúp cổ tử cung dễ dàng mở khi sinh nở. Đặc biệt massage tầng sinh môn mỗi ngày sẽ giúp sản phụ khi đẻ không bị rạch.
Nếu được gặp con sớm sau khi sinh, càng tới ngày gần dự sinh hoặc khi có dấu hiệu chuyển dạ, theo kinh nghiệm dân gian mẹ bầu uống nước lá tía tô hoặc nước dừa nóng sẽ giúp sinh nhanh hơn.
Uống nước lá tía tô
Mẹ bầu có thể uống nước lá tía tô nấu với lá khế khoảng 1 tuần trước ngày dự sinh, hoặc uống ngay khi có cơn đau đầu tiên. Mỗi lần uống khoảng nửa lít, uống dần cho đến khi sinh. Theo kinh nghiệm, uống khi thấy những cơn đâu chuyển da sẽ giúp cổ tử cung mềm ra và mở nhanh, chỉ cần “rặn đúng” một vài lần là mẹ gặp bé yêu.
Một số kinh nghiệm về việc uống nước tía tô khác như: Khi thấy xuất hiện những cơn đau chuyển dạ, sản phụ nên nhờ người nhà nấu cho một ly nước với lá tía tô. Lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi nước đun, nước tía tô càng đặc càng tốt. Sau đó uống liên tục khoảng 500ml-1 lít. Có mẹ lại lưu cách nấu nước lá tía tô thật loãng thôi rồi uống ngày 1 ly ngay từ tháng thứ 8 cũng có công dụng giúp mềm cổ tử cung và giúp cổ tử cung mở nhanh hơn khi sinh nở.
Uống nước dừa nóng
Nếu mẹ thấy xuất những cơn đau chuyển dạ nhờ người thân lấy một quả dừa tươi, chặt phía trên đầu, sau đó để nguyên quả dừa như vậy và đặt lên bếp đun cho nóng nước dừa phía trong rồi lấy ống hút uống hết chỗ nước dừa ấy ngay khi còn nóng. Sau đó mẹ bầu nên ăn thêm trứng luộc sẽ giúp cổ tử cung mở nhanh hơn.
Trước khi đi sinh có mẹ còn cầm con cá ngựa( loại dùng để ngâm rượu thuốc) vào lòng bàn tay, “nghe bảo” cách này giúp vượt cạn dễ dàng.
Mẹo dân gian giúp sinh nhanh chủ yếu được các mẹ truyền tai nhau là chính. Một số phương pháp như uống nước lá tía tô còn hạn chế với một số mẹ mắc bệnh lý và các bác sĩ thường không khuyến khích. Mẹ có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia nếu cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh, có thể cần kiêng kỵ các mẹ này.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.