Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/06/2021

Nhau cài răng lược là gì? Bệnh lý sản khoa nguy hiểm với phụ nữ

Nhau cài răng lược là gì? Bệnh lý sản khoa nguy hiểm với phụ nữ
Nhau cài răng lược là một trong những bệnh lý sản khoa nguy hiểm đối với phụ nữ. Mẹ hãy tìm hiểu nhau cài răng lược là gì, tại sao bị nhau cài răng lược để có thể phòng ngừa biến chứng này nhé.

Nhau cài răng lược là gì? Đây là căn bệnh được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu và thậm chí có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ sau sinh. Tuy là bệnh lý nguy hiểm nhưng nhau cài răng lược có thể được điều trị nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhau cài răng lược là gì qua bài viết dưới đây để có sự chuẩn bị với bệnh này nhé.

nhau cài răng lược là gì
Nhau cài răng lược là gì?

1. Nhau cài răng lược là gì?

Nhau cài răng lược là bệnh gì? Đây là tình trạng bánh nhau không tách khỏi thành tử cung và không được đẩy ra ngoài sau khi mẹ sinh em bé. Thông thường, trong vòng 20-30 phút sau khi sinh, nhau thai trong tử cung của mẹ sẽ tự động bong ra để tránh chảy máu và nhiễm trùng.

Tuy nhiên, khi mẹ rơi vào trường hợp nhau cài răng lược, nhau thai sẽ còn bám chặt vào thành tử cung hoặc chỉ bong 1 phần. Lúc này, bánh nhau không những bám vào tử cung mà còn có khả năng xâm lấn sang những khu vực xung quanh.

Hậu quả của hiện tượng nhau cài răng lược là mẹ phải đối mặt với các nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng, rối loạn đông máu và trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

>>> Bạn có thể tham khảo: Canxi hóa bánh rau (vôi hóa nhau thai) có nguy hiểm cho thai nhi?

2. Tại sao bị nhau cài răng lược?

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhau cài răng lược vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, theo bác sĩ, hiện tượng này liên quan đến sự bất thường của thành niêm mạc tử cung. Phần lớn phụ nữ bị nhau cài răng lược đều có vấn để ở niêm mạc tử cung như đã từng phẫu thuật tử cung, từng sinh mổ hoặc thực hiện bóc u. Những mẹ bầu thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ bị nhau cài răng lược cao hơn những mẹ khác.

Mẹ bầu rơi vào độ tuổi trên 35.

Mẹ đã từng sinh nhiều lần (theo thống kê, 1/4 mẹ bầu bị nhau cài răng lược có số lần mang thai trên 6 lần)

Những người từng nạo thai nhiều lần trước đó.

Người từng bị viêm nhiễm niêm mạc tử cung, mổ u xơ tử cung, mổ lấy thai.

Mẹ bị nhau thai tiền đạo (nhau thai tiền đạo là tình trạng nhau phát triển ở phần thấp nhất của tử cung)

nhau cài răng lược là gì
Nhau cài răng lược là gì?

3. Các thể nhau cài răng lược

Các thể nhau cài răng lược được phân chia dựa trên độ bám của bánh nhau (chỉ số nhau cài răng lược) lên thành tử cung. Cụ thể có 3 thể nhau cài răng lược như sau:

Nhau cài răng lược thể Accreta: Đây được coi là thể nhẹ nhất, chiếm 79% các trường hợp bị nhau cài răng lược. Thể Accreta dành cho các trường hợp bánh nhau bám trực tiếp lên thành tử cung.

Nhau cài răng lược thể Increta: Thể chiếm 14% trong tổng số các ca bị nhau cài răng lược. Với thể này, nhau không chỉ bám lên thành tử cung mà còn xâm nhập sâu bên trong cơ tử cung.

Nhau cài răng lược thể Percreta là thể nặng nhất. Lúc này, bánh nhau đã xuyên qua bề mặt tử cung, xâm lấn đến các khu vực lân cận như bàng quang, ruột. Theo thống kê, thể Percreta chiếm 7% các trường hợp nhau cài răng lược.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhau thai sau khi sinh sẽ đi về nơi đâu?

4. Các biến chứng của nhau cài răng lược là gì?

Theo thống kê, nhau cài răng lược là bệnh lý nguy hiểm, tỷ lệ gây tử vong cho mẹ là 7% và nguy hiểm cho tính mạng thai nhi là 9%. Cụ thể:

♦ Các biến chứng của nhau cài răng lược đối với mẹ:

– Sinh non.

– Băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu.

– Nhiễm trùng tử cung do còn sót nhau thai.

– Nhiều trường hợp sản phụ phải cắt bỏ tử cung.

– Nếu nhau thai xâm lấn vào các khu vực lân cận như bàng quang, trực tràng thì trường hợp xấu nhất bạn có thể cắt bỏ các bộ phận này.

♦ Các biến chứng của nhau cài răng lược đối với thai nhi:

– Nhiễm trùng.

– Gặp các vấn đề về hô hấp, các bệnh về phổi.

– Nguy cơ chấn thương trong quá trình phẫu thuật.

nhau cài răng lược là gì
Nhau cài răng lược là gì?

5. Điều trị nhau cài răng lược bằng cách nào?

Phương pháp điều trị nhau cài răng lược sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên mức độ xâm lấn của bánh nhau, sức khỏe của mẹ, giai đoạn của thai kỳ.

♦ Nếu phát hiện nhau cài răng lược trước khi sinh: Mổ bắt thai là phương pháp thường được các bác sĩ sử dụng nếu mẹ được chẩn đoán bị nhau cài răng lược trong những tháng cuối thai kỳ. Bác sĩ sẽ thực hiện mổ lấy em bé và bóc phần nhau thai đã bong. Những phần còn sót lại nếu có sẽ được dùng thuốc để tự tiêu hủy. Những ca đẻ mổ đi kèm điều trị nhau cài răng lược là những ca phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ thực hiện.

♦ Nếu phát hiện nhau cài răng lược trong hoặc sau khi sinh: Trong vòng 30 phút sau khi sinh, nếu nhau thai không tự động bong ra hoặc không thể tác động tách được bánh nhau, mẹ sẽ được chẩn đoán bị nhau cài răng lược. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và mức độ xâm lấn của bánh nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Nguy cơ thường gặp là mẹ sẽ phải cắt tử cung hoặc một phần các bộ phận lân cận trong trường hợp bánh nhau đã xâm nhập quá sâu.

6. Mách mẹ cách giảm nguy cơ mắc nhau cài răng lược

Nhau cài răng lược là bệnh lý tuy không phổ biến nhưng rất nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi. Nếu bệnh được phát hiện và can thiệp sớm, mẹ sẽ hạn chế được rủi ro và nhanh chóng hồi phục hơn. Mẹ có thể phòng ngừa nhau cài răng lược bằng những cách sau:

– Chị em không nên nạo, phá thai hoặc thực hiện phẫu thuật tử cung nhiều lần.

– Mẹ nên có kế hoạch sinh con hợp lý, hạn chế sinh mổ nhiều lần.

– Lịch thăm khám định kỳ trong giai đoạn mang thai rất quan trọng. Mẹ không nên bỏ lỡ những lần khám này để không bỏ sót những dấu hiệu bất thường nhé.

Nhau cài răng lược là gì? Tại sao bị nhau cài răng lược? Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này cũng như những cách phòng tránh hiệu quả.

Thu Sương

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Placenta: How it works, what's normal https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/placenta/art-20044425. Truy cập ngày 11/06/2021 2. Intrauterine Growth Restriction (IUGR) https://kidshealth.org/en/parents/iugr.html Truy cập ngày 11/06/2021 3. Bleeding During Pregnancy https://www.acog.org/womens-health/faqs/bleeding-during-pregnancy Truy cập ngày 11/06/2021 4. Pregnancy Complications https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html Truy cập ngày 11/06/2021 5. Placenta Abnormalities https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459355/ Truy cập ngày 11/06/2021
x