Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/11/2020

Nhau tiền đạo: Những lưu ý không được bỏ qua

Nhau tiền đạo: Những lưu ý không được bỏ qua
Nhau tiền đạo là tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho các mẹ bầu. Bầu cần trang bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước những biến chứng có thể phát sinh do nhau tiền đạo. Đồng thời, một chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt cũng sẽ được áp dụng để mẹ tròn con vuông

Nhau tiền đạo (còn gọi là rau tiền đạo) là hiện tượng bánh nhau bám ở vị trí thấp trong tử cung và đôi khi che lấp cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Đây là nguyên nhân chính gây ra chảy máu từ nhẹ đến nghiêm trọng trong những tháng cuối của thai kỳ, khi chuyển dạ và cả sau khi sinh.

Vấn đề lớn nhất mà mẹ phải đối mặt khi bị nhau tiền đạo là tình trạng chảy máu nghiêm trọng. Mất quá nhiều máu có thể khiến mẹ bầu choáng, ngất, nguy hiểm đến tính mạng và thai nhi cũng rơi vào nguy kịch. Do đó, với bất kỳ biểu hiện chảy máu nào trong thai kỳ, bạn cũng cần phải đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ càng.

Hiện tượng nhau tiền đạo
Những phụ nữ bị nhau tiền đạo cần được nghỉ ngơi và tránh vận động nhiều

Những mẹ bầu nào dễ bị nhau tiền đạo?

Một số phụ nữ có nguy cơ bị nhau tiền đạo cao hơn so với những người khác. Đó là:

  • Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 35.
  • Phụ nữ đã nạo phá thai nhiều lần.
  • Sinh nhiều con với khoảng cách ngắn.
  • Tử cung bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật.
  • Tử cung sau khi phẫu thuật chưa được hồi phục đã mang thai.
  • Người mẹ hút thuốc lá và uống rượu bia.
  • Người mẹ mang thai đôi.
  • Làm cách nào để phát hiện nhau tiền đạo?

    Dấu hiệu đầu tiên cho biết người mẹ có khả năng bị nhau tiền đạo là chảy máu âm đạo mà không gây đau đớn. Máu chảy ra do nhau tiền đạo thường đặc, sáng màu và xuất hiện đột ngột trong những tháng cuối thai kỳ.

    Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để xác định mẹ bầu bị nhau tiền đạo là siêu âm. Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, siêu âm có thể phát hiện người mẹ có bị nhau tiền đạo hay không. Ngoài ra, các chuyên gia có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu.

    Chăm sóc bản thân như thế nào khi bị nhau tiền đạo?

    Để tránh chảy máu nhiều, bạn cần giảm vận động, tốt nhất, nên nằm nghỉ ngơi trên giường. Đồng thời, mẹ bầu cần tuân thủ tất cả những điều sau:

    • Tuyệt đối không đưa vật gì vào âm đạo (như tampon chẳng hạn).
    • Không quan hệ tình dục
    • Không hút thuốc
    • Bổ sung đủ sắt theo liều lượng được bác sỹ kê toa
    • Hạn chế tư thế gập người và không nâng, vác đồ vật.
    • Theo dõi tình trạng bản thân và đến bệnh viện ngay khi có bất kỳ biểu hiện nào sau đây: cơn co thắt, chảy máu hay cảm giác đau.

    Các biện pháp chữa trị nhau tiền đạo

    Nếu thai chưa đủ 37 tuần và mẹ bầu chưa bị chảy máu nhiều, bác sỹ thường đưa ra những biện pháp sau:

    • Nghỉ ngơi trên giường
    • Bổ sung sắt hoặc truyền máu nếu bà bầu bị thiếu máu
    • Thuốc chống co thắt nhằm hạn chế co thắt tử cung gây chảy máu.

    Ngoài ra, mẹ bầu cần được siêu âm mỗi 1 cho đến 4 tuần. Bác sỹ cũng sẽ kết hợp đo sức khỏe thai nhi (Non Stress Test – NST) để chắc chắn thai vẫn phát triển khỏe mạnh.

    Nếu bà bầu bị chảy máu nghiêm trọng, không những bầu cần được truyền máu mà bác sỹ còn có thể sẽ yêu cầu mổ lấy thai ngay để cứu mạng sống cho cả mẹ lẫn thai nhi. Quyết định mổ lấy thai phụ thuộc vào việc bầu có gần đến ngày dự sinh hay chưa và bầu có bị chảy máu nhiều không.

    Từ tuần thứ 37, nếu bầu bị mất nhiều máu và nhau thai không che kín hết cổ tử cung, bác sỹ có thể sẽ đề nghị chuẩn bị cho 1 ca sinh thường. Trong ca sinh, bầu sẽ được theo dõi kỹ càng với sự thăm khám của các bác sỹ và trợ giúp từ các thiết bị máy móc. Tuy nhiên, nhiều khả năng là bầu sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.

    Những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ

    Khi nhau tiền đạo nằm ở vị trí trung tâm và thai nhi đã lớn, thường từ khoảng 37 tuần tuổi trở đi, bác sỹ sẽ cho mổ ngay.

    Nhau tiền đạo khiến mẹ bầu xuất huyết nhiều, ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Lúc này người mẹ thường có các biểu hiện như choáng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, máu tạo cục, băng huyết. Nếu mất nhiều máu thì cần truyền máu bác sỹ sẽ mổ lấy thai.

    Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý rằng vị trí của nhau tiền đạo có thể thay đổi trong thai kỳ, vì vậy cần mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên để đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x