Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Món ngon ngay trước mắt, đúng lúc thèm thì chẳng ngại gì mà không thử ngay đúng không mẹ bầu. Chính suy nghĩ vô tư này đã giúp vi khuẩn nhiễm trùng đường ruột có cơ hội xâm nhập dễ dàng vào cơ thể phụ nữ mang thai.
Rối loạn tiêu hóa hay tiêu chảy là hai dạng bệnh lý các mẹ tỏ tường nhiều hơn là chuyện bị nhiễm trùng hay vi khuẩn đường ruột tấn công. Tuy nhiên, đây lại là trợ thủ đắc lực cho hai vấn đề phổ biến kia. Giải quyết căn nguyên này sẽ “tống khứ” tiêu chảy ra khỏi cơ thể mẹ.
Nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng (khuẩn) đường ruột là do vi sinh vật bao gồm nấm men, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn có hại gây ra.
Những sinh vật này luôn ẩn náu sẵn trong thực phẩm nhiễm độc, vệ sinh an toàn thực phẩm kém. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra nhiễm trùng. Chẩn đoán nhiễm trùng dựa trên các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ thu hẹp khả năng tiên đoán các loại tác nhân gây bệnh mà bà bầu có thể đang mắc để có thể điều trị đầy đủ.
Triệu chứng thường gặp: Chán ăn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, co thắt hoặc hội chứng kích thích ruột…
Đây là một khái niệm rộng hơn, bao trùm các vi sinh vật gây nhiễm khuẩn đường ruột. Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn bao gồm các trực khuẩn Gram âm, chia thành 2 nhóm:
Các vi khuẩn này chủ yếu gây bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy viêm ruột ỉa chảy, viêm đại tràng. Mỗi loài vi khuẩn có thể gây bệnh ở các vị trí khác nhau trên đường tiêu hoá và cơ chế gây bệnh cũng khác nhau. Ngoài ra, các vi khuẩn này cũng có thể bệnh ở ngoài đường tiêu hoá như viêm đường tiết niệu, viêm màng não, viêm phổi, phế quản…
Tổ chức Y tế Tế giới ước tính khoảng 2 triệu trẻ em trên toàn thế giới chết mỗi năm do các chứng bệnh tiêu chảy.
Trẻ em, người cai tuổi, phụ nữ có thai là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột cao. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Mẹ bầu có thể quản lý được bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm sức đề kháng của bà bầu rất yếu, do ốm nghén, do những thay đổi ban đầu lúc mang thai nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Không chỉ là chuyện ăn, uống cũng cần cẩn thận. Khi uống phải nguồn nước nhiễm chì hoặc ô nhiễm cộng thêm sức đề kháng giảm sút trầm trọng, vi khuẩn đường ruột sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể, gây nên tình trạng “tào tháo đuổi”.
Một số trường hợp đặc biệt dù đã “soi ra vi khuẩn” trong chuyện ăn uống nhưng bản thân thực phẩm lại có vấn đề. Cụ thể mẹ bầu bị dị ứng hoặc thể trạng mẹ không phù hợp với dinh dưỡng từ nguồn thức ăn cũng sẽ bị xảy ra tình trạng đau bụng tiêu chảy.
Lại có đôi khi, ăn uống vệ sinh nhưng do bữa ăn có nhiều đồ lạ, chất đạm, chất mỡ nên cơ thể cũng không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa.
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục, mẹ bầu rất nhanh chóng bị mất nước, mệt mỏi, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày. Không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga, vì sẽ làm cơ thể mất nước. Khi bị tiêu chảy nên tránh cơ thể mất nước, nên tăng cường uống nhiều nước trái cây, nước oresol hoặc muối đường.
Mẹ bầu cần lưu ý thức ăn hàng ngày, nên ăn những thức ăn dễ hấp thu như chuối, cà rốt, táo, khoai tây… Nên cẩn trọng với những sản phẩm từ sữa, nhưng nên dùng sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tránh ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chiên xào.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tốt nhất trong thời gian mang thai, mẹ nên tạm “né” những hàng quán không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Chỉ nên ăn chín, uống sôi, không ăn đồ tái, sống. Ngoài ra, bà bầu cũng nên tăng cường thực phẩm sắt vừa ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, vừa có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy và nhieex trùng đường ruột.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.