Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ngay từ khi mới xuất hiện, phương pháp sinh mổ đã mang đến luồn gió mới cho mẹ bầu và các y bác sĩ, giảm thiểu rủi ro trong trường hợp thai quá lớn, ngôi thai ngược. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu hơn về phương pháp này; cũng như có thông tin về những điều cần biết khi sinh mổ như rủi ro đối với sức khỏe, cách chuẩn bị trước sinh mổ và chăm sóc vết mổ sau sinh.
Sinh mổ hiểu nôm na là một hình thức phẫu thuật để sinh em bé do bác sĩ thực hiện bằng cách rạch phần bụng và tử cung.
Mẹ có thể lên kế hoạch để sinh mổ từ sớm (hay còn được gọi là sinh mổ chủ động); một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ bao gồm: có biến chứng thai kỳ không cho phép sinh thường; đã từng sinh mổ trước đó và lý do sinh mổ cho lần đó vẫn còn; hoặc mẹ không muốn đẻ em bé qua đường âm đạo.
Những điều cần biết khi sinh mổ: Nên mổ đẻ vào tuần thứ bao nhiêu?
Sinh mổ có thể được lên kế hoạch từ trước; hoặc được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp nếu bác sĩ cho rằng sinh qua đường âm đạo là quá rủi ro. Sinh mổ chủ động thường được thực hiện khi thai 39 tuần tuổi. Thời điểm chấm dứt thai kỳ còn tuỳ thuộc vào lí do mà chỉ định mổ được đưa ra; cũng như các lí do văn hoá, xã hội và thoả luận giữa bác sĩ và thân nhân.
Nếu mẹ đang mang thai và ngày chuyển dạ đang đến rất gần; việc tìm hiểu những điều cần biết khi sinh mổ là cần thiết và giúp mẹ có những quyết định đúng đắn nhất đối với bản thân. Đồng thời, mẹ cũng biết cần phải chuẩn bị những gì kể cả thể chất, lẫn tinh thần.
>>> Mẹ có thể quan tâm Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?
Một trong những điều cần biết khi sinh mổ đó là phương pháp này có thể an toàn trong một vài trường hợp. Bác sĩ có thể khuyến nghị mẹ đẻ mổ trong một số trường hợp như sau:
Một số thai phụ muốn sinh mổ khi mang thai lần đầu vì muốn tránh những cơn đau chuyển dạ; hoặc các biến chứng có thể xảy ra khi sinh thường qua đường âm đạo. Tuy nhiên, những điều cần biết khi sinh mổ đó là: nếu mẹ đang mong muốn có nhiều em bé; các bác sĩ không khuyến khích phương pháp này, đặc biệt trong lần đầu mang thai.
Vì phụ nữ sinh mổ nhiều lần có nguy cơ mắc các vấn đề về nhau thai, bị chảy máu nhiều và có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Đó là chưa kể cuộc mổ không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối, các tai biến gần sau mổ như nhiễm trùng, mất máu, hồi phục chậm, ảnh hưởng lâu đài đến sức khoẻ
>>> Mẹ có thể xem thêm Các trường hợp bắt buộc phải sinh mổ
Khi tìm hiểu những điều cần biết về sinh mổ; mẹ không thể bỏ qua thông tin về rủi ro của phương pháp này. Thực ra, không có phương pháp sinh đẻ nào là an toàn tuyệt đối. Cho dù đó là sinh con thuận tự nhiên hay sinh mổ. Chỉ có điều, với những tiến bộ của y học hiện đại, rủi ro ít hơn, khả năng xử lý nếu có vấn đề phát sinh nhanh và hiệu quả hơn.
Trong quá trình tìm hiểu những điều cần biết khi sinh mổ, mẹ cũng lưu ý về những rủi ro đối với sức khỏe của mẹ và bé nhé.
Những rủi ro đối với em bé:
Những rủi ro đối với mẹ:
Chọn sinh mổ, mẹ có thể chọn ekip mổ, kinh phí có thể cao hơn nhưng cũng đôi phần yên tâm. Chọn sinh mổ mẹ cũng được bệnh viện chăm sóc vết mổ ổn định mới được phép xuất viện. Những điều cần biết khi sinh mổ về cơ bản đó là nên có bác sĩ chỉ định; vì đó là cách tốt nhất để em bé chào đời, và cũng là biện pháp an toàn nhất.
Rất nhiều thai phụ đặt câu hỏi sinh mổ kiêng ăn gì? Theo khuyến nghị của bác sĩ, mẹ cần nhịn ăn uống trong vòng vài giờ trước khi đẻ mổ. Điều này sẽ giúp giảm khả năng bị nôn mửa hoặc các biến chứng về phổi; hoặc trong trường hợp phải thay đổi phương pháp gây tê, gây mê; hoặc thay đổi phương thức phẫu thuật.
Tuy nhiên, những điều cần biết khi sinh mổ đó là mẹ có thể uống nước nguyên chất như nước trái cây; hoặc các đồ uống thể thao nếu bác sĩ cho phép. Sinh mổ kiêng ăn gì còn tùy thuộc vào tình trạng thể chất và sức khỏe của mỗi thai phụ; do đó, mẹ cứ thảo luận với bác sĩ để biết chế độ dinh dưỡng, những gì nên ăn và cần tránh trước và sau sinh mổ nhé.
Một trong những điều cần biết trước khi sinh mổ đó là không cạo lông ở bụng hoặc vùng mu. Lý do là vì mẹ có thể làm cho những vùng da này bị xước, hoặc bị nứt gây nhiễm trùng sau khi sinh. Việc làm sạch lông vùng kín sẽ được các y bác sĩ thực hiện khi mẹ đến bệnh viện để sinh mổ nếu thấy điều này là cần cho cuộc mổ diễn ra thuận lợi.
Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ tắm xà phòng sát trùng trước khi sinh mổ là một trong những điều cần biết khi sinh mổ. Mục tiêu là để xử lý vi khuẩn trên da và giảm nguy cơ nhiễm trùng sau khi sinh mổ; hoặc để mẹ cảm thấy thoải mái và thư giãn cho cuộc sinh mổ.
>>> Mẹ tham khảo thêm thông tin 3 bước chuẩn bị trước khi sinh mổ mẹ bầu cần biết
Mẹ cần lưu ý những điều cần biết sau khi sinh mổ như các vấn đề thường gặp, cách chăm sóc vết mổ sau sinh; và một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng để hồi phục, đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé.
Đối với một số mẹ bầu, vết mổ có thể tồn tại rất lâu, thậm chí sau nhiều năm. Tuy nhiên, với một số người khác; vết chỉ là một đường nâu mờ; và nếu không để ý kỹ sẽ chẳng nhận ra được.
Vết mổ có thể lành sau 7 ngày. Do sẹo mổ cắt ngang qua dây thần kinh cảm giác, nên tùy từng cơ địa mổi người, cảm giác đau ở vết mổ có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí có người vẫn cảm thấy đau hoặc châm chích sau 6 tháng.
Những điều cần biết khi sinh mổ: cách chăm sóc vết mổ sau sinh:
Một trong những điều cần biết khi sinh mổ đó là: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh đóng vai trò quan trọng để đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương sau khi mổ lấy thai. Đồng thời, những dưỡng chất từ thực phẩm cũng cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ.
Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm sau trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ nhé:
Nhiều mẹ thắc mắc là sinh mổ ăn khoai lang được không? Không chỉ nên ăn và mẹ sau sinh mổ có thể ăn đều đặn mỗi ngày 1-2 củ để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
Nhìn chung, mẹ cần thảo luận với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và những điều cần biết sau khi sinh mổ. Mỗi mẹ sẽ có thể trạng riêng biệt; do đó, thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cũng cần được xây dựng phù hợp với từng người.
>>> Mẹ có thể quan tâm Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn cá?
Trong quá trình tìm hiểu những điều cần biết khi sinh mổ; chắc chắn mẹ bầu sẽ có rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Sau đây là một số thắc mắc thường gặp.
Theo Hiệp hội Sản phụ Hoa Kỳ, mẹ không nên quan hệ tình dục trong vài tuần sau khi sinh mổ. Trên thực tế, hầu hết bác sĩ phụ sản sẽ khuyến nghị hai vợ chồng đợi 6 tuần; hoặc khi không còn ra sản dịch nữa và cả 2 sẵn sàng cho điều đó về mặt sức khoẻ thể chất cũng như tâm lí.
Trong một số trường hợp, mẹ có thể phải đợi lâu hơn quan hệ tình dục sau sinh mổ. Những lý do có thể là:
Trước khi quan hệ tình dục, mẹ cần trao đổi với bác sĩ sản phụ để hiểu những điều cần biết khi sinh mổ và các chỉ dẫn an toàn. Ngoài ra, mẹ hãy chuẩn bị tinh thần vì lần đầu tiên quan hệ sau khi sinh mổ có thể không thoải mái. Hai vợ chồng cân nhắc sử dụng chất bôi trơn để gia tăng khoái cảm, và cải thiện trải nghiệm ân ái của mình. Không những vậy, mẹ chú ý đến vết mổ để xem có bị chảy máu hoặc đau hay không nhé.
Một trong những điều cần biết khi sinh mổ đó là mẹ sẽ bị ra dịch âm đạo (gọi là sản dịch) trong từ 2 đến 6 tuần sau khi sinh. Tình trạng này đôi khi kéo dài hơn thời gian này; nhưng nó nên chấm dứt sau 12 tuần.
Chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống
Rất nhiều mẹ hỏi về giảm cân khi xem thông tin những điều cần biết khi sinh mổ.
Trong quá trình mang thai, mẹ có thể đã điều chỉnh thói quen ăn uống của mình để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Sau khi mang thai, dinh dưỡng hợp lý vẫn rất quan trọng; đặc biệt nếu mẹ cho con bú.
Một số thực phẩm hỗ trợ giảm cân sau sinh mổ bao gồm:
Vận động nhẹ nhàng sau sinh mổ
Theo Mayo Clinic, mẹ có thể bắt đầu các bài tập nhẹ khoảng 4 đến 6 tuần sau khi sinh. Nếu mẹ cho con bú, hãy cân nhắc cho bé bú trước khi tập thể dục để tránh cảm giác khó chịu.
Với những mẹ mang thai bằng cách thụ tinh ống nghiệm, mẹ vẫn có thể lựa chọn sinh thường hoặc sinh mổ đều được. Những trường hợp chỉ định mổ lấy thai (như đã nêu ở trên) không phụ thuộc vào cách thức mẹ có thai.
Do đó, những điều cần biết khi sinh mổ đó là nếu mẹ không thuộc trường hợp buộc sinh mổ hoặc bác sĩ chỉ định; mẹ mang thai bằng cách thụ tinh ống nghiệm có thể lựa chọn phương pháp sinh phù hợp với mình mẹ nhé.
Khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ nên là 2 năm nhưng nếu “lỡ” có bầu sau 1 năm, mẹ bầu phải thường xuyên đi khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, sản phụ phải theo dõi thai chặt chẽ, nhất là những tháng cuối.
>>> Mẹ có thể muốn biết Sinh mổ được mấy lần? Những điều mẹ cần biết về sinh mổ nhiều lần
Vậy mẹ đã có thông tin tổng quan về những điều cần biết khi sinh mổ rồi. Mẹ có thể chọn mổ đẻ chủ động hoặc sinh thường. Trường hợp bác sĩ chỉ định sinh mổ thì nhất thiết nên tuân theo để tránh rủi ro cho cả mẹ và bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
C-section
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/about/pac-20393655
Ngày truy cập: 16.03.2022
Overview
https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/
Ngày truy cập: 16.03.2022
Going home after a C-section
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000624.htm
Ngày truy cập: 16.03.2022
Recovery – Caesarean section
https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/recovery/
Ngày truy cập: 16.03.2022
Bleeding after a c-section: what to expect
Ngày truy cập: 16.03.2022
Weight loss after pregnancy: Reclaiming your body