Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bất kỳ hành động bất cẩn nào của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ 3 đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tư thế ngủ, đi lại, làm việc nhà hay thậm chí là màu sắc đồ lót cũng cần phải hết sức cẩn thận.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ đặc biệt rất quan trọng.
Không chỉ là giai đoạn thai nhi tăng trưởng với tốc độ vượt bậc. Đây còn là giai đoạn mà bà bầu ngày càng cảm thấy người mình trở nên “nặng nề” hơn, việc di chuyển đi lại, đứng lên, ngồi xuống khó khăn hơn.
Khi thai nhi được 27 đến 35 tuần tuổi, bạn sẽ phải gặp bác sĩ hai tuần một lần. Trong thời gian một tháng trước khi sinh sẽ là mỗi tuần một lần.
Việc thăm khám 3 tháng cuối thai kỳ cũng là cơ hội để mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường của tiền sản giật, viêm nhiễm đường tiết niệu hay dấu hiệu sinh non và đưa ra những ứng phó kịp thời.
Mẹ nhớ đừng bỏ lỡ một buổi khám thai nào trong giai đoạn này để có kế hoạch chăm sóc thai nhi một cách tốt hơn nhé!
Bên cạnh khám thai đều đặn, mẹ bầu cần lưu ý những điều cần kiêng cữ trong giai đoạn này!
Làm việc nhà
Vận động nhẹ rất tốt cho chị em tuy nhiên trong giai đoạn cuối thai kỳ thì không nên. Các ông bố đừng để mẹ bầu làm việc nhà nhé.
Làm việc nhà khiến mẹ phải tiếp xúc nhiều với các hóa chất như nước tẩy rửa, nước rửa chén, nước giặt, nước lau sàn… cũng như hít nhiều bụi bặm, sẽ không tốt cho thai nhi.
Không những thế, mẹ có thể trượt chân té ngã làm ảnh hưởng nặng nề đến cả mẹ và con. Đặc biệt, vào 3 tháng cuối khi đã gần đến ngày con chào đời, mẹ bầu nên kiêng cữ tuyệt đối chuyện dọn nhà, lau chùi nhà cửa để giữ an toàn cho con.
Nằm ngửa trong khi ngủ
Vào tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi trong bụng mẹ đã lớn. Nếu mẹ nằm ngủ trong tư thế ngửa, có thể làm chèn ép, cản trở lưu thông máu, khiến máu không đến được bào thai, gây nguy hiểm cho con.
Bác sĩ khuyến cáo, tư thế nằm phù hợp nhất cho mẹ bầu vào 3 tháng cuối là nằm nghiêng sang bên trái.
Xoa bụng bầu
Nhiều mẹ bầu rất thích xoa bụng âu yếm con. Điều này rất tốt cho em bé, giúp bé giao tiếp với mẹ từ trong bụng và cũng khiến mẹ thư giãn, bớt stress mệt mỏi.
Tuy nhiên, nếu mẹ xoa bụng bầu quá nhiều có thể kích thích tử cung co thắt gây sinh non. Vì thế đây là hành động mẹ bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
“Yêu đương” tần suất dày
Đồng ý rằng việc quan hệ tình dục trong thai kỳ rất tốt cho thai nhi. Bác sĩ không hề cấm mẹ bầu “yêu” trừ một số trường hợp đặc biệt.
Tuy nhiên, vào 3 tháng cuối, mẹ bầu cần kiêng cữ bớt chuyện “yêu”. Không nên yêu quá nhiều và có những tư thế khó, những động tác mạnh mẹ bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ vì rất dễ làm động thai, thậm chí sẩy thai, sinh non.
Kích thích đầu ti
Một số mẹ bầu thấy có tiết sữa non liền nảy ra ý định vắt sữa non để dành cho con bú. Đây là việc làm hết sức nguy hiểm vì khi kích thích đầu ti có thể khiến tử cung co thắt dẫn đến sinh non.
Đi chơi xa
Sợ rằng sau sinh con sẽ không được đi du lịch, nhiều mẹ bầu tranh thủ đi chơi khi gần đến ngày sinh. Mẹ có biết, vào tháng cuối thai kỳ, khi bụng mẹ to lên nhanh chóng, các cơ vùng kín cũng giãn theo.
Không những thế, vì canxi phải đi nuôi thai nhi nên mẹ dễ bị thiếu hụt chất này dẫn đến mệt mỏi, tê tay chân, đau nhức người… Đi chơi xa khiến mẹ hoạt động nhiều còn có thể gây sẩy thai sinh non.
Ngồi im một chỗ
Tuy mẹ bầu sắp sinh không nên vận động mạnh hoặc vận động quá nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ nên ngồi im một chỗ.
Mẹ cũng không nên vì lo sợ cho con mà nằm trên giường quá nhiều. Điều này không chỉ khiến máu huyết lưu thông kém, ảnh hưởng thai nhi.
Thói quen này làm con chậm lớn kém khôn mà còn làm mẹ mệt mỏi bực bội, dễ cáu gắt, dễ bị stress trong thai kỳ. Mẹ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông, cũng như có chế độ nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.
Lái xe máy
Tự mình điều khiển xe máy khi thai đã lớn cũng là chuyện nên kiêng. Vì bụng to khiến mẹ giữ thăng bằng khó, nếu có bất trắc thì không thể xoay chuyển tình thế linh hoạt được.
Hoặc đôi lúc mệt mỏi, chóng mặt giữa đường rất nguy hiểm. Tốt nhất mẹ nên nhờ bố hoặc người thân đưa đi cho an toàn.
Mặc đồ lót tối màu
Tại sao ư?
Vào 3 tháng cuối, mẹ có thể tiết dịch âm đạo, chuyển dạ hay vỡ ối bất ngờ, do đó mẹ cần để ý cẩn thận để đến bệnh viện kịp lúc. Nếu mặc đồ lót tối màu, mẹ sẽ rất khó theo dõi dịch tiết âm đạo cũng như các bất thường.
Ăn mặn
Nhiều mẹ có bầu tự dưng rất thích ăn mặn. Tuy nhiên, trong thai kỳ cuối, mẹ cố nhịn miệng, thực hành ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu lẫn con.
Việc ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tình trạng tích nước, phù nề tay chân trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất.
Trên đây là những lưu ý mẹ bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Chị em hãy nhớ kỹ để giữ an toàn cho mình và bé nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.