Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/11/2020

Ngứa vùng kín 3 tháng đầu, cảnh báo nguy cơ sảy thai

Ngứa vùng kín 3 tháng đầu, cảnh báo nguy cơ sảy thai
Quá trình mang thai, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt, các hoóc-môn tăng đột biến khiến cho vùng kín trở nên nhạy cảm hơn. Thông thường tình trạng ngứa vùng kín ra khi mẹ bầu bước vào tuần thai thứ 20. Tuy nhiên, một số mẹ lại xuất hiện triệu chứng này trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ngứa vùng kín rất dễ khiến bà bầu mang thai 3 tháng đầu gặp nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ về chứng ngứa vùng kín 3 tháng đầu qua bài viết sau đây.Ngứa vùng kín

Khi mang thai 3 tháng đầu một số mẹ bầu có hiện tượng ngứa vùng kín, đôi khi còn kèm theo nóng rát vùng âm đạo, dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai.

Nguyên nhân ngứa vùng kín phổ biến

Thông thường trong giai đoạn đầu mang thai, nội tiết tố nữ của bà bầu thay đổi đáng kể để chuẩn bị ổ cho thai nhi. Độ pH âm hộ “xáo trộn” là lý cho chính khiến hầu hết mẹ bầu bị ngứa vùng kín. Ngoài ra mẹ có thể bị ngứa do bệnh lý.

1. Ngứa do thay đổi độ pH

Khi mang thai độ pH vùng âm hộ bị thay đổi do rối loạn nội tiết tố. Cùng với đó là việc lựa chọn đồ lót quá chật khiến vùng kín khó chịu, luôn trong tình trạng bức bí sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm. Mẹ sẽ thấy xuất hiện rôm sảy đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn.

2. Bị ngứa vùng kín do bệnh lý

Bệnh trĩ

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu không thoải mái, kiêng khem nhiều loại thực phẩm, ăn ít thức ăn chứa chất xơ, hoa quả cộng thêm tình trạng ốm nghén nên dễ bị táo bón. Táo bón lâu ngày không điều trị dẫn đến bệnh trĩ, gây ngứa vùng hậu môn.

♦ Viêm âm đạo do vi khuẩn

Loại viêm nhiễm này chủ yếu do các vi khuẩn ký sinh có sẵn trong môi trường âm đạo cùng với sự tăng trưởng quá mức của hormone khi mang thai làm mất cân bằng nồng độ PH và dẫn đến việc các vi khuẩn có hại có điều kiện phát triển. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến bé yêu trong bụng.

♦ Viêm âm đạo do trùng roi trichomonas

Đây là dạng viêm nhiễm này lây truyền qua đường tình dục. Triệu chứng phổ biến như khí hư ra nhiều có màu xanh hoặc vàng nhạt, sủi bọt và có mùi hôi, cảm giác ngứa, rát khi quan hệ.

♦ Viêm âm đạo do nấm Candida: Với phụ nữ mang thai, estrogen và progesterone thường gia tăng nhanh và nhiều dẫn đến sự mất cân bằng môi trường âm đạo tạo điều kiện cho nấm candida phát triển và gây bệnh.ngứa âm đạo

Nguy cơ sảy thai khi viêm âm đạo 3 tháng đầu

Viêm âm đạo là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa vùng kín dai dẳng. Khác với cơn ngứa do những xáo trộn, thay đổi độ pH không gây nguy hiểm, viêm âm đạo trong 3 tháng đầu là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, vi trùng, vi rút vào vùng kín có thể gây nhiều tác động đến thai nhi. Trong ba tháng đầu, thai nhi chưa phát triển toàn diện, chưa bám chắc vào tử cung nên khi bị viêm âm đạo có thể gây tình trạng chửa ngoài tử cung, sảy thai.

Khi mẹ bầu thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể mẹ đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Cách tốt nhất là mẹ nên đến bác sĩ để được khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu bà bầu nên làm gì?

Ngay khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh lý gây khó chịu vùng kín, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và nên kết hợp khám thai định kỳ với khám phụ khoa. Cùng với đó, mẹ cũng cần lưu ý một số “ghi nhớ” sau:

  • Không nên gãi nhiều khi ngứa vì điều này không có tác dụng làm đỡ ngứa mà còn khiến mẹ bầu ngứa ngáy và tổn thương vùng kín hơn.
  • Không sử dụng các biện pháp dân gian như hơ, tắm lá sẽ dễ gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.
  • Tránh dùng các loại xà phòng có nhiều bọt và có mùi thơm nồng.
  • Thay quần áo nhiều lần hơn trong ngày, mỗi lần thay nên rửa sạch và lau khô vùng kín bằng khăn bông.
  • Không nên tắm nước nóng vì sẽ càng dễ làm ngứa thêm vì da nhanh khô.
  • Nên ăn nhiều rau tươi và trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể, hạn chế ăn thức ăn cay nóng như ớt, tỏi, hẹ và thức ăn nhiều đường.
  • Uống nhiều nước.
  • Khi bị ngứa vùng kín trong tam cá nguyệt đầu tiên mẹ bầu đi khám và xin ý kiến bác sĩ, tránh để tình trạng bệnh nặng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Ngứa vùng kín

    Những thắc mắc thường gặp về vấn đề ngứa vùng kín ở nhà

    1. Vấn đề 1

    ♦ Câu hỏi

    Tôi đang mang thai ở tuần thứ 8 của thai kỳ, dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường. Dấu hiệu như thế có gì bất thường không ạ? Những dấu hiệu khác thường nào ở vùng kín cần lưu ý khi mang thai?

    ♦ Trả lời:

    Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của sự thay đổi môi trường âm đạo chính là dịch âm đạo. Hầu hết các trường hợp đều không đáng lo ngại, trừ khi mẹ bầu đang trải qua những dấu hiệu như sau:

    • Dịch âm đạo có màu sắc khác thường: màu xanh, vàng, trắng đục…
    • Dịch âm đạo lợn cợn
    • Dịch âm đạo có mùi hôi, tanh và chua
    • Ngứa âm đạo và khu vực lân cận
    • Xảy ra tình trạng sưng ở âm đạo và vùng lân cận
    • Tiểu buốt, tiểu rát

    Đây là những dấu hiệu viêm nhiễm cần được chú ý, khi phát hiện có những biểu hiện bất thường mẹ bầu cần đi khám chuyên khoa ngay. Đặc biệt, dù đã hay chưa bị viêm nhiễm luôn phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng mỗi ngày bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt.

    2. Vấn đề 2

    ♦ Câu hỏi

    Em đang mang bầu ở tháng thứ 4, gần 1 tháng nay vùng kín ra nhiều khí hư, có mùi hôi khó chịu. Xin hỏi như vậy có phải em đang bị viêm vùng kín không? Và có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của em bé hay không?

    ♦ Trả lời

    Vùng kín có mùi khó chịu khi mang thai là hiện tượng bình thường, không nên quá lo, trừ khi có kèm theo hiện tượng ngứa rát hoặc đau bụng thì cần phải đi khám và điều trị ngay. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên chủ quan, bởi khi âm đạo ra nhiều dịch nhưng việc vệ sinh không tốt, không đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm vùng kín.

    Nếu bạn đang mang thai và gặp phải tình trạng vùng kín có mùi khó chịu nhưng không bị ngứa rát, tức là chưa bị viêm nhiễm. Bạn cần giữ vệ sinh vùng kín luôn sạch, khô thoáng, giảm mùi hôi khó chịu và ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa, nhưng vẫn an toàn cho cả mẹ và con:

    • Thường xuyên lau khô vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh (lau từ trước ra sau) bằng khăn mềm hoặc giấy lau chuyên dụng
    • Đồ lót và quần áo nên làm từ chất liệu thoáng như cotton và không nên mặc bó sát
    • Tránh dùng giấy vệ sinh thơm, dung dịch vệ sinh thông thường và các chất tẩy rửa để vệ sinh vùng kín khi mang thai
    • Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín dành riêng cho phụ nữ mang thai và sau sinh, dùng mỗi ngày 1 lần để làm sạch, giảm mùi hôi, cân bằng độ pH vùng kín và ngăn ngừa viêm nhiễm. Cần đặc biệt lưu ý tiêu chuẩn khi lựa chọn sản phẩm này để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.Viêm nhiễm khi mang thai

    3. Vấn đề 3

    ♦ Câu hỏi

    Vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu trong khi mang thai có phải là biểu hiện của nhiễm nấm không? Và có nguy hiểm không?

    ♦ Trả lời

    Sự tiết dịch âm đạo nhiều trong thai kỳ tạo môi trường ẩm có tính chất axit, phù hợp cho nấm phát triển nhanh chóng. Khi bị nhiễm nấm, thai phụ cũng có những triệu chứng như: Huyết trắng sánh đặc, đóng thành mảng, gây ngứa rát âm đạo, cửa mình, tầng sinh môn, thậm chí cả hậu môn.

    Bên cạnh nguyên nhân do viêm nhiễm, ngứa vùng kín khi mang thai còn có thể do chị em mắc các bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục. Các bệnh lý này cũng là nguyên nhân khiến cảm giác ngứa ngáy vùng kín gia tăng, khí hư có mùi hôi và ra nhiều hơn.

    Bị ngứa rát vùng kín khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng tới em bé trong bụng như đe dọa sảy thai, sinh non, thậm chí bé sinh ra có thể tử vong nếu không tình trạng viêm nhiễm ở mẹ không được điều trị đúng cách.

    Để ngăn chặn, phòng ngừa và điều trị ngứa vùng kín trong thai kỳ mẹ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên biệt cho bà bầu có thành phần thiên nhiên, độ pH phù hợp, ít bọt, không mùi. Đặc biệt, cần có sự kiểm chứng lâm sàng, không chứa thành phần xà phòng và chất hóa học. Những loại chất này có thể gây hỏng lớp da bảo vệ tự nhiên vùng kín của chị em, mất kiểm soát sự cân bằng pH âm đạo.

    4. Vấn đề 4

    ♦ Câu hỏi

    Vùng kín ra khí hư màu trắng đục có nguy hiểm không? Và mẹ Bầu cần phải làm gì?

    ♦ Trả lời

    Vùng kín ra nhiều khí hư màu trắng đục khi mang thai nếu không ngứa, không có mùi được xem là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sẽ là bất thường nếu khí hư màu trắng đục và đặc sệt như sữa chua hoặc bã đậu, kèm theo hiện tượng ngứa âm đạo, mùi hôi, tiểu buốt, tiểu rắt cần đi thăm khám ngay.

    Thời gian mang thai vùng kín rất dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt xuất hiện khí hư màu trắng đục cảnh báo viêm nhiễm đến sớm. Do đó, mẹ bầu chú ý vấn đề sau:

    • Luôn đảm bảo vùng kín được khô thoáng bằng cách thay quần lót 2 lần/ngày, chất liệu quần lót phải thấm hút mồ hôi, rộng rãi thoải mái, không bó sát
    • Tránh căng thẳng, stress vì khi chị em lo âu, suy nghĩ nhiều nội tiết càng mất cân bằng, gia tăng nguy cơ viêm nhiễm
    • Bổ sung nhóm thực phẩm rau củ quả tươi giàu vitamin A, vitamin C như cà rốt, cà chua, ổi để giúp cân bằng pH âm đạo
    • Thường xuyên tập thể dục thể thao: Ở những tháng đầu đi bộ nhẹ nhàng, 3 tháng tiếp theo chị em có thể chạy bộ nhẹ nhàng, 3 tháng cuối thai kỳ bà bầu tham khảo 1 số bài tập Yoga. Duy trì việc rèn luyện thể chất sẽ giúp tinh thần thoải mái; dễ đi vào giấc ngủ, tăng cường sức đề kháng; tránh được sự tấn công của virus, vi khuẩn nấm, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
    • Nếu khí hư màu trắng đục và tiết ra nhiều khi mang thai thì việc sử dụng bất kì một phương pháp dân gian, hay một loại dung dịch vệ sinh vùng kín nào đều phải cẩn thận. Bạn nên biết rằng “cô bé” thời gian này rất nhạy cảm, pH âm đạo lại không ổn định, nếu vệ sinh sai cách sẽ tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.

    Trong thời kì mang thai, vùng kín chị em trở nên nhạy cảm hơn, nguy cơ cao mắc các bệnh viêm nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thời điểm này, nếu “cô bé” lại không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, mọi chuyện sẽ càng rắc rối hơn. Do đó, mẹ bầu cần lựa chọn cho mình được một sản phẩm vệ sinh an toàn, phù hợp để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng mỗi ngày.

    Marry Baby

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x