Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 08/08/2022

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối mẹ bầu nhất định phải lưu tâm

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối mẹ bầu nhất định phải lưu tâm
Một thai kỳ sẽ không thể cứu vãn được nếu như thai đã lưu trong tử cung. Tuy nhiên, việc thai lưu lâu ngày có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng trên sức khoẻ người mẹ (từ thai lưu hoặc từ bệnh lí gây lưu thai). Ở một số thời điểm trong 3 tháng cuối, việc phát hiện sớm các chỉ điểm bất thường của thai, mẹ có thể giúp thay đổi tình hình đi đến xấu nhất trong đó có thai lưu. Để ngắn gọn, bài viết xin dùng cụm từ “dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng cuối” để chỉ các bất thường sức khỏe phía mẹ hoặc thai mà có nguy cơ gây lưu thai hoặc khả năng cao là thai đã lưu.

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối bao gồm thai nhi cử động yếu dần, mẹ thấy đau đầu dữ dội, mờ mắt, xuất huyết âm đạo… Mẹ biết trước những dấu hiệu này là không thừa bởi nếu thấy có bất thường nào dù là nhỏ nhất thì cũng hiểu được bản thân cần làm gì.

Mẹ biết không? Nhiều mẹ hạnh phúc cứu được bé yêu trong bụng không chỉ là bởi may mắn mà còn là vì có những sự chuẩn bị tốt về dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối.

Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối

Thai lưu là tình trạng thai nhi không phát triển và chết lưu trong bụng mẹ. Bắt đầu bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ, mẹ bầu càng phải cẩn thận hơn nữa. Trường hợp mẹ nào có các bệnh mãn tính hay rối loạn do di truyền thì nguy cơ xảy ra sẽ cao hơn. Thai lưu ở 3 tháng cuối không phải là tình trạng hiếm gặp nên mẹ cần lưu ý các dấu hiệu để kịp thời điều trị.

1. Cử động thai nhi yếu dần

Đây là dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối rõ ràng nhất. Để phòng tránh trường hợp này, mẹ cần học cách đếm cử động thai. Khi nhận thấy bé không còn cử động nhiều, mẹ cần liên hệ bác sĩ sản khoa và kiểm tra chuyển động cũng như tim thai.

dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối 3

2. Đau đầu dữ dội, mờ mắt, chân sưng phù

Đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật trong 3 tháng cuối, gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và có nguy cơ dẫn đến thai lưu. Vì thế, mẹ cần lưu ý các triệu chứng của tiền sản giật dưới đây:

  • Sưng phù – đặc biệt tại bàn tay, mặt hoặc một số bộ phận khác trên cơ thể.
  • Đau đầu nghiêm trọng, mờ mắt, khó tập trung.
  • Buồn nôn và nôn mửa.
  • Đau dữ dội tại vị trí dưới xương sườn ở giữa bụng hoặc lệch phải.

>>>Mẹ có thể tìm hiểu thêm: Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 7 có phải là dấu hiệu nguy hiểm

3. Ngứa bàn tay, bàn chân

Đây là dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối dễ bị mẹ bầu bỏ qua nhất vì có vẻ như ít nguy hiểm so với những dấu hiệu còn lại. Tuy nhiên, đây có thể là cảnh báo cho bệnh rối loạn gan, còn được gọi là ứ mật thai kỳ.

Nếu mẹ thấy ngứa ở vùng nào đó trên cơ thể, đặc biệt là ở bàn tay, bàn chân và kèm với vàng da thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức.

4. Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối: Xuất huyết âm đạo

Mẹ bầu hãy đi khám ngay nếu gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo. Chảy máu âm đạo ở giai đoạn này có thể không phải là dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối nhưng cũng là báo động đỏ đối với sức khỏe mẹ bầu.

dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối 4

5. Dịch âm đạo không bình thường

Dịch âm đạo quá nhiều, có màu hoặc mùi hôi bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hiện tượng thai chết lưu. Ngoài ra, đây có thể là báo hiệu cho tình trạng vỡ ối hoặc do nhiễm trùng âm đạo.

Làm sao để tránh những dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối?

Việc đầu tiên mẹ cần làm là biết nguyên nhân gây ra dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối để phòng ngừa hiệu quả.

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thai lưu 3 tháng cuối

  • Bất thường về dây rốn như rốn thắt nút, ngắn, dây rốn bị xoắn quá mức, bị chèn ép, quấn cổ, thân và chi
  • Tình trạng bánh rau xơ hóa, rau bị bong, u mạch máu màng đệm của bánh rau, đa ối, thiểu ối.
  • Mẹ bầu có bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp
  • Mẹ bầu hoặc người thân có bệnh máu khó đông
  • Bệnh lý ứ mật trong gan thai kỳ
  • Thai nhi thiếu dinh dưỡng do các bệnh lý, biến chứng thai kỳ của mẹ.
  • Mẹ bầu bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng không điều trị hoặc tự ý sử dụng thuốc.
  • 2. Làm gì khi có dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối?

    Khi đối mặt với những dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối, mẹ hãy giữ bình tĩnh và đến bệnh viện điều trị. Bác sĩ sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng và cứu được em bé trong bụng nếu phát hiện sớm.

    Trường hợp thai bị chết lưu, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân dẫn đến thai lưu và tiến hành xử lý tùy thuộc vào quyết định từ gia đình.

    Việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ phần nào giúp nguôi ngoai nỗi đau mất mát này và giúp mẹ cũng như gia đình chuẩn bị tốt hơn cho lần mang thai tiếp theo.

    3. Làm sao phòng tránh tình trạng thai lưu 3 tháng cuối

    dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối 1

    Để hạn chế tình trạng thai lưu xảy ra trong 3 tháng cuối, mẹ nên ghi nhớ và thực hiện đúng các điều kiện dưới đây:

    • Tuyệt đối không hút thuốc, kể cả việc hút thuốc thụ động (hít khói thuốc)
    • Không tiêu thụ bia rượu, caffeine hay các loại nước chứa chất kích thích.
    • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép. Mẹ có thể tham khảo thêm những loại thuốc mẹ bầu không được uống tại đây.
    • Tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối
    • Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đặc biệt tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ khi có các vấn đề như đái tháo đường, tăng huyết áp…
  • Thường mẹ trang bị tốt những nguyên nhân và dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối sẽ giúp con yêu phát triển khỏe mạnh do nâng cao thói quen ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đủ, tránh xa môi trường ô nhiễm và khói thuốc lá… Nếu nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào khác thường, mẹ đừng chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời ứng biến với mọi tình huống nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Trying to conceive soon after a pregnancy loss may increase chances of live birth
    https://www.nih.gov/news-events/news-releases/trying-conceive-soon-after-pregnancy-loss-may-increase-chances-live-birth
    Truy cập ngày 24/03/2022

    2. What are possible causes of stillbirth? https://www.nichd.nih.gov/health/topics/stillbirth/topicinfo/causes
    Truy cập ngày 24/03/2022

    3. Management of Stillbirth
    https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/obstetric-care-consensus/articles/2020/03/management-of-stillbirth
    Truy cập ngày 24/03/2022

    4. Reducing the risk of stillbirth
    https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/reducing-the-risk-of-stillbirth/
    Truy cập ngày 24/03/2022

    5. Stillbirth
    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9685-stillbirth
    Truy cập ngày 24/03/2022

    x