Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Lê Tôn Bảo
Cập nhật 15/06/2022

Dọa sảy thai - Những vấn đề mẹ bầu cần biết

Dọa sảy thai - Những vấn đề mẹ bầu cần biết
Dọa sảy thai nếu không kịp thời xử trí có thể dẫn đến sảy thai và nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ bầu nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách xử trí phù hợp nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Dọa sảy thai có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, mẹ không nên quá lo lắng bởi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời vẫn có thể giữ được thai nhi trong bụng.

Dọa sảy thai là gì?

Dọa sảy thai (threatened miscarriage) là tình trạng mẹ bầu có các dấu hiệu chảy máu âm đạo, đau bụng nhưng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung của mẹ. Hiện tượng này được xem là giai đoạn đầu của sảy thai. Nếu không để ý và có biện pháp kịp thời thì sẽ dẫn tới kết cục cuối cùng là sảy thai.

Thông thường, dọa sảy thai xảy ra trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ. Những mẹ có tình trạng dọa sảy thai sẽ có khả năng sảy thai thật sự cao gấp 2,6 lần và 17% trong số này có những biến chứng thai kỳ sau này.

Nguyên nhân của dọa sảy thai

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng doạ sảy thai, các nguyên nhân thường gặp có thể là:

  • Thai nhi mắc bất thường về nhiễm sắc thể
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
  • Gặp chấn thương ở phần bụng
  • Mẹ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, bệnh thận, tuyến giáp kém hoạt động…
  • Trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
  • Sức khỏe mẹ bị suy nhược, dinh dưỡng không đầy đủ, làm việc quá sức, stress
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
  • Mẹ uống nhiều rượu, bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích khác

Dấu hiệu doạ sảy thai

Ra máu âm đạo

dấu hiệu doạ sảy thai

Có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai bị ra máu âm đạo trong những tuần đầu. Đây là tình trạng phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó đa phần là lành tính. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan. Cần quan sát nếu gặp trường hợp bất thường như ra máu thường xuyên, lượng nhiều, máu có màu đỏ tươi, màu nâu đen hoặc có máu cục thì đây cần đi khám, vì rất có thể đây là dấu hiệu của dọa sảy thai.

Đau bụng dưới

Trường hợp đau căng tức nặng bụng dưới, đau lưng giống trong thời điểm hành kinh nguyệt dù đang mang thai, cũng là dấu hiệu dọa sảy thai. Đây là triệu chứng không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn khiến mẹ không phát hiện được đang trong giai đoạn dọa sảy thai. Vì vậy, mẹ không được lơ là bỏ qua.

Dấu hiệu trên siêu âm

Nhiều trường hợp dọa sày thai không có dấu hiệu trên lâm sàng mà chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm. Bong tách nhau thai cũng là một dấu hiệu của dọa sảy thai trên siêu âm, tùy thuộc vào mức độ bong tách sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nhiều hay ít. Với những mẹ bị bong tách kín, máu chưa ra ngoài nên gây chậm trễ trong việc chẩn đoán.

Cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sảy thai?

Khi có dấu hiệu doạ sảy thai, các mẹ nên thực hiện các khuyến cáo sau:

  • Mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị thích hợp.
  • Ngay khi gặp các triệu chứng bất thường dọa sảy thai mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh.
  • Ổn định tâm lý: Dọa sảy thai thường khiến mẹ lo lắng và bất an, điều này hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và bé. Theo đó, mẹ cần giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá nhiều.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng: Quan hệ tình dục và cả các hoạt động thân mật đều gây kích thích tử cung co bóp, điều này dễ gây nguy hiểm đến thai nhi trong thời kỳ nhạy cảm.
  • Tránh xoa bụng: Việc làm tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có thể kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hậu quả mẹ dễ bị sảy thai hơn.

doạ sảy thai

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, không ăn các loại thức ăn tái, sống. Mẹ bầu có thể ăn các món ăn dưỡng thai như cháo cá chép, chè hạt sen. Đặc biệt, mẹ bầu cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc: Nhiều mẹ vì quá lo lắng đã nghe theo các phương thuốc điều trị truyền miệng gây nên những hậu quả đáng tiếc. Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với các loại thuốc vì vậy mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi.

Phòng ngừa dọa sảy thai

Để phòng ngừa hiện tượng dọa sảy thai và có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên:

  • Khám thai theo lịch định kỳ.
  • Khi chuẩn bị có em bé, ba mẹ nên đi khám tiền sản để kiểm tra các rối loạn về di truyền và khả năng sinh con có rối loạn di truyền. Điều này giúp theo dõi và can thiệp kịp thời nếu có bất thường.
  • Ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dưỡng chất trước và trong khi mang thai.
  • Dừng việc uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích khi có ý định mang thai và khi đang mang thai.
  • Duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai.
  • Khi mang thai, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ vì nhiều loại thuốc có thể gây dị tật thai nhi.
  • Chủ động điều trị các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ trước khi mang thai để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.
  • Với các mẹ bị hở eo cổ tử cung thì cần chủ động khâu cổ tử cung để tránh dọa sảy thai, sinh non.
  • Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về tình trạng doạ sảy thai. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Miscarriage – threatened

    https://medlineplus.gov/ency/article/000907.htm

    Ngày truy cập: 15/06/2022

    Threatened miscarriage: evaluation and management

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC478228/

    Ngày truy cập: 15/06/2022

    Threatened Miscarriage

    https://www.drugs.com/cg/threatened-miscarriage.html

    Ngày truy cập: 15/06/2022

    Threatened Miscarriage

    https://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=223394

    Ngày truy cập: 15/06/2022

    What is a threatened abortion?

    https://www.medscape.com/answers/266317-187488/what-is-a-threatened-abortion

    Ngày truy cập: 15/06/2022

    x