Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
6 tuần là giai đoạn phù hợp để chị em xác định chính xác mình có đang mang thai hay không thông qua thủ thuật siêu âm.
Khi thực hiện siêu âm thai 6 tuần, mẹ bầu sẽ được xem những gì đang diễn ra bên trong cơ thể mình và biết được thai nhi có đang phát triển bình thường không.
Cảm giác hào hứng và có chút sợ hãi là những phản ứng bình thường của các mẹ bầu khi đi siêu âm thai trong giai đoạn này. Vậy cơ thể mẹ và bé có những thay đổi gì ở tuần thai thứ 6?
Thông thường, phải đến tuần thứ 6, mẹ bầu mới phát hiện mình có mang thai hay không thông qua những thay đổi bên trong cơ thể.
Lúc này, các mẹ thường sẽ mua que thử tại nhà, và khi que hiện 2 vạch, siêu âm sẽ là bước cần thiết giúp mẹ khẳng định mình có thực sự mang thai hay chưa.
Ngoài ra, siêu âm thai 6 tuần còn có những tác dụng như sau:
Hẳn mẹ bầu sẽ rất nôn nóng thấy con mình ở giai đoạn này trông như thế nào, mập ốm ra sao, có phát triển khỏe mạnh hay không.
Thực tế, thai ở tuần thứ 6 chỉ bé bằng hạt đậu (khoảng 0.6 cm). Tuy nhiên, bàn tay và bàn chân bé đã bắt đầu nhô ra. Gương mặt cũng dần hiện rõ nét các bộ phận mắt, mũi, miệng.
Những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định thường khó xác định được thời gian thụ thai là lúc nào. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ ước tính được thời gian thụ thai chuẩn xác hơn. Thời gian siêu âm càng sớm thì tỷ lệ sai số càng thấp.
Vào tuần thai thứ 6, thai nhi đã hình thành tim thai và bác sĩ cần đo tim thai thông qua siêu âm để biết bé yêu của bạn có đang phát triển bình thường không. Thông thường thì 110 – 180 nhịp/phút là nhịp tim trung bình của thai nhi ở tuần thứ 6.
Tuy nhiên mỗi thai nhi có một sự phát triển khác nhau nên nếu ở giai đoạn này, bé vẫn còn yếu và chưa thể nghe rõ nhịp tim thông qua siêu âm thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bác sĩ có thể tiếp tục theo dõi nhịp tim của con ở những tuần sau của thai kỳ.
Siêu âm có thể xem được chính xác vị trí mà phôi thai đã làm tổ, từ đó phát hiện được những trường hợp mang thai ngoài tử cung
Siêu âm sẽ giúp mẹ biết được mình có sinh đôi, sinh ba,… hay không thông qua số lượng phôi thai hiện trên màn ảnh.
Túi thai nhỏ hoặc không đều, sự bóc tách túi thai, túi noãn hoàn to hơn bình thường,… đều là những bất thường có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu.
Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ cho bạn uống thêm thuốc dưỡng thai để thai khỏe mạnh hơn và bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ sảy thai.
Ngoài ra, siêu âm còn giúp mẹ kiểm tra các cơ quan vùng chậu xem mẹ có bị u xơ cơ tử cung, u nang buồng trứng,… hay không. Nguyên nhân gây ra những cơn đau bất thường cũng có thể làm rõ được thông qua thủ thuật siêu âm.
Ở tuần thai thứ 6, thai còn khá nhỏ và nằm sâu trong tử cung mẹ bầu nên siêu âm theo đường âm đạo thường sẽ được chỉ định thay cho siêu âm bụng thông thường.
Sẽ không mất nhiều thời gian của bạn bởi quá trình siêu âm này thường chỉ kéo dài trong vài phút, rất ít trường hợp kéo dài quá nửa giờ.
Theo đó, bác sĩ sẽ đưa một đầu dò vào âm đạo. Đầu dò này phát ra sóng siêu âm để thu lại hình ảnh và phát ra một cách rõ nét trên màn hình bên ngoài.
Siêu âm đầu dò là hình thức siêu âm hoàn toàn an toàn cho mẹ bầu và em bé, một số người sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi đầu dò đưa vào âm đạo. Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi hoàn tất. Vì vậy mẹ không cần lo lắng.
Bạn thường không cần phải chuẩn bị gì quá nhiều trước khi siêu âm cả. Tuy nhiên, có một lưu ý khác nhau giữa siêu âm đường bụng và siêu âm đường âm đạo.
Đó là nếu bạn siêu âm đường bụng, trước khi siêu âm 1 giờ, bạn nên uống từ 4 – 5 ly nước để hình ảnh thai nhi hiện trên màn hình một cách rõ ràng hơn.
Trường hợp siêu âm đường âm đạo thì ngược lại, bạn cần đi tiểu sạch để làm trống bàng quang trước khi siêu âm.
Giai đoạn này, một số bé chỉ mới nằm yên nhưng một số đã có thể chuyển động nhẹ. Nếu siêu âm không cho thấy kết quả gì bất thường, bạn đã có thể tạm yên tâm.
Tuy nhiên, tuần thai thứ 6 vẫn là giai đoạn để bị sảy thai nên mẹ bầu vẫn cần hết sức cẩn thận trong đi lại, ăn uống. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra trong thai kỳ, hãy báo ngay cho bác sĩ sản khoa của bạn nhé.
Vừa rồi là những thông tin cơ bản xoay quay vấn đề siêu âm thai 6 tuần tuổi. Đây có lẽ là kỷ niệm khó quên với các mẹ bầu vì đây là lần đầu tiên mà mẹ được nhìn thấy con đang phát triển như thế nào trong bụng mình.
Hành trình sắp tới sẽ còn nhiều thay đổi hơn nữa, chúc mẹ sẽ có một thai kỳ thật sự khỏe mạnh và vượt cạn thành công.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
What will I see at a 5 week early pregnancy scan, why should I wait until 7 weeks?
Truy cập ngày 13/11/2021
Patience is key: Understanding the timing of early ultrasounds
https://utswmed.org/medblog/patience-key-understanding-timing-early-ultrasounds/
Truy cập ngày 13/11/2021
6 Week Ultrasound | Pictures, Twins and What To Expect
https://www.bellybelly.com.au/pregnancy/6-week-ultrasound/
Truy cập ngày 13/11/2021
6 week Pregnancy Scan
https://www.iuslondon.co.uk/pregnancy-news/6-week-pregnancy-scan/
Truy cập ngày 13/11/2021
Week 6 of pregnancy (Days 42-48)
https://www.thebirthcompany.co.uk/pregnancy-week-six.php
Truy cập ngày 13/11/2021