Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Khanh Lương
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 31/12/2022

Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết

Siêu âm tim thai là gì và tầm quan trọng mẹ bầu cần biết
Theo thống kê của Bộ Y tế thì khoảng 8 trên 1000 thai nhi (khoảng 0,8%) được sinh ra mang dị tật tim, trong đó 50% bé mang bệnh tim bẩm sinh rất nặng, mạng sống đếm bằng ngày

Vì thế, siêu âm tim thai mang tầm quan trọng nhầm tầm soát nguy cơ dị tật tim, tim bẩm sinh ở trẻ là một điều mà mẹ bầu nào cũng cần chú ý.

A. Siêu âm tim thai là gì?

Khái niệm siêu âm tim thai

  • Là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được thực hiện trong thai kỳ để đánh giá tim thai.
  • Kỹ thuật này được thực hiện bởi bác sĩ siêu âm có kinh nghiệm và trình độ cao.
  • Phần chẩn đoán và đánh giá, giải thích được thực hiện bởi một bác sĩ tim mạch nhi có chuyên môn về hình ảnh tim thai, được đào tạo chuyên sâu về tim mạch bào thai. Hoặc các bác sĩ của trung tâm can thiệp bào thai – trung tâm chẩn đoán trước sinh của các bệnh viện phụ sản.
  • Siêu âm tim thai diễn ra như thế nào?

    • Bác sĩ sẽ dùng đầu dò nhỏ được gọi là đầu dò được đặt trên bụng của người mẹ.
    • Các sóng âm thanh tần số cao từ đầu dò di chuyển qua da của mẹ và em bé, đến các mô khác của cơ thể và cuối cùng là đến trái tim của em bé.
    • Sóng âm thanh dội lại các sóng phản xạ từ cấu trúc tim bé đến đầu dò.
    • Đầu dò phát hiện các sóng phản xạ và gửi chúng đến một máy để giải thích, kết quả là tạo ra hình ảnh của tim.

    Khác với như siêu âm thai thông thường (Fetal Ultrasound) thì siêu âm tim thai (Fetal Echocardiogram) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tập trung của tim thai. Nó cho phép bác sĩ siêu âm đánh giá cấu trúc và chức năng tim của thai nhi một cách chi tiết.

    siêu âm tim thai 3

    B. Tầm quan trọng của siêu âm tim thai

    Vì 90% thai nhi mắc tình trạng tim bẩm sinh đều không hề có yếu tố nguy cơ trước đó, vậy nên siêu âm tim thai được khuyến cáo cho tất cả các sản phụ nhằm :

  • Siêu âm tim thai có thể phát hiện các bất thường về tim trước khi sinh, cho phép lập kế hoạch trước khi sinh và điều trị y tế thích hợp khi em bé được sinh ra.
  • Điều này rất quan trọng đối với trẻ bị dị tật tim nặng để đảm bảo một kế hoạch sinh phối hợp tốt cho mẹ và bé.
  • Một số trẻ sơ sinh bị dị tật tim nặng sẽ cần dùng thuốc, phẫu thuật hoặc thủ thuật đặc biệt ngay sau khi sinh.
  • Bên cạnh siêu âm tim thai, các mẹ cũng nên ghi nhớ các mốc siêu âm thai định kỳ quan trọng để theo dõi tình trạng của bé.

    C. Siêu âm tim thai có nguy hiểm không? Khi nào cần siêu âm tim thai?

    Phương pháp siêu âm tim không đau và không gây hại cho em bé. Trung bình, mất khoảng 45-90 phút để thực hiện, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của tim thai nhi. Tuy nhiên việc siêu âm tim thai chỉ được thực khi có có chỉ định của bác sĩ.

    Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng như nhiều hiệp hội y tế khác trên thế giới, khuyến khích không được sử dụng siêu âm ngoài mục đích chẩn đoán (ví dụ: cho các video lưu niệm của bé). FDA cũng chỉ định, siêu âm chỉ được sử dụng khi có nhu cầu cho việc tầm soát, chẩn đoán, điều trị.

    >>> Mẹ quan tâm: Siêu âm nhiều có tốt không? 3 mốc thời gian siêu âm tốt nhất mẹ cần biết

    Khi nào cần siêu âm tim thai?

    Siêu âm thường được thực hiện vào tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, khoảng tuần thứ 18 – 20 khi mang thai (1).

    Thông thường, ở tuần thứ 6-7 của thai kỳ là đã xuất hiện tim thai. Và với những kỹ thuật siêu âm thai hiện đại như ngày nay, các bác sĩ hoàn toàn có thể đánh giá thông số thai nhi ban đầu.

    Nhưng để đánh giá kỹ và chi tiết thì cần đợi đến khi thai đạt độ tuổi nhất định. Tim thai từ tuần thứ 20 có kích thước khoảng bằng đồng xu. Điều này cho phép bác sĩ có thể đánh giá được trên siêu âm 4D về vị trí, kích thước, hình thái. Tổng hợp các dữ liệu, BS sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng tim thai.

    siêu âm tim thai 2

    Nhịp tim thai nhi bình thường

    Siêu âm tim thai có thể đo được nhịp tim thai. Trung bình, nhịp tim của thai nhi là từ 110 đến 160 nhịp mỗi phút. (2) Nó có thể thay đổi từ 5 đến 25 nhịp mỗi phút. Nhịp tim của thai nhi có thể thay đổi khi em bé phản ứng với các điều kiện trong tử cung của mẹ. Nhịp tim thai nhi bất thường có thể mang ý nghĩa là bé không được cung cấp đủ oxy hoặc có các vấn đề khác.

    C. Đối tượng nào cần siêu âm tim thai

    Sản phụ thuộc nhóm có nguy cơ cao

    • Mẹ bầu có thai khi tuổi cao (trên 35 tuổi).
    • Tiền căn gia đình có người bị tim bẩm sinh.
    • Mẹ mắc bệnh tiểu đường, phenyl ketones niệu… hoặc một số bệnh di truyền (Ellis Van Creveld, Marfan, Noonan…).
    • Nhiễm rubella trong thời gian thai kỳ hoặc một số bệnh tự miễn (Lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren…).
    • Sử dụng một số loại thuốc như chống động kinh, chống loạn thần như lithium…
    • Khó mang thai, đậu thai hoặc phải thụ tinh nhân tạo.

    Bào thai nào cần siêu âm tim

    Chỉ định cho bào thai có khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh cao và có bất thường như:

    • Loạn nhịp tim thai.
    • Bất thường nhiễm sắc thể như thoát vị rốn, thoát vị hoành, teo hành tá tràng, phù gáy, nang dịch…
    • Bào thai bị nhiễm trùng
    • Độ mờ da gáy tăng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
    • Đa thai và nghi ngờ hội chứng truyền máu song thai.
    • Test sàng lọc double test, triple test cho nguy cơ cao.
    • Siêu âm thai định kỳ phát hiện bất thường.

    D. Các loại hình siêu âm tim

    Một loạt các kỹ thuật siêu âm tim hiện đại đã được áp dụng để đánh giá chức năng tim bao gồm: siêu âm hình ảnh cơ bản (hình ảnh 2D), siêu âm M-mode, siêu âm Doppler thông thường và mô, siêu âm 3D, 4D. Sau đây mô tả các kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng trong thai nhi.(3)

    Siêu âm 2D

    Siêu âm tim thai 2D giúp đánh giá toàn diện về cấu trúc và giải phẫu tim thai bằng hình ảnh. Loại hình siêu âm này rất quan trọng để xác nhận tính toàn vẹn của cấu trúc tim thai nhi.

    Hình ảnh 2D cũng được sử dụng để thực hiện các phép đo của hầu hết các kích thước tim như kích thước tâm nhĩ, đường kính van hoặc kích thước tâm thất.

    Siêu âm Doppler tim thai

    Siêu âm tim thai Doppler có thể được áp dụng để thu được thông tin về lưu lượng máu qua tim. Nó cho phép đo lưu lượng máu ra khỏi tâm thất (thì tâm thu) và đi vào tâm thất (thì tâm trương) cũng như tính toán các khoảng thời gian.

    Việc đo vận tốc các mạch máu trong cơ thể thai nhi giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé cũng như tầm soát một số bệnh lý.

    Siêu âm Doppler tim thai rất hữu hiệu trong đánh giá huyết động qua các van tim, phát hiện các dòng máu bất thường trong tim và tình trạng vận động của cơ tim.

    Siêu âm tim thai 2

    >>> Mẹ hãy xem thêm: Siêu âm Doppler thai là gì và khi nào nên thực hiện?

    Siêu âm tim kiểu TM (M-mode)

    Kiểu TM (Time Motion Mode): Dùng để hiển thị chuyển động của các vật thể hiển thị dưới dạng thang xám, mức thang xám tỉ lệ với cường độ tín hiệu và theo diễn biến thời gian với các tốc độ quét khác nhau. Trên màn hình sẽ thấy:

    • Nếu mặt phẳng hồi âm đứng yên thì trên màn hình sẽ biểu hiện bằng đường thẳng.
    • Còn mặt phẳng hồi âm di chuyển thì trên màn hình sẽ dạng đồ thị di chuyển.
    • Ứng dụng để đánh giá sự chuyển động, đo kích thước, sự đàn hồi…

    Siêu âm TDI – Siêu âm doppler mô cơ tim

    Phương pháp siêu âm Doppler mô cơ tim (TDI) có khả năng định hướng vị trí đường dẫn truyền bất thường với tỉ lệ chính xác cao và tỷ lệ này sẽ cao hơn khi kết hợp với điện tâm đồ bề mặt, thường áp dụng trong siêu âm tim người trưởng thành hơn.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    (1) Fetal Echocardiogram Test
    https://www.heart.org/en/health-topics/congenital-heart-defects/symptoms–diagnosis-of-congenital-heart-defects/fetal-echocardiogram-test
    Truy cập ngày 20/02/2022

    (2) Fetal Heart Monitoring
    https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/fetal-heart-monitoring
    Truy cập ngày 20/02/2022

    (3) Fetal echocardiography
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3784141/
    Truy cập ngày 20/02/2022

    Fetal Cardiac US: Techniques and Normal Anatomy Correlated with Adult CT and MR Imaging
    https://pubs.rsna.org/doi/full/10.1148/rg.2017160126
    Truy cập ngày 20/02/2022

    Fetal Echocardiography
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fetal-echocardiography-90-P01789
    Truy cập ngày 20/02/2022

    Doppler and M-mode ultrasonography to time fetal atrial and ventricular contractions
    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11042309/
    Truy cập ngày 20/02/2022

    x