Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/03/2023

Sinh non 35 tuần: Rủi ro cao cho cả mẹ và bé

Sinh non 35 tuần: Rủi ro cao cho cả mẹ và bé
Sinh non 35 tuần tuổi do đâu, dấu hiệu nhận biết là gì và cách chăm sóc ra sao? Tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Thực tế hiện nay có khá nhiều bà mẹ rơi vào trường hợp sinh non khi con mới chỉ 35 tuần. Vậy dấu hiệu nhận biết sinh non 35 tuần là gì? Sinh non 35 tuần có nuôi được không? Cách chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng đúng cách như thế nào?

Nguyên nhân sinh non 35 tuần

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân sinh non thường không rõ ràng. Tuy nhiên, với những trường hợp sau đây, nguy cơ sinh non sẽ cao hơn:

– Lần mang thai này gần với lần trước (ít hơn 6 tháng)

– Có tiền sử sinh non hoặc sảy thai

Mang song thai, đa thai

– Có các vấn đề về cổ tử cung, tử cung…

– Mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp…

– Nhiễm trùng ối hoặc bộ phận sinh dục

– Mẹ bị béo phì hoặc stress khi mang thai.

>> Xem thêm: Thai 35 tuần: Sự phát triển và lưu ý quan trọng cho mẹ

Các dấu hiệu sinh non tuần 35 thường gặp

Để có những biện pháp phòng tránh tình trạng sinh non, dưới đây là một số dấu hiệu sinh non tuần 35 để bạn tham khảo:

1. Dấu hiệu dọa sinh non tuần 35

  • Triệu chứng cơ năng: Đau và tức bụng dưới từng cơn, đau lưng, âm đạo ra dịch màu hồng hoặc dịch nhầy.
  • Triệu chứng thực thể: Xuất hiện 2 cơn co tử cung mỗi 10 phút, trong đó thời gian co cứng nhỏ hơn 30 giây và cổ tử cung mở dưới 2cm.

2. Dấu hiệu sinh non tuần 35

  • Triệu chứng cơ năng: Đau bụng từng cơn tăng dần, âm đạo ra dịch nhầy, máu và nước ối.
  • Triệu chứng thực thể: Cơn co tử cung 2 – 3 lần/phút và tăng dần, cổ tử cung mở trên 2cm, vỡ ối.

>> Xem thêm: Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Mẹ lưu ý để tránh biến chứng cho con!

sinh non 35 tuần

Sinh non 35 tuần có nuôi được không?

Trẻ sinh non thường nhỏ bé và trông rất yếu ớt. Sinh non tuần 35 được gọi là sinh non muộn và em bé có nguy cơ gặp các vấn đề sau:

♦ Bé bị nhiễm khuẩn

Bé sinh ở tuần thai 35 thông thường có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vậy nên có khả năng bị nhiễm khuẩn cao. Do vậy, trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

♦ Trẻ sau sinh gặp các vấn đề về hô hấp

Lúc này hệ hô hấp của bé chưa phát triển hoàn thiện. Tức là bé chưa thể tự thở được nên có khả năng mắc các vấn đề về hô hấp khi ở thế giới bên ngoài.

♦ Khó kiểm soát nhiệt độ cơ thể

Trẻ sinh non 35 tuần có lượng chất béo dự trữ trong cơ thể ít, vậy nên thân nhiệt dễ bị giảm xuống thấp. Và việc em bé không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể có thể gây ra các vấn đề khác như ảnh hưởng tới hô hấp.

♦ Nguy cơ bị vàng da cao hơn

Vàng da sinh lý là vấn đề mà phần lớn trẻ sơ sinh gặp phải (vàng da sinh lý, có thể tự hết). Tuy nhiên, với trẻ sinh non thì chứng vàng da sẽ kéo dài và có nguy cơ phát triển thành vàng da bệnh lý.

sinh non 35 tuần

♦ Gặp các vấn đề liên quan đến não bộ

Theo các bác sĩ, trẻ sinh non có nguy cơ bị xuất huyết não thất cao hơn so với với trẻ sinh đủ tháng. Vậy nên cần được chăm sóc ý tế đặc biệt sau sinh để giảm thiểu các biến chứng liên quan đến não bộ.

Ngoài các vấn đề trên, trẻ sinh non 35 tuần cũng có nguy cơ gặp các biến chứng khác như: các vấn đề về ruột, về máu, trao đổi chất, thị lực, thính giác…

Sinh non 35 tuần có nuôi được không? Trẻ sinh non 35 tuần khả năng cao sẽ được nuôi trong lồng kính vì hệ hô hấp của bé chưa ổn định và cũng chưa thể thích nghi tốt với môi trường bên ngoài tử cung người mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ biết cách chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần tuổi thì trẻ vẫn sẽ phát triển khỏe mạnh, cứng cáp.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần

Nuôi trẻ sinh non 35 tuần như thế nào là câu hỏi khá nhiều bà mẹ quan tâm. Dưới đây MarryBaby xin liệt kê chi tiết nhất cách chăm sóc trẻ sinh non tuần thứ 35:

1. Tắm rửa vệ sinh cho trẻ sinh non

Đối với trẻ sinh non 35 tuần, trong thời gian đầu, các mẹ có thể nhờ y tá chăm sóc vệ sinh. Sau đó, bạn hoàn toàn có thể tắm rửa bằng nước thường hàng ngày. Lưu ý, trẻ sinh non có làn da nhạy cảm nên hạn chế sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai mẹ bầu cần biết

2. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Việc cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ sinh non 35 tuần là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Thực tế trẻ sinh non có sức đề kháng yếu nên bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để cho trẻ bú mẹ hoàn toàn sau sinh.

Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, bú cạn một bên vú mới chuyển sang bên kia. Trường hợp sữa mẹ quá nhiều, bạn có thể vắt sữa ra ly, cho bé uống bổ sung hoặc cất trữ cho lần sau. Thông thường đối với trẻ sinh non 35 tuần có cân nặng dưới 2,5kg thì cứ cách 2,5-3 tiếng mẹ cho trẻ bú 1 lần.

Trong trường hợp ti mẹ có kích cỡ tia sữa quá to khiến trẻ dễ bị sặc, hoặc tia quá nhỏ gây khó khăn khi bú thì mẹ có thể nặn sữa ra bình và cho trẻ bú bình thường.

sinh non 35 tuần

3. Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp

Yếu tố tiếp theo bạn cần quan tâm trong cách chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần là nhiệt độ phòng phù hợp. Nhiệt độ phòng thoải mái, không nóng quá hay lạnh quá nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bởi trẻ sinh non có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị cảm lạnh, nhiễm trùng, suy hô hấp, viêm phổi…

Trong khí đó, nhiệt độ phòng và nhiệt độ cơ thể là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức đề kháng của trẻ. Thông thường nhiệt độ phòng hợp lý nhất là từ 26ºC đến 28ºC.

4. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo

Ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh hàng ngày thì trẻ sinh non cần được tiêm chủng theo định kỳ. Bởi việc tiêm phòng đầy đủ giúp nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa một số bệnh.

Tuy nhiên, trẻ sinh non cần phải khám xem có đạt tiêu chuẩn về cân nặng trước khi tiêm hay không. Hiện nay có lịch khám cho trẻ sinh non là vào lần đầu sau sinh, sau sinh 4 ngày và sau sinh 10 ngày. Vào mỗi lịch khám sẽ có những kiểm tra bệnh lý khác nhau nhằm phòng tránh và tầm soát bệnh có thể xảy ra ở trẻ sinh non.

>> Xem thêm: Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cập nhật mới nhất!

5. Giấc ngủ của trẻ phải đủ giấc, ngủ sâu

Để giúp trẻ sinh non 35 tuần có một giấc ngủ ngon, ngủ sâu, đủ giấc thì bạn cần tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thiếu ánh sáng. Ngoài ra, cần đảm bảo trẻ không bị đói kẻo bé dễ thức giấc khi đang ngủ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý trong giấc ngủ của con để đề phòng nguy cơ đột tử ở trẻ sinh non khi ngủ. Khi bé ngủ cần đặt nằm ngửa, dùng chăn nhẹ bao quanh mặt ngoài của bé chắc chắn và giữ nhiệt độ phòng phù hợp. Cần thường xuyên kiểm tra trẻ trong khi ngủ để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.

>>> Bạn có thể tham khảo: 10 dấu hiệu sinh non dễ nhận biết nhất

Trên đây là những dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ sinh non 35 tuần mà mẹ bầu nên biết. Để phòng ngừa sinh non, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thăm khám bác sĩ thường xuyên. Bởi chăm một em bé chưa đủ ngày, đủ tháng thường rất vất vả; vậy nên nếu mẹ bầu không may sinh non thì mọi người trong gia đình hãy hỗ trợ chăm bé một cách tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x