Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/06/2023

Sự phát triển của song thai (tuần 1-12) và các dấu hiệu nhận biết mang thai đôi

Sự phát triển của song thai (tuần 1-12) và các dấu hiệu nhận biết mang thai đôi
Bạn được chẩn đoán mang thai đôi và rất tò mò về sự phát triển của song thai (tuần 1-12)? Tham khảo ngay bài viết sau để biết được mọi thông tin về điều này bạn nhé!

Mang thai có lẽ là điều tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Mang song thai lại kỳ diệu hơn khi một lúc vợ chồng bạn có 2 đứa trẻ. Thế nhưng dấu hiệu mang thai đôi là gì? Mấy tuần siêu âm biết thai đôi và sự phát triển của song thai (tuần 1-12) như thế nào? MarryBaby giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của mẹ trong bài viết sau.

Mang song thai là gì?

Sự phát triển của song thai (tuần 1-12)

Song thai, thai đôi là tình trạng mẹ có hai thai nhi trong tử cung đang hình thành và phát triển. Đây là một trường hợp đặc biệt, vậy nên mẹ bầu cần phải cần thận và thăm khám thường xuyên để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển bình thường.

So với mang thai đơn, mang song thai mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ tử vong cao hơn. Vậy nên, đây là điều đáng mừng nhưng cũng mang lại sự lo lắng cho mẹ bầu và gia đình.

Mấy tuần thì biết thai đôi?

Siêu âm là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán mang thai đôi. Thế nhưng, mấy tuần thì biết thai đôi? Mấy tuần siêu âm thì biết thai đôi?

Các máy siêu âm sẽ phát hiện được thai đôi ngay từ tuần thứ 6 cho tới tuần thứ 8 mang thai.

Tuy vậy, phải tới tuần 10-12 thì bác sĩ mới có thể khẳng định được chắc chắn do ở thời điểm này bác sĩ mới có thể thấy rõ ràng hình thái và tim thai.

Ngoài siêu âm, còn có cách nhận biết mang thai đôi thông qua các phương pháp như:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe tim thai để xác định nhịp tim thai nhi trong khoảng từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20. Nếu khi nghe tim thai, bác sĩ phát hiện có nhiều hơn 1 nhịp tim thì bạn cần làm siêu âm để xác nhận số phôi thai.
  • Chụp cộng hưởng từ: Nếu nghi ngờ chẩn đoán kết quả siêu âm, bác sĩ có thể chỉ định chụp MRI để hỗ trợ.

Dấu hiệu mang song thai

Thật đáng mừng khi mang song thai nhưng dấu hiệu nào cho biết điều đó? Mẹ bầu có thể tự nhận ra được mình đang mang thai đôi hay không? Như đã nói, thai đôi có thể đem lại nhiều nguy cơ cho mẹ bầu, vậy nên nhận biết dấu hiệu mang song thai là điều cần thiết để bạn có thể chăm sóc cơ thể và bé yêu tốt nhất.

Theo các bác sĩ, thông thường mỗi mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu mang thai đôi khác nhau, thế nhưng, những biểu hiện sau là phổ biến:

1. Nồng độ hCG cao

Trong 2 tuần đầu của thai kỳ, mẹ có thể biết được mình đang mang thai 2 bé khi xét nghiệm máu thấy nồng độ hCG cao hơn bình thường. Nồng độ hCG cao cũng khiến mẹ bầu gặp tình trạng căng vú sớm và dữ dội hơn mang thai đơn.

2. Ốm nghén nặng

Khi mang song thai, bà bầu thường sẽ buồn nôn, nôn và ốm nghén nặng hơn so với mang thai 1 bé. Thậm chí, tình trạng này còn kéo dài hơn thông thường. Vậy, nếu mẹ thấy mình ốm nghén nặng, có thể nghĩ ngay đến trường hợp mình đang mang thai đôi.

3. Cảm nhận bằng trực giác

Có một số bà mẹ mang thai đôi nhưng không có những dấu hiệu gì khác biệt. Thế nhưng, bằng trực giác nhạy cảm của một người mẹ, một số mẹ bầu có thể nhận ra rằng mình đang mang song thai. Tuy nhiên, không phải ai cũng có “siêu năng lực” như vậy.

Ngoài 3 dấu hiệu chính trên, những điều sau đây cũng báo hiệu mẹ mang song thai, bao gồm:

– Bụng to hơn những người phụ nữ mang thai khác

– Tăng cân quá nhanh

– Huyết áp cao

– Thai nhi cử động sớm và thường nhiều hơn

– Đau lưng dữ dội

– Khó thở

– Gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón và thường bị nặng hơn

– Mất ngủ nhiều

– Đau vú, đau bụng dưới

– Đi tiểu thường xuyên hơn những mẹ bầu khác

– Tim đập nhanh

Trên đây là những dấu hiệu mang thai đôi, bạn căn cứ vào đó để nhận biết mình đang có thai 1 bé hay 2 bé nhé!

Quá trình thụ tinh song sinh

Quá trình thụ tinh song sinh

Thông thường, khoảng hai tuần sau khi thụ tinh, lúc này trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung. Khi đó, có 2 trường hợp có thể xảy ra: thai đôi cùng trứng và thai đôi khác trứng.

– Thai đôi cùng trứng: Đây là trường hợp khi chỉ có một trứng được thụ tinh, và trong thời kỳ đầu mang thai, hợp tử tách thành hai, tạo thành hai phôi. Các cặp song thai giống hệt nhau có cùng nhiễm sắc thể và cùng giới tính.

– Mang thai đôi khác trứng: Đây là khi hai trứng được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau, tạo ra hai hợp tử, mỗi hợp tử sẽ trở thành phôi thai. Anh em sinh đôi sẽ không giống hệt nhau và có thể cùng giới tính hoặc trai và gái.

Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, thông qua kiểm tra siêu âm, các bác sĩ có thể xác định được mẹ bầu mang song thai cùng trứng hay song thai khác trứng.

Sự phát triển của song thai (tuần 1-12)

Sự phát triển của song thai (tuần 1-12)

Mẹ mang thai đôi qua các tuần cơ thể sẽ có sự thay đổi như thế nào và em bé phát triển ra sao từ tuần 1 – 12 tức là tam cá nguyệt đầu của thai kỳ?

1. Sự phát triển của song thai tuần 1 – 4

Thai nhi tuần 1 – 4 có sự phát triển như sau:

– Hình thành: Đây là giai đoạn trứng thụ tinh và phát triển thành các cặp song thai cùng trứng hay khác trứng.

– Cấy thai trong bụng mẹ: Ở giai đoạn này, mỗi đứa trẻ song thai là một quả cầu tế bào phân chia nhanh chóng. Khoảng hai tuần sau khi thụ tinh, chúng sẽ chui vào niêm mạc tử cung.

– Hình thành nhau thai: Khoảng ba tuần sau khi thụ tinh, nhau thai sẽ bắt đầu hình thành cho mỗi em bé. Nhau thai cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho cặp song thai. Trong một số trường hợp hiếm hoi, các em bé có thể dùng chung một nhau thai.

2. Sự phát triển của song thai tuần 5 – 8

Đến những tuần thai này, song thai đã có sự phát triển đáng kể. Cụ thể:

– Hình thành não và tủy sống: Khoảng sáu tuần, tủy sống và não của mỗi thai nhi bắt đầu phát triển từ ống thần kinh của chính chúng.

– Tay và chân bé nhú lên: Khi mang thai đôi được 8 tuần, các em bé sẽ có các chồi để cho các chi mọc lên trông giống như những mái chèo nhỏ.

– Hai nhịp tim: Trái tim của mỗi em bé đang bắt đầu hình thành và có thể bắt đầu đập. Do vậy, khi siêu âm sẽ nghe thấy hai nhịp tim.

– Tất cả các cơ quan chính hình thành: Vào cuối tuần thứ 8 của thai kỳ, tất cả các cơ quan chính của song thai, bao gồm phổi và bộ phận sinh dục, sẽ bắt đầu phát triển.

3. Sự phát triển của song thai tuần 9 – 12

Sự phát triển của 2 bé giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ nhất như sau:

– Kích thước: Ước tính, khi được 12 tuần, cặp song thai sẽ dài 5,4cm tính từ đầu đến mông. Tuy nhiên, trong một cặp thì thường sẽ có một bé lớn hơn so với bé còn lại. Mẹ có thể nhận ra điều này thông qua siêu âm. Thế nhưng, nếu sự chênh lệch này không quá lớn thì mẹ cũng không cần phải lo lắng.

– Ngón tay, ngón chân và móng tay xuất hiện: Bộ đôi nhỏ bé trong bụng mẹ sẽ bắt đầu phát triển các ngón tay, sau đó là các ngón chân nhỏ. Đến tuần thứ 12, móng tay cũng sẽ bắt đầu mọc.

– Thay đổi bộ phận sinh dục: Đây là thời kỳ bộ phận sinh dục của các bé đang phát triển, thế nhưng cũng đã bắt đầu xuất hiện một số đặc điểm cho biết là trai hay gái.

– Thay đổi đặc điểm khuôn mặt: Giai đoạn này, đặc biệt là ở tuần thứ 12 của thai kỳ, mặt các em bé sẽ phát triển rõ ràng hơn. Cặp song thai cũng sẽ bắt đầu xuất hiện mí mắt, cùng với các dấu hiệu hình thành mũi, mắt và môi trên. Vị trí của mắt cũng thay đổi, 2 mắt đã bắt đầu gần nhau hơn. Đôi tai các bé cũng đã vào gần đúng vị trí như lúc được sinh ra.

– Chồi răng mọc: Giai đoạn này, song thai đã có chồi răng dưới nướu để chuẩn bị cho việc hình thành những chiếc răng nhỏ xinh sau này.

– Thay đổi cấu trúc bên trong cơ thể: Bên trong cơ thể nhỏ bé của cặp song thai, ruột đã di chuyển vào phần bụng. Gan đang tạo ra các enzyme, một chất giúp cơ quan này thực hiện đúng chức năng của nó, và thận thì sản sinh ra nước tiểu để bơm vào túi ối.

– Não bộ phát triển hơn: Não bộ của cặp song sinh tương lai bắt đầu hình thành các kết nối. Vì vậy, các bé có thể phản xạ dưới những sự thay đổi của âm thanh, ánh sáng hoặc sự tác động từ bên ngoài. Tuần thứ 12 của thai kỳ, song thai đã có sự trưởng thành đáng kể khi có thể tự mở và đóng bàn tay cũng như uốn cong các ngón chân bé nhỏ.

– Bắt đầu nấc: Cặp song sinh tương lai bắt đầu nấc nhẹ, mặc dù mẹ bầu có thể chưa cảm nhận được điều này. Hoạt động này rất tốt cho cơ hoành của các bé, giúp chúng có thể tự thở được khi chào đời.

Sự thay đổi của mẹ bầu mang song thai (tuần 1 – 12)

Sự thay đổi của mẹ bầu mang song thai (tuần 1 – 12)

Giai đoạn đầu của thai kỳ, mang thai song sinh, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi qua các tuần thai như sau:

Tuần 1 – 4: Đây là giai đoạn đầu của thai kỳ song thai. Lúc này, cơ thể mẹ có thể sẽ có một số dấu hiệu khác so với mang thai đơn, chẳng hạn như mẹ bị ốm nghén nặng và vú đau, căng tức mạnh hơn do sự thay đổi nội tiết tố. Mẹ cũng có thể bị chảy một ít máu do song thai làm tổ.

Tuần 5 – 8: Đến những tuần mang thai đôi này, mẹ bầu sẽ đi tiểu thường xuyên hơn do thận phải xử lý lượng chất lỏng nhiều. Bên cạnh đó, sự gia tăng của nồng độ hormone hCG và progesterone khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu nhiều hơn. Tình trạng buồn nôn, nôn cũng có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào lúc sáng sớm.

Tuần 9 – 12: Giai đoạn này ngực của mẹ bầu sẽ đầy đặn hơn khi các tuyến sữa và mô mỡ trong vú phát triển để chuẩn bị cho không chỉ một mà là hai em bé bú.

Ngoài ra, mẹ còn tăng tiết dịch âm đạo. Mang thai đôi đồng nghĩa với việc lượng máu và hormone di chuyển trong cơ thể mẹ tăng lên, vì vậy, mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo nhiều hơn. Mẹ hoàn toàn không phải lo lắng nếu thấy dịch màu trắng hoặc trong, thế nhưng, dịch có mùi hôi và ngứa ngáy khó chịu, mẹ hãy tới bệnh viện để thăm khám.

Lời khuyên của bác sĩ khi mang song thai (tuần 1 – 12)

Lời khuyên của bác sĩ khi mang song thai (tuần 1 – 12)

– Từ tuần thứ 1 – 12 của thai kỳ mang song thai, mẹ bầu cần lưu ý đi khám thai tối thiểu đủ 3 mốc: sau khi phát hiện trễ kinh 1 tuần, mốc 2 ở tuần thứ 7 – 8 và mốc 3 vào tuần thứ 12.

– Bổ sung các loại vitamin tổng hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

– Trong thời gian mang song thai 3 tháng đầu, mẹ cần chú ý hạn chế vận động mạnh, tập các môn thể thao dùng nhiều sức hoặc mạo hiểm như leo núi, chạy bộ… Tốt hơn hết, nếu cơ thể khỏe mạnh, mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng.

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều axit folic để tốt cho sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi. Đây là giai đoạn đầu của thai kỳ nên mẹ bầu chưa cần ăn nhiều, thế nhưng cũng cần ăn uống khoa học, đủ chất.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mang song thai 37 tuần, mẹ nên lưu ý những gì?

Bí quyết mang bầu song thai (tuần 1 – 12)

Mang bầu song thai tam cá nguyệt thứ nhất, phần lớn mẹ bầu gặp tình trạng ốm nghén. Thậm chí, một số mẹ bị nghén rất nặng. Lúc này mẹ nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, ưu tiên những thực phẩm khô như bánh quy, bánh mì và hạn chế các đồ ăn gây kích thích dạ dày như đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ chua cay hoặc có mùi khó chịu.

Gian đầu thai kỳ, thai nhi chưa ổn định thế nên mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế căng thẳng để không ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Trên đây là sự phát triển của song thai (tuần 1-12). Qua các giai đoạn phát triển này của thai kỳ, mẹ bầu có thể biết được tình trạng của các em bé trong bụng. Người mẹ mang thai đôi có nguy cơ gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ và cả khi sinh, vậy nên bạn hãy chú ý tới sức khỏe nhiều hơn nhé!

Hương Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 12 Weeks Pregnant with Twins or Multiples
https://parenting.firstcry.com/articles/12-weeks-pregnant-with-twins-or-multiples/
Truy cập ngày: 25/07/2021

2. Pregnant with twins
https://www.nhs.uk/pregnancy/finding-out/pregnant-with-twins/
Truy cập ngày: 25/07/2021

3. Multiple Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/multiple-pregnancy
Truy cập ngày: 25/07/2021

4. Twin pregnancy: What twins or multiples mean for mom
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/twin-pregnancy/art-20048161
Truy cập ngày: 25/07/2021

5. Impact of Conception Method on Twin Pregnancy Course and Outcome
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4210381/
Truy cập ngày: 25/07/2021

x