Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Cân nặng của mẹ bầu khi mang thai 26 tuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ bầu trước khi mang thai (Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m))
- Số lượng thai nhi mẹ đang mang
- Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt của mẹ bầu
– Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nếu chỉ khối cơ thể của mẹ bầu trước khi mang thai ở mức bình thường (BMI= 18,5-24,9) thì mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10-12kg. Mức tăng cân cụ thể như sau:
+ 3 tháng đầu (quý I): 1 kg
+ 3 tháng giữa (quý II): 4-5 kg
+ 3 tháng cuối (quý III): 5 – 6 kg
– Tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI <18,5): Mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi có thai.
– Tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (TC, BP) (BMI ≥25): Mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi có thai
– Đối với mẹ bầu mang đa thai, mức cân nặng tăng thêm sẽ cao hơn, dao động từ 16-20kg.
Cân nặng của mẹ trước khi có thai và sự tăng cân trong thai kỳ ảnh hưởng rõ rệt đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Mẹ có cân nặng trước khi có thai dưới 40 kg, cân nặng trước khi đẻ dưới 47 kg và tăng cân trong khi có thai dưới 5 kg có nguy cơ đẻ con nhẹ cân < 2.500g.
Mẹ bầu nên theo dõi cân nặng của mình thường xuyên để đảm bảo cân nặng tăng thêm phù hợp với chỉ định của bác sĩ. Nếu cân nặng tăng quá nhiều hoặc quá ít thì mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp.
2. Đau lưng, chuột rút bắp chân
Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân.
Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.
Ngoài các biện pháp cải thiện như trên, khi gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân mẹ bầu cũng cần phải xem lại việc bổ sung canxi trong thai kì của mình như nào; hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng canxi bổ sung cũng như cách uống đúng nhé.
>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹo hay giảm chuột rút khi mang thai
3. Rốn nhô ra
Khi mang thai 26 tuần, mẹ đã đi được 2/3 chặng đường của thai kỳ và tử cung của mẹ cao hơn rốn khoảng 1 cm. Tử cung phình ra đủ để đẩy bụng của mẹ bầu về phía trước, làm cho rốn của mẹ nhô ra. Tuy nhiên, nó sẽ trở lại vị trí ban đầu sau khi sinh.
4. Mất ngủ
Chứng ợ nóng và chuột rút ở chân, đi tiểu thường xuyên khiến mẹ khó đi vào giấc ngủ. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng với những bài tập an toàn dành cho bà bầu. Đồng thời, mẹ cũng không nên uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
5. Bị phù chân khi mang thai 26 tuần
Tuần 26 của thai kỳ là thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng, trọng lượng thai nhi tăng lên, tử cung cũng lớn hơn, chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến máu khó lưu thông về tim. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây phù chân ở bà bầu.
Ngoài ra, trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sản xuất nhiều hormone progesterone, có tác dụng giãn mạch, khiến máu lưu thông chậm lại. Điều này cũng góp phần gây phù chân.
Tình trạng phù chân khi mang thai 26 tuần thường là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý theo dõi tình trạng phù chân của mình và nên đi khám bác sĩ khi phù chân xuất hiện ở mức độ nặng, kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn,…