Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/12/2020

Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa

Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa
Mẹ băn khoăn rằng thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Dấu hiệu nào nhận biết bé đã quay đầu về ngôi thuận? MarryBaby cung cấp thông tin cho mẹ ở bài viết này nhé.
Thai 28 tuần đã quay đầu chưa
Thai 28 tuần đã quay đầu chưa?

Mẹ mang thai được 28 tuần tức là đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Lúc này mẹ đã đi được 2/3 chặng đường về đích, chỉ còn 2 tháng nữa thôi là mẹ và bé có thể được gặp nhau. Thế nhưng, để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt ấy, thì thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Ở tam cá nguyệt này, thai có sự phát triển như thế nào?

Mẹ có biết, tới tuần thai thứ 28, bé yêu đã có những thay đổi đáng kể rồi không? Lúc này, bé có thể đang bận rộn với các kỹ năng mới như mút ngón tay, nháy mắt, nấc hoặc hít thở. Thật là thú vị phải không nào!

Thai nhi tuần 28 phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 28, em bé có kích thước bằng một quả cà tím. Với nhiều lớp mỡ, em bé giờ đã dài hơn 38cm và nặng khoảng 1,1kg.

Khi mang thai được 28 tuần, có một số bước phát triển thú vị của bé, chẳng hạn:

  • Bé đã có thể mở và nhắm mắt, có thể nhìn thấy một số ánh sáng chiếu qua bụng mẹ, thậm chí có thể phân biệt ánh sáng và bóng tối.
  • Bé có một số lông mi.
  • Bé bắt đầu kiểm soát nhiệt độ cơ thể của mình do hệ thống thần kinh trung ương phát triển.
  • Có thể quay lại hoặc di chuyển xung quanh để phản ứng với sự thay đổi của ánh sáng.
  • Bé di chuyển nhưng vị trí của con thì sao? Liệu con đã quay đầu để chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới?

    Thai 28 tuần đã quay đầu chưa?

    thai 28 tuần

    Nhiều mẹ bầu thắc mắc thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Thai nhi tuần 28 có thể có 3 khả năng sau:

    • Bé có thể có ngôi thai đầu: tức là đầu quay xuống dưới cổ tử cung.
    • Thai ngôi mông: đầu hướng lên trên; mông hoặc chân quay xuống phía dưới, hoặc cả 2 quay xuống dưới.
    • Thai ngôi ngang: phần vai của bé nằm ngang và bề mặt tiếp xúc khá lớn với âm hộ của mẹ.

    Lúc này, muốn biết chính xác vị trí của ngôi thai – tư thế nằm của thai nhi thì phải thông qua siêu âm.

    Tuy nhiên, trên thực tế, thời điểm quay đầu của thai nhi ở mỗi bà mẹ là khác nhau. Thông thường, ở tuần thai thứ 35, 36 thì mẹ biết thai nhi đã quay đầu hay chưa. Nhưng trong một số trường hợp, thai nhi có thể quay đầu sớm hơn, ở tuần 28 của thai kỳ. Khả năng này xảy ra nhiều hơn ở những mẹ mới lần đầu mang thai.

    Vậy, nếu trong giai đoạn này, thai chưa quay đầu, thì mẹ có cần lo lắng? Các bác sĩ cho biết, trong vài tuần tới, bé có thể sẽ tự xoay chuyển vị trí. Vậy nên mẹ bầu đừng quá lo lắng nhé.

    Lưu ý rằng một số trẻ sẽ không thay đổi cho đến sau tuần 30, và một số có thể không bao giờ quay đầu (như trẻ ở tư thế ngôi mông). Trong trường hợp này, mẹ bầu có khả năng phải sinh mổ.

    Ngoài siêu âm, làm thế nào mẹ biết được thai 28 tuần đã quay đầu chưa?

    Thai quay đầu mẹ có hiện tượng gì?

    Thai quay đầu mẹ có hiện tượng gì?

    Khi thai nhi đã ổn định vị trí sinh, tức là đầu đã quay xuống dưới, lúc này tử cung mở rộng đè lên dây thần kinh tọa ở phần dưới của cột sống.

    Vào giai đoạn này, mẹ bầu thường xuyên phải đi tiểu, bên cạnh đó có thể có các dấu hiệu đau thần kinh tọa, như cảm thấy đau nhói, ngứa ran hoặc tê bì bắt đầu ở mông và lan xuống mặt sau của chân. Cơn đau thần kinh tọa đôi khi khá dữ dội, có thể qua đi nếu thai nhi thay đổi tư thế, nhưng cũng có thể kéo dài cho đến khi mẹ bầu sinh xong.

    Ngoài ra, mẹ cũng có thể xác định được ngôi thai thuận hay chưa bằng cách sờ nắn bụng. Nếu thai thuận thì bụng mẹ có hình ovan. Hoặc mẹ quan sát vị trí em bé đạp, nếu bé đạp lên trên hoặc 2 bên mạng sườn (không phải thúc xuống dưới) tức là thai đã quay đầu.

    Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 28

    Lời khuyên cho mẹ bầu tuần 28

    Để tuần thai thứ 28 trở đi không quá khó chịu với mẹ, hãy thực hiện theo một số cách sau:

    • Ngâm mình trong bồn nước ấm, nằm dài hoặc nghỉ ngơi trên giường có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu.
    • Em bé to khiến da vùng bụng căng, ngứa. Mẹ hãy thoa một ít kem dưỡng da có nguồn gốc từ thiên nhiên, hoặc sử dụng dầu dừa massage nhẹ nhàng để da dịu nhẹ đi.
    • Tình trạng táo bón có thể xảy ra và nặng hơn ở tuần thai thứ 28, vậy nên mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ hơn trong thực đơn của mình.
    • Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Có thể rồi hoặc chưa. Nhưng giai đoạn này, ngực mẹ đã lớn hơn rất nhiều. Thế nên, để thoải mái, mẹ hãy chọn những loại áo ngực rộng rãi, nâng được bầu vú và thấm hút mồ hôi tốt.
    • Thai nhi 28 tuần, mẹ cũng cần phải khám thai đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ (thông thường là khám thai 2 tuần/lần) và siêu âm theo chỉ định. Bên cạnh đó, cần theo dõi hoạt động và lần đạp của bé.
    • Một số việc mẹ bầu nên làm trong tuần thai 28, khi bụng chưa quá nặng nề, đó là lên danh sách những thứ cần sắm cho công cuộc vượt cạn của mẹ. Cần mua những gì cho mẹ và bé thì lúc này mẹ nên sắm sửa dần. Đồng thời tiến hành giặt giũ, phơi phóng, chuẩn bị tươm tất quần áo, giường cũi… cho trẻ sơ sinh.
    • Trong tam cá nguyệt thứ ba này, mẹ cũng cần phải tiêm vắc xin để chủng ngừa tăng cường uốn ván, bạch hầu và ho gà giúp bảo vệ bé khỏi những căn bệnh này.
    • Mẹ cũng nên đăng ký các lớp học tiền sản và dành nhiều thời gian cho bản thân mình như nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng những phút giây thoải mái trước khi bận rộn với việc bé chào đời.
    • Đây cũng là giai đoạn mẹ có thể tìm hiểu thông tin để lựa chọn bệnh viện và bác sĩ đỡ đẻ. Có thể gặp và trao đổi trước với bác sĩ về nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng của mình để đảm bảo cho cuộc vượt cạn thành công.

    Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Bài viết của MarryBaby đã giải đáp cho mẹ câu hỏi ấy. Mẹ đừng lo lắng nếu em bé chưa quay đầu nhé. Hy vọng rằng con bạn sẽ “ngoan ngoãn” trong tư thế chúc đầu xuống dưới để sẵn sàng cho ngày “khai hoa nở nhụy” trọng đại của 2 mẹ con!

    Đan Nguyên

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x