Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 27/03/2023

Thai 38 tuần gò cứng bụng nguyên nhân vì đâu? Có phải sắp sinh?

Thai 38 tuần gò cứng bụng nguyên nhân vì đâu? Có phải sắp sinh?
Ở những tháng cuối thai kỳ, mỗi hiện tượng khác lạ đều khiến mẹ bầu lo lắng và tìm cách giải mã. Vậy thai 38 tuần gò cứng bụng có phải sắp sinh?

Thai 38 tuần gò cứng bụng có phải dấu hiệu sắp sinh? Mẹ bầu cần biết rõ nguyên nhân và cách xử lý cho trường hợp này để không gây nguy hiểm trong thai kỳ.

Thai 38 tuần gò cứng bụng

Thai 38 tuần gò cứng bụng là một hiện tượng mẹ bầu thường gặp. Nguyên nhân có thể là những cơ co thắt tử cung Braxton Hicks (hay còn gọi là chuyển dạ giả) hoặc có thể là dấu hiệu mẹ sắp lâm bồn.

Những cơn co thắt này xuất hiện khá sớm trong thai kỳ nhưng thường không được nhận diện cho đến những tháng gần cuối.

Ngoài ra, thai 38 tuần gò cứng bụng cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng như viêm nhiễm, táo bón, mất nước…

>> Xem thêm: Sự phát triển của thai 38 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không?

Đây chắc chắn là thời điểm chuyển dạ nếu mẹ bầu mang thai 38 tuần gò cứng bụng liên tục kèm theo những dấu hiệu như dịch âm đạo có màu hồng nhạt hoặc nâu, đau nhức lưng, vỡ ối… Các cơn co thắt sẽ xuất hiện mạnh và nhanh ở khu vực lưng dưới và cả phần bụng. Đặc điểm của cơn gò sắp sinh bao gồm:

  • Mẹ có cảm giác đau vùng lưng, sau đó chuyển dần ra phía trước bụng và đau lan từ đáy tử cung xuống dưới.
  • Những cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, có chu kỳ, mạnh dần, mỗi cơn co thấy bụng co cứng, cảm giác đau tăng dần trong mỗi cơn co.
  • Có khoảng 2 cơn co trong 10 phút, thời gian cơn co tử cung ngày càng kéo dài (> 25 giây), trong khoảng 1-2 giờ, sau đó tăng dần về tần số và cường độ.

Nguyên nhân thai 38 tuần gò cứng bụng

Thai 38 tuần gò cứng bụng

1. Viêm nhiễm khiến thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm

Một trong các nguyên nhân dẫn đến sinh non là do các chứng viêm nhiễm ở mẹ bầu, điển hình là viêm đường sinh dục và viêm màng ối, ngoài ra còn có thể do viêm niệu đạo, viêm đường ruột…

Tuy 38 tuần thì không sợ sinh non, nếu vào chuyển dạ thì có thể sinh bình thường, nhưng đau hoặc gò cứng bụng có thể do cảm giác co thắt của nhiễm trùng đường ruột, đường tiết niệu, thường sẽ kèm đau bụng, hoặc sốt…

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng có nguy hiểm không?

2. Co thắt tử cung giả

Thai 38 tuần gò cứng bụng có thể chỉ là hiện tượng tử cung co thắt giả, với điều kiện không kèm theo đau đớn, cường đô thường nhẹ, thời gian xuất hiện ngắn, khộng kèm theo những dị thường khác, đến và đi thường không có dấu hiệu nào.

3. Thai 38 tuần gò cứng bụng liên tục có thể là dấu hiệu sắp sinh

Nếu nhận thấy các đặc điểm của cơn gò sắp sinh như đã nói ở trên, mẹ hãy đến bệnh viện sớm để được bác sĩ theo dõi nhé.

>> Xem thêm: Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có phải sắp sinh không?

4. Chuyển động của thai nhi

Việc thai nhi ngày một phát triển về kích thước khiến tử cung của mẹ dần chật chội so với bé. Dẫn đến việc, mỗi khi bé “mỏi chân mỏi tay” muốn thay đổi tư thế, xoay người hoặc thai nhi đạp vào bụng mẹ thì bụng mẹ bị gò cứng lên. Vậy khi thai nhi chuyển động xoay người cũng có thể khiến thai 38 tuần gò cứng bụng.

4. Thai 38 tuần gò cứng bụng khó thở dó áp lực của thai nhi lên tử cung

Thai 38 tuần gò cứng bụng

Thai nhi trong bụng lớn lên sẽ chèn ép lên khoang chậu, bàng quang và trực tràng của mẹ. Thường thì trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ sẽ không cảm nhận rõ được điều này.

Tuy nhiên, từ đầu tam cá nguyệt thứ 3 trở đi, thai nhi sẽ lớn rất nhanh, tử cung phình to gây áp lực lên các bộ phận khác. Khi đó hãy thử ngồi xuống nghỉ hoặc thay đổi tư thế xem nhé.

6. Thai 38 tuần gò cứng bụng đau lâm râm do mẹ bị táo bón

Hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai những tuần cuối cũng có thể là do mẹ bầu bị táo bón. Việc có một chế độ ăn uống ít chất xơ, hoặc chính ở độ tuổi thai này, vùng tiểu khung bị tử cung chèn ép làm chậm nhu động ruột táo bón. Vì vậy, mẹ hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh và trái cây nhé!

>>> Bạn có thể tham khảo: Mang thai 38 tuần có quan hệ được không?

7. Mẹ bị mất nước

Tình trạng mất nước có thể làm thai 38 tuần gò cứng bụng. Do đó, mẹ nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể nhé. Tốt nhất là nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

8. Bàng quang đầy

Nếu mẹ cảm thấy bàng quang đầy nước thì hãy nhanh chóng đi tiểu ngay. Tình trạng bàng quang đầy ngước có thể khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng thai 38 tuần gò cứng bụng.

Mẹ bị mất nước, bằng quang đầy là 2 trong số những điều kiện ảnh hưởng có thể khởi phát cơn co Braxton Hicks nên có thể gây gò cứng bụng…

>> Xem thêm: Thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Mang thai tuần 38 nên làm gì?

Cuối thai kỳ, bụng to và nặng nề kèm theo những cơn co thắt tử cung khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi hơn. Hãy chú ý nghỉ ngơi hợp lý tránh để cơ thể mất sức và chuẩn bị cho cuộc vượt cạn, lên kế hoạch, sắp xếp cho cuộc sinh là vừa rồi mẹ nhé.

Khi mang thai, lúc đi đường hoặc sinh hoạt, bạn cần thận trọng để tránh kích thích tử cung, đặc biệt không để vùng bụng bị va chạm, dù nặng hay nhẹ đều sẽ tác động không tốt cho thai nhi.

thai 38 tuần gò cứng bụng
Bạn nên chú ý lúc đi đường hoặc sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe thai nhi

Nếu thai 38 tuần gò cứng bụng, thai 38 tuần đau bụng lâm râm mà không phán đoán được nguyên nhân, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, nhất là khi có thêm triệu chứng đau bụng, đau lưng, chảy dịch âm đạo bất thường…

Tâm trạng của mẹ luôn truyền đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu càng gần ngày sinh càng phải giữ cảm xúc ổn định, lạc quan và vui tươi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Mẹ bầu sắp sinh cần chú ý điều gì?

Bạn cần đảm bảo thực đơn có đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé. Cũng như tất cả các giai đoạn của thai kỳ, chế độ ăn lành mạnh, cân đối luôn tốt cho mẹ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Are You in Labor?
https://kidshealth.org/en/parents/true-labor.html
Truy cập ngày 12/2/2022

2. Week 38 – your third trimester
https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/3rd-trimester/week-38/
Truy cập ngày 12/2/2022

3. Why is my stomach tightening at 38 weeks pregnant?
https://www.sidmartinbio.org/why-is-my-stomach-tightening-at-38-weeks-pregnant/
Truy cập ngày 12/2/2022

4. Braxton Hicks contractions
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/braxton-hicks-contractions
Truy cập ngày 12/2/2022

5. Stomach Tightening During Pregnancy
https://parenting.firstcry.com/articles/stomach-tightening-during-pregnancy/
Truy cập ngày 12/2/2022

x