Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nội dung được tài trợ
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng tìm hiểu thêm tại trang chính sách của MarryBaby.
Những cử động của thai nhi, trước hết, giống như một lời chào bé gửi đến mẹ: “Mẹ ơi, con đây, mẹ có cảm nhận được con không?”. Đây không những là sợi dây liên kết thiêng liêng tình cảm mẹ-con, việc theo dõi thai máy còn giúp mẹ biết sức khỏe của em bé trong bụng. Vì vậy, hẳn mẹ sẽ rất nóng lòng muốn biết thai bao nhiêu tuần thì đạp.
Thai máy hay cử động thai là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà người mẹ cảm nhận được.
Thai máy là hiện tượng thai nhi có cử động, di chuyển, tay chân đấm đá, những cử động của cơ thể như vặn vẹo và nhào lộn trong bụng mẹ. Ở những tuần thai nhi còn nhỏ thì mẹ khó cảm nhận được. Nhiều mẹ cảm nhận thai máy như con cá quẫy đuôi, như bắp rang nổ.
Vì vậy rất nhiều người mẹ nhầm tưởng mình đói bụng, đầy hơi. Tuy nhiên kể từ những cử động đầu tiên ấy, bé sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn và chẳng bao lâu sau mẹ sẽ dễ dàng xác định được đâu là những cử động thai.
Thai bao nhiêu tuần thì đạp? Thực ra từ khi 8 tuần tuổi, thai nhi đã bắt đầu cử động. Tuy nhiên, lúc này còn quá nhỏ, cử động của thai nhi quá nhẹ nên mẹ không thể cảm nhận được. Đến khi thai nhi 4 tháng tuổi, người mẹ có thể lần đầu tiên cảm nhận được thai máy. Thường những người mang thai con thứ sẽ cảm nhận thai máy tốt hơn so với những người sinh con đầu lòng.
Cử động thai được chia thành 4 trạng thái:
Cử động thai liên tục kèm cử động của mắt và gia tăng tim thai. Hai trạng thái đầu tiên là phổ biến nhất.
Thai máy không chỉ là một dấu hiệu giúp mẹ cảm nhận rõ hơn về mầm sống đang ngày càng lớn lên trong bụng mình. Theo dõi thai máy cũng giúp mẹ nhận ra được tình trạng sức khỏe của thai nhi qua số lần và cường độ của các cử động. Cách nhận biết thai máy dưới đây sẽ giúp các mẹ xác định chính xác.
Việc cảm nhận cử động của thai nhi không chỉ phụ thuộc vào tuổi thai mà còn tùy thuộc lượng nước ối nhiều hay ít, thành bụng mẹ dày hay mỏng. Thêm vào đó, các mẹ mang thai lần đầu sẽ chậm cảm nhận những cử động thai máy hơn so với các mẹ đã mang thai lần 2, lần 3.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai máy nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách để thai máy ổn định
Những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu phải theo dõi số lượng máy của thai kỳ vì điều này nói lên sức khỏe của thai nhi. Mỗi lần theo dõi 1 giờ, trong lúc tỉnh thai nhi cử động 4-6 lần/một giờ.
Nếu thai nhi máy ít hơn chuẩn này thì có thể bé đang ngủ, mẹ đói bụng hoặc gặp rắc rối về sức khỏe, còn nếu thai nhi cử động quá nhiều thì rất có thể bị stress ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ qua.
Ở những tháng cuối thai kỳ, thai phụ hay nhầm lẫn giữa thai máy với cơn gò tử cung. Cơn gò tử cung sẽ làm toàn bộ phần bụng cứng chắc lên và có thể gây đau. Trong khi đó thai máy chỉ tác động ở một vùng bụng mà thôi.
Thai bao nhiêu tuần thì đạp? Mang thai tháng thứ 4, hầu hết người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy và ngày càng cảm nhận cử động thai rõ nét từ tuần thứ 30 trở đi, tuần thứ 38 là đạt đỉnh cao, một ngày đêm có thể thai máy đến 130 lần.
Đa số các mẹ sẽ có cảm giác thai thường máy nhiều hơn vào buổi tối và buổi sáng. Sau 5 tháng, nếu chưa thấy thai máy là dấu hiệu đáng ngại, các mẹ nên đi khám ngay.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai máy như thế nào, sức khỏe của con thế nấy
Trường hợp thai máy ít đi có thể là một tín hiệu cho thấy thai thiếu oxy. Với trường hợp này, thai phụ sẽ cảm nhận được thai máy không yên. Vì vậy cần theo dõi tình hình thai nhi qua việc đếm số lần thai máy, đặc biệt với thai nhi từ tháng thứ 7 trở đi.
Phương pháp đếm thai máy nên tiến hành vào sáng sớm, buổi trưa và buổi tối mỗi ngày, ở nơi yên tĩnh, sau ăn 30 phút, không hoạt động mạnh trước đó, đếm trong vòng 1 giờ đồng hồ.
Nếu không đủ 4 lần trong 1 giờ, bạn hãy ngồi dậy đi 1 vòng, uống 1 ly nước lọc rồi đếm lại trong 1 tiếng. Nếu vẫn không đủ số lần, bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Một trong những điều thú vị nhất của việc mang thai là cảm thấy em bé đạp. Sự chuyển động của thai nhi sẽ giúp mẹ biết thói quen hoạt động cũng như tình trạng sức khỏe của con.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm: Những điều con muốn nói
Biết rõ thai bao nhiêu tuần thì đạp, mẹ sẽ chủ động hơn trong việc theo dõi thai máy. Bên cạnh việc hình thành những cảm xúc tích cực, bắt đầu kết nối với bé cưng, mẹ cũng đừng quên để ý những dấu hiệu bất thường để kiểm tra kịp thời khi thai yếu nhé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Your baby’s movements
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/
Truy cập ngày 7/2/2022
2. Counting Baby Kicks
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/while-pregnant/counting-baby-kicks/
Truy cập ngày 7/2/2022
3. Baby movements during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy
Truy cập ngày 7/2/2022
4. Baby movements in pregnancy
https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-symptom-checker/baby-fetal-movements
Truy cập ngày 7/2/2022
5. Your Baby’s Movements
https://www.kickscount.org.uk/your-babys-movements
Truy cập ngày 7/2/2022