Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 29/05/2023

Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu
Bao nhiêu tuần thì thai máy là thắc mắc của rất nhiều thai phụ. Nếu bạn cũng đang có cùng câu hỏi thì hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.

Bao nhiêu tuần thì thai máy, thai máy ở vị trí nào, mấy tháng thai nhi biết đạp là những vấn đề rất quan trọng. Nắm vững thời kỳ thai máy có thể giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của con. Ngoài ra điều này còn giúp bạn kịp thời phát hiện những vấn đề nghiệm trọng của sức khỏe thai nhi.

Thai máy là gì?

Thai máy một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ. Đó có thể là những hoạt động như: huýt tay, lộn vòng, đá chân hay đạp chân của em bé.

Thai máy ở mỗi người mẹ là không giống nhau, thời điểm thai máy cũng khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, vào những tháng cuối thai kỳ, thai máy sẽ sẽ diễn ra mạnh mẽ với tần suất nhiều hơn.

Thai máy là gì?
Thai máy rất quan trọng đối với sức khỏe và phát triển của bé

Thai biết máy, biết đạp và chuyển động trong bụng mẹ là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển khoẻ mạnh và bình thường, các mẹ đừng nên quá lo lắng.

Các mẹ biết không, thai máy còn là cách mà em bé phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài như: ánh sáng, tiếng ồn hay thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.

Bao nhiêu tuần thì thai máy?

Khi thai nhi được 8 tuần tuổi, bé đã bắt đầu biết cử động. Tuy nhiên, những cử động này quá nhẹ do bé còn quá nhỏ, vì vậy rất khó để mẹ có thể cảm nhận được.

Chỉ khi bé con được 4 tháng tuổi, tức là vào khoảng tuần 15-16, cảm nhận về cử động của thai nhi, hay còn gọi là thai máy, sẽ rõ ràng hơn.

Khi mẹ mang bầu được 30-38 tuần, thai máy đạt đỉnh, mẹ sẽ cảm nhận cử động của con khoảng 130 lần mỗi ngày. Số lần và cường độ thai máy thông thường diễn ra theo quy luật nhất định.

Thai bao nhiêu tuần thì mẹ cảm nhận được thai máy?
Bao nhiêu tuần thì thai máy?

Theo đó, bé cử động ít hơn vào sáng sớm, nhưng lại nhiều hơn về chiều tối. Chính nhờ cử động thai máy, mẹ sẽ nắm được tình hình sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Khi thai máy bất thường, tức là ít đi, là tín hiệu của tình trạng bé con đang thiếu một lượng lớn ô-xy. Trường hợp này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng đều có ý nghĩa là thai không được khoẻ mạnh, nếu không phát hiện kịp thời, thai rất dễ bị chết lưu.

Do đó, mẹ bầu cần biết cách theo dõi bé bao nhiêu tuần thì thai máy, đếm số lần thai máy, nhất là sau khi thai nhi bước sang tháng thứ 7.

>>> Bạn có thể tham khảo: 8 dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần biết để kịp thời xử lý

Nhận biết thai máy vào thời điểm nào?

Bao nhiêu tuần thì thai máy? Thai nhi trong bụng mẹ thường ở 4 trạng thái: 1 là trạng thái tĩnh lặng, 2 là trạng thái cử động thường xuyên, 3 là trạng thái cử động mắt liên tục và 4 là cử động thai đơn độc.

Trong 4 trạng thái này em bé thường ở trạng thái 1 và 2. Khi em bé ở trạng thái 2 mẹ bầu sẽ cảm nhận được chuyển động của em bé một cách rõ ràng nhất.

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm

Bao nhiêu tuần thì thai máy? Thai nhi trong bụng mẹ có lúc tỉnh táo, cũng có lúc đi ngủ nhưng nhìn chung thai nhi đạp nhiều vào ban đêm hơn. Em bé sẽ có xu hướng chuyển động nhiều nhất trong khoảng từ 21 – 1 giờ tối hoặc sau khi mẹ vừa mới ăn xong.

Sự thay đổi lượng đường trong máu sẽ làm tăng số lần thai máy của em bé trong bụng mẹ. Mẹ biết không, tư thế ngủ của mẹ cũng sẽ làm ảnh hưởng tới tần số thai máy.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Cách xử trí khi thai máy bất thường

Thai máy ở vị trí nào?

Khi mẹ bầu nằm nghiêng một bên cũng được các bé yêu thích và thai máy nhiều hơn. Lý do là khi nằm nghiêng máu được cung cấp nhiều hơn đến thai nhi.

Các vị trí như đạp bụng, đá chân của thai nhi có thể ở bất kì vị trí nào trong bụng của mẹ, thậm chí là bé lộn vòng nữa cơ. Nhưng chủ yếu thai máy nhiều nhất phải kể đến phần bụng dưới và phần bụng bên trái.

thai máy từ tuần bao nhiêu
Bên cạnh lưu tâm bao nhiêu tuần thì thai máy, bố mẹ cần chú ý tần suất thai máy

Thai máy ở bụng dưới

Nếu bé cưng tích cực đạp bụng dưới, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn nếu dạ dày của mẹ được nạp quá nhiều thức ăn. Điều này là do bé đã được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ di chuyển ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc quá lớn cũng khiến bé “khó chịu” hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
  • Tư thế nằm của bà bầu: Khi mẹ nghiêng sang bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Thai đạp nhiều bên trái

Trong những tháng cuối thai kỳ, kích thước của bé lớn hơn, không gian không còn đủ rộng rãi khiến bé phải ổn định vị trí bằng cách quay đầu về phía cổ tử cung của mẹ.

Khi xoay đầu xuống dưới, mông của bé sẽ ở đáy tử cung còn phần lưng thường ở bên phải hoặc bên trái tử cung. Nếu phần lưng nằm ở bên phải thì chân tay bé sẽ quay sang trái.

mấy tháng bé biết đạp trong bụng mẹ
Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu nhưng nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái

Như vậy, các động tác đạp, đấm từ chân tay của bé sẽ gây ra tác động chủ yếu lên vùng bụng trái tạo ra những cơn gò tử cung. Do vậy, hiện tượng này là hoàn toàn bình thường, mẹ đừng lo lắng quá. Em bé đạp nhiều là dấu hiệu của một thai kỳ khoẻ mạnh

Mách mẹ cách theo dõi thai máy

Nhịp sinh học của bé sẽ quyết định tần suất thai máy và bao nhiêu tuần thì thai máy. Theo ý kiến của các chuyên gia, không có tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường.

Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều. Vào 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên thường xuyên theo dõi thai máy để đánh giá sức khỏe của con.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai mấy tuần thì vào tử cung: Mấu chốt ở ngày kinh cuối!

Trong lúc thức, bé sẽ cử động tối thiểu 3-4 lần. Thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp bất thường gì đó. Vậy khi thai cử động quá nhiều, khoảng hơn 20 lần mỗi giờ đồng hồ?

Rất có thể thai nhi đang bị stress do chính mẹ tác động sang. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, mẹ cần đến bệnh viện thăm khám.

Cách theo dõi thai máy như sau: Vào giờ cố định trong ngày buổi sáng, trưa, chiều hay tối, mẹ tranh thủ đếm số cử động thai đặc biệt là sau các bữa ăn trong ngày, mẹ bầu được nghỉ ngơi thư dãn, để đếm cử động thai. Nếu bận, mẹ nên đếm ít nhất một lần trong ngày.

Mỗi lần đếm khoảng 1 tiếng. Theo đó:

  • Thai khi khỏe mạnh là khi có hơn 4 lần cử động trong 1 tiếng, 3 cữ như vậy mỗi ngày.
  • Nếu thai máy ít hơn 4 lần, nếu chưa ăn có thể uống, hay ăn nhẹ ,có thể vận động nhẹ nhàng để nếu bé đang ngủ có thể thức dậy, sau đó nằm và đếm cử động thai trong vòng 1 hoặc 2-4 giờ để theo dõi chi tiết hơn. Lúc này, nếu bé cử động 4 lần/giờ là ổn.
  • Trong 4 giờ nhiều hơn 10 cử động thai, liên tục như vậy khoảng 3 cữ/ngày cũng ổn.
  • Ngược lại, nếu trong 4 giờ ít hơn 10 lần thai máy, mẹ nêu nhập viện để được thăm khám và theo dõi tình trạng thai nhi.

Có thể nói rằng, bao nhiêu tuần thì thai đạp, thai máy vị trí nào là những điều mà mẹ bầu nào cũng cần biết để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các mẹ hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để được kiểm tra ngay nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Fetal Movement
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470566/
Truy cập ngày 18/4/2022

2. Your baby’s movements
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/
Truy cập ngày 18/4/2022

3. Fetal Movement
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/fetal-movement
Truy cập ngày 18/4/2022

4. Kicks count
https://www.ulh.nhs.uk/content/uploads/2018/10/Kicks-count-leaflet.pdf
Truy cập ngày 18/4/2022

5. During Pregnancy
https://www.cdc.gov/pregnancy/during.html
Truy cập ngày 18/4/2022

 

x