Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa MarryBaby
Cập nhật 24 giờ trước

Bí quyết thai giáo: Mẹ làm đúng, con sinh ra khỏe mạnh, thông minh

Bí quyết thai giáo: Mẹ làm đúng, con sinh ra khỏe mạnh, thông minh
Thai giáo là một phương pháp giáo dục con từ trong bụng mẹ đã được nhiều nước tiên tiến áp dụng. Tại Việt Nam, phương pháp này cũng đang được nhiều ông bố, bà mẹ áp dụng.

Thai giáo là phương pháp giáo dục và tương tác giữa người mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm kích thích sự phát triển tiềm năng cả về thể chất lẫn trí tuệ của bé. Vậy mẹ cần thai giáo như thế nào để con sinh ra thông minh, khỏe mạnh?

Bên cạnh lợi ích giúp con phát triển vượt trội, thai giáo còn được nhiều cha mẹ áp dụng nhằm tạo mối liên kết tình cảm với thai nhi. Thai giáo ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác biệt dựa trên sự phát triển của thai nhi. Để rõ hơn mời bạn tham khảo ngay nội dung dưới đây.

Giới thiệu 2 phương pháp thai giáo phổ biến

Theo các chuyên gia, hiện có 2 phương pháp hướng dẫn thai giáo cho con được nhiều gia đình áp dụng mang lại hiệu quả cao là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.

Trong khi cách giáo dục thai nhi trực tiếp tập trung sử dụng những thông tin bên ngoài để tác động đến 5 giác quan của cả mẹ lẫn bé, phương pháp gián tiếp sẽ chú trọng vào sự chăm sóc tinh thần và dinh dưỡng cho bà bầu để con nắm và hiểu những suy nghĩ, hành động và cảm xúc của mẹ.

1. Phương pháp trực tiếp:

  • Thai giáo bằng âm nhạc: Với phương pháp này, cả mẹ và bé sẽ nghe nhạc cùng nhau. Mục đích vừa để mẹ được thoải mái tinh thần, vừa để kích thích sự phát triển não bộ lẫn thính giác của thai nhi và giúp con hình thành khả năng cảm thụ âm nhạc.
Mẹ bầu thường nghe nhạc vào tháng thứ mấy? Các mẹ có thể thực hiện từ tuần 24 của thai kỳ trở đi vì giai đoạn này hệ thống truyền dẫn âm thanh của tai trẻ đã dần hoàn thiện.

  • Thai giáo bằng ngôn ngữ: Hiểu đơn giản đây là phương pháp thường xuyên trò chuyện cùng thai nhi để bé dễ dàng nhớ và nhận ra giọng nói của bố mẹ khi con chào đời. Cách làm này cũng giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ, hoàn thiện hệ thống thính giác.
  • Mẹ có thể trò chuyện cùng con từ tuần thai thứ 13 – khi não và thính giác của bé phát triển mạnh. Bên cạnh việc kể cho con nghe về cuộc sống hằng ngày, bố mẹ có thể kể chuyện bé nghe để giúp con phát triển ngôn ngữ về nhau nhưng nên tránh sử dụng những từ mạnh, ghê rợn sẽ không tốt cho các bé.

    2. Phương pháp gián tiếp

    • Thai giáo bằng dinh dưỡng: Tuy là phương pháp gián tiếp nhưng lại giữ vai trò quan trọng bởi nó tập trung vào việc đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho mẹ và thai nhi. Hoạt động của thai giáo dinh dưỡng bao gồm lựa chọn đúng thực phẩm cần thiết và cách ăn uống đảm bảo cho mẹ và dinh dưỡng phục hồi sau sinh.
    • Thai giáo bằng vận động: Đây là hình thức tập luyện dành cho thai phụ với những bài tập nhẹ nhàng, linh hoạt và thư giãn nhằm giúp mẹ duy trì sức khỏe cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, những động tác nhẹ nhàng trong thai giáo không những giúp cung cấp dưỡng chất và oxy cho thai nhi khoẻ mạnh mà còn giúp trẻ sinh ra cứng cáp, linh hoạt hơn.
    • Thai giáo cảm xúc: Là việc mẹ sẽ luôn duy trì những cảm xúc tích cực, vui vẻ, thư giãn để bé cảm thấy an toàn và phát triển tốt trong bụng mẹ. Ngược lại, khi mẹ thấy buồn chán hoặc stress, cơ thể mẹ sẽ sản sinh nhiều hormone cortisol khiến thai nhi đối mặt với các tình trạng như rối loạn hành vi, chứng mất tập trung, trẻ tự kỷ

    Hướng dẫn thai giáo trong từng tam cá nguyệt

    1. Thai giáo 3 tháng đầu

    Phương pháp thai giáo 3 tháng đầu

    Để có thể giáo dưỡng trẻ từ trong bụng mẹ tốt, bạn cần biết thai nhi bao nhiêu tuần thì hình thành đầy đủ bởi sự hoàn thiện về mặt thể lý ở trẻ cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp từ người mẹ. Theo đó, thai nhi từ tuần 11 – 12 đã có sự hình thành các bộ phận tương đối đầy đủ, não và hệ thần kinh cũng dần hình thành và phát triển hơn từ tháng thứ 3. Vì thế, trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, việc thai giáo nên ưu tiên tập trung vào phương pháp gián tiếp, cụ thể như:

    • Lên kế hoạch dinh dưỡng cho mẹ: Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong bữa ăn. Mẹ ốm nghén nhiều có thể cân nhắc chia nhỏ bữa ăn để dễ tiêu hoá mà không bị thiếu chất.
    • Chú ý đến cảm xúc: Mẹ nên duy trì tâm lý thoải mái, tránh để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng (stress) kéo dài dẫn đến mệt mỏi vì tâm trạng không tốt sẽ kéo theo nhiều hệ lụy chẳng hạn tăng nguy cơ doạ sảy thai, ốm nghén nặng hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân
    • Trò chuyện cùng con: Đây là phương pháp thai giáo trực tiếp giúp tăng mối liên hệ gắn kết giữa bạn và thai nhi. Song song với việc trò chuyện, hát cho bé, mẹ thỉnh thoảng nên massage nhẹ nhàng vùng bụng 10 phút trước khi ngủ nhằm phát triển xúc giác của trẻ.

    3 tháng đầu thai nhi sợ gì?

    Tháng đầu tiên mẹ nên tránh xa môi trường có nhiệt độ cao (bồn nước nóng, phòng xông hơi hoặc thậm chí là để bản thân bị sốt khi mang thai). Đây là giai đoạn bé đang hình thành các cơ quan quan trọng nên việc tiếp xúc với nhiệt cao sẽ dễ gây dị tật bẩm sinh cho bé hoặc tăng nguy cơ sảy thai.

    Đến tháng thứ 2, bé sẽ sợ khi mẹ dùng thuốc giảm đau và nhiều loại thuốc khác vì tác dụng phụ một số loại có thể dẫn đến nguy cơ khuyết tật bẩm sinh ở trẻ.

    Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu, mẹ nên tránh xa rượu, bia và thuốc lá bởi đây là những tác nhân khiến trọng lượng thai nhi bị thiếu chuẩn và tăng nguy cơ sinh non.

    2. Thai giáo 3 tháng giữa

    Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, mẹ nên thai giáo cho thai nhi từ tuần bao nhiêu? Theo các bác sĩ sản khoa, mẹ nên thai giáo từ sớm vì giai đoạn này thai đã có sự phát triển về kích thước và hoàn thiện chức năng. Các giác quan của bé (thính giác, thị giác, xúc giác) đã có thể thu nhận các kích thích từ môi trường ngoài. Do đó, ngoài việc giáo dưỡng bé bằng phương pháp gián tiếp, mẹ có thể thực hành thêm các bài tập rèn luyện phát triển giác quan của thai nhi cũng như hệ thần kinh trung ương. Các phương pháp thai giáo hiệu quả trong giai đoạn này gồm:

    • Giáo dưỡng thông qua cảm xúc: Chú trọng nhiều đến cảm xúc tích cực từ người mẹ kết hợp với việc vận động nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành và tránh những vùng ô nhiễm tiếng ồn, không tiếp xúc với những người nói lớn tiếng vì bé rất sợ âm thanh lớn giai đoạn này.
    • Giáo dưỡng thông qua âm thanh: Thính giác của thai nhi đã có thể tiếp nhận âm thanh từ tuần 17. Vì vậy, mẹ có thể cho con nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, vui tươi để kích thích sự phát triển trí não của trẻ
    • Giáo dưỡng thông qua vận động: Khi mẹ hoạt động, thai nhi sẽ tự tìm được tư thế thoải mái hơn trong bụng. Hơn nữa, việc vận động vừa sức cũng giúp mẹ phòng tránh các bệnh lý thai kỳ thường gặp như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non
    • Giáo dưỡng thông qua ánh sáng: Ở tháng thứ 4, hệ thống thần kinh thị giác của trẻ cơ bản đã hình thành. Điều này cho phép bé có thể dần thích nghi với sự biến đổi về sáng tối. Mẹ có thể thực hành thai giáo ánh sáng bằng việc dùng đèn pin cường độ vừa phải chiếu sáng vùng bụng. Việc bật tắt nên được thực hiện khoảng 5 phút và từ 1 – 2 lần/ngày để không ảnh hưởng đến thị lực của con về sau. Mẹ cũng nên cẩn thận với tia bức xạ (chụp X-quang, ánh sáng từ thiết bị điện tử) vì đây cũng là tác nhân nguy hiểm làm tăng nguy cơ dị tật thai, chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

    3. Thai giáo 3 tháng cuối

    Thai giáo 3 tháng cuối

    Việc duy trì thai giáo giai đoạn này mang ý nghĩa vừa giúp tạo sợi dây gắn kết giữa mẹ và thai nhi, vừa là bước hoàn thiện để đón con chào đời. Các phương pháp giáo dưỡng tốt cho thai nhi lúc này gồm:

  • Phương pháp Haptonomy: Là phương pháp được một bác sĩ người Hà Lan nghiên cứu và phát triển và được ví như bộ môn nghệ thuật giao tiếp với thai nhi dựa trên những cử chỉ chạm nhẹ ở thành bụng sẽ giúp người mẹ hiểu được những phản ứng, cảm xúc của con trước những kích thích từ môi trường ngoài. Bên cạnh gắn kết tình cảm với người mẹ, phương pháp này cũng giúp kết nối và gắn bó tình cảm giữa thai nhi với các thành viên khác trong gia đình.
  • Thai giáo bằng âm thanh: Mức độ nhận biết âm thanh ở thai nhi sẽ tăng dần từ tuần 24 và phản ứng mạnh nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ. Thông qua việc nghe nhạc, đọc sách cho con, kể chuyện… mẹ sẽ giúp bé dần làm quen với ngôn ngữ và thanh âm từ môi trường ngoài, từ đó kích thích trí não trẻ phát triển.
  • Thực hành bài tập cho bà bầu vào giai đoạn cuối thai kỳ: Thực hành các bài tập như đi bộ nhẹ nhàng, yoga, bơi lội hoặc pilates sẽ giúp việc sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn hơn cũng như giảm tỷ lệ sử dụng các phương pháp giảm đau trong lúc sinh. Tập luyện điều độ và phù hợp cũng góp phần giúp quá trình phục hồi sức khoẻ sau sinh diễn ra nhanh chóng. Lời khuyên rằng mẹ nên chọn loại hình luyện tập phù hợp với mình, tránh tập luyện quá sức khiến cho cơ thể suy kiệt.
  • Lời khuyên từ các chuyên gia

    Theo các bác sĩ sản khoa, thai giáo đúng cách mang lại nhiều hiệu quả không ngờ, cụ thể:

    • Hình thành sợi dây liên kết về mặt tình cảm giữa bố mẹ và thai nhi
    • Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, phản xạ và tăng chỉ số cảm xúc của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ
    • Giúp các bậc phụ huynh trang bị tốt thái độ, kiến thức và kỹ năng sẵn sàng cho hành trình nuôi dạy con trong tương lai.

    Hướng dẫn cách giáo dưỡng thai nhi

    Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, giai đoạn vàng của việc giáo dưỡng thai nhi nên theo các cột mốc phát triển của con về thính giác, xúc giác, thị giác, khứu giác và cảm xúc (tùy vào mỗi giai đoạn mà sẽ lựa chọn phương pháp thực hành phù hợp). Ngoài ra, để việc thai giáo đạt hiệu quả cao, mẹ bầu cũng nên tránh các sai lầm sau:

    • Cho bé nghe nhạc với cường độ âm thanh lớn từ 4.000 – 5.000 Hz vì sẽ gây hại cho thính giác của bé. Thay vì vậy, mẹ hãy mở loa ngoài vừa đủ nghe hoặc dùng loại tai nghe chuyên dụng cho bà bầu.
    • Thường xuyên xoa bụng bầu tưởng chừng để tăng khả năng xúc giác của con nhưng nếu xoa, vuốt mạnh thành bụng, nhất là khu vực tử cung có thể gây kích thích cơn gò tử cung mạnh dọa sảy thai hoặc sinh non.
    • Ép mình nghe các thể loại nhạc bản thân không thích vì tin rằng sẽ tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé là điều hết sức sai lầm. Thực tế, mẹ nên chọn loại âm nhạc nhẹ nhàng, tiết tấu chậm, quan trọng là hợp với sở thích và mẹ cảm giác thoải mái khi nghe.

    FAQs – Những câu hỏi thường gặp

    1. Thai giáo tiếng Anh như thế nào?

    Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh thích nghe âm thanh giống với ngôn ngữ chúng được nghe khi còn trong lòng mẹ. Hơn nữa, não bộ của trẻ cũng đã có thể phân biệt được âm thành từ khá sớm và áp dụng được những điều này vào quá trình học tập, phát âm về sau.

    Chính vì vậy mà mẹ có thể thai giáo tiếng Anh từ sớm để con có thể quen thuộc với âm thanh, ngữ điệu và từ vựng của ngôn ngữ này nhằm tạo tiền đề vững chắc cho quá trình học ngôn ngữ sau này.

    Việc cho thai nhi có thể học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ sẽ giúp bé nhạy bén hơn trong nhận biết giọng nói của mẹ và phát triển kỹ năng nghe.

    2. Nếu mẹ bầu không áp dụng thai giáo thì có ảnh hưởng gì đến bé không?

    cách giáo dưỡng thai nhi

    Thai giáo thực chất chỉ là một trong những biện pháp kích thích quá trình phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi. Việc không áp dụng không đồng nghĩa với thai nhi chậm phát triển hoặc phát triển theo hướng tiêu cực.

    Tuy nhiên, mẹ nên nhìn nhận mặt tích cực của thai giáo để có thể áp dụng song song với việc thiết lập chế độ ăn đặc biệt cũng như tập thể dục đúng cách để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

    3. Có nên áp dụng tất cả các phương pháp thai giáo cùng lúc không?

    Câu trả lời là được nhưng nên tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của thai nhi. Ở thời điểm mang thai 3 tháng đầu, khi mà các cơ quan của bé vẫn chưa phát triển thì việc giáo dưỡng bé bằng các phương pháp trực tiếp thường sẽ ít mang lại hiệu quả hơn so với khi mang thai ba tháng cuối.

    Thực hành giáo dưỡng đúng cách theo từng cột mốc sẽ giúp các giác quan của bé phát triển tốt hơn, nhờ đó thúc đẩy được khả năng nhận thức của trẻ.

    Kết luận

    Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh chủ đề thai giáo là gì, thai giáo cho thai nhi từ tuần bao nhiêu là được, cũng như giải đáp các câu hỏi liên quan.

    Nhìn chung, giáo dưỡng bé khi còn trong bụng mẹ là việc làm cần thiết và tạo dựng nền tảng vững chắc cho những giai đoạn phát triển của trẻ sau khi sinh.

    Mẹ sau khi tham khảo bài viết này nên xác định chính xác mốc phát triển của con để từ đó có phương pháp giáo dưỡng thai phù hợp để bé phát triển tối ưu đồng thời phòng tránh những biến chứng khi mang thai có thể xảy ra.

    Hãy bắt đầu hành trình nuôi dưỡng con thông minh ngay từ trong bụng mẹ! Chia sẻ bài viết này để lan tỏa kiến thức hữu ích đến các mẹ bầu khác!

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Prenatal education

    https://www.studysmarter.co.uk/explanations/medicine/public-health/prenatal-education/

    Ngày truy cập 18.02.2025

    Pregnancy music: the effect on unborn babies

    https://www.aptaclub.co.uk/pregnancy/bonding-and-development/pregnancy-music-the-effect-on-unborn-babies.html?srsltid=AfmBOoqj6rOGo8V9ZAeRw5FML3rTI6E2O8q7t59GV5e-MHvtJGuL1S6N

    Ngày truy cập 18.02.2025

    Bonding with your baby during pregnancy

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/bonding-with-your-baby-during-pregnancy

    Ngày truy cập 18.02.2025

    Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082

    Ngày truy cập 18.02.2025

    Pregnancy and exercise

    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-and-exercise

    Ngày truy cập 18.02.2025

    Understanding and navigating pregnancy emotions

    https://www.themotherbabycenter.org/blog/2024/09/pregnancy-emotions/

    Ngày truy cập 18.02.2025

    First Trimester of Pregnancy: What To Expect

    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9699-first-trimester

    Ngày truy cập 18.02.2025

    Things to avoid during pregnancy

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/things-to-avoid-during-pregnancy

    Ngày truy cập 18.02.2025

    Second Trimester of Pregnancy: What To Expect

    https://my.clevelandclinic.org/health/articles/16092-pregnancy-second-trimester

    Ngày truy cập 18.02.2025

    3rd trimester pregnancy: What to expect

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046767

    Ngày truy cập 18.02.2025

    x