Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khoảng thời gian bé đạp mạnh hay yếu sẽ tiết lộ cho mẹ biết con có đang trong tình trạng ổn định hay không? Vậy thai máy nhiều có sao không?
Đối với các mẹ bầu, mỗi thai kỳ là một trải nghiệm khác nhau, tần suất chuyển động của mỗi bé yêu cũng rất khác nhau. Thực tế, thai nhi thường đạp nhiều hay không là do thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ.
Thai nhi đạp nhiều hơn bình thường hoặc thai nhi đạp nhiều vào bụng dưới trong các trường hợp sau:
Mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu vào cuối tam cá nguyệt thứ 2 và 3, thai nhi đạp thường xuyên hơn. Nguyên nhân của việc đạp nhiều là do em bé đang lớn lên khiến không gian trong tử cung đang dần hẹp lại mà thôi.
Vậy thai máy nhiều có sao không? Theo các bác sĩ sản khoa, em bé đạp nhiều vẫn tốt hơn là em bé ít đạp, ít vận động. Nguyên do là bởi ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé cưng cũng cần vận động để xương, khớp và các cơ quan của bé phát triển đúng cách.
Vậy khi nào thai máy nhiều là bất thường?
Trong trường hợp bé đạp nhiều một cách bất thường (hơn 30 lần 1 giờ) có thể là do dây rốn quấn cổ hay thiếu oxy,… Khi ấy, các mẹ nên đi khám ngay.
Ngoài theo dõi sự chuyển động của thai máy thường xuyên. Mẹ cũng cần thực hiện những điều sau đây để bé phát triển một cách tốt nhất.
Thăm khám bác sĩ: Để biết được thai máy nhiều có sao không? Bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của con, cũng như biến động của tim thai.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Nếu không hấp thu đủ dinh dưỡng, mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Thai máy nhiều có sao không? Nếu mẹ bầu đang gặp các vấn đề bất thường về thai máy nhiều hay ít, mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như chất đạm từ thịt, cá… các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu, ăn nhiều trái cây, rau xanh,… nhằm hỗ trợ sự phát triển tế bào não cũng như tăng khả năng hấp thu các loại vitamin A, D, E… tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu ăn cá đuối được không? Mẹ đừng bỏ qua kẻo hại thai nhi nhé!
Tránh căng thẳng trong giai đoạn mang thai: Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những điều mình yêu thích và lao động nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn hứng khởi để chào đón bé yêu ra đời.
Tùy theo từng trường hợp mà hiện tượng thai máy xuất hiện khi nào. Thông thường thai máy dao động khoảng từ 18-25 tuần của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy chuyển động của con yêu như một cách phản ứng lại với mẹ và môi trường xung quanh như ánh sáng, tiếng ồn, thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.
Theo dõi thai máy là một việc làm vô cùng quan trọng mà các mẹ cần phải chú ý. Cảm nhận và đếm chính xác số lần thai máy là việc mẹ làm để đảm bảo sức khỏe thai nhi. Khi số lần thai máy giảm, đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của thai nhi yếu đi. Khi thai nhi không còn thai máy hoặc có mà yếu thì rất dễ xảy ra tình trạng thai suy hay thai đã chết.
Do đó, trong trường hợp thai máy ít tất nhiên là đáng lo ngại và mẹ cần mau chóng đến bệnh viện. Nhưng khi thai máy nhiều có sao không? Câu trả lời là không quá đáng lo ngại, miễn là thai máy vẫn ở mức giới hạn. Vậy giới hạn thai máy quá nhiều cần đi khám ngay là gì? Mời mẹ xem tiếp phần bên dưới.
Có thể nói không gì tuyệt vời hơn khi thấy con yêu phát triển khỏe mạnh như bạn đồng trang lứa, mẹ đừng quên ngoài thời gian dành cho bản thân, mẹ cũng nên nói chuyện, thủ thỉ với con hàng ngày. Vì có vậy, con mới cảm thấy yên tâm hơn, liên kết hơn khi được sinh ra. Hi vọng qua bài viết mẹ sẽ có câu trả lời cho riêng mình “Thai máy nhiều có sao không” mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1.Pregnancy: Kick Counts
https://www.uofmhealth.org/health-library/aa107042
Ngày truy cập: 4/1/2022
2.10 Interesting Facts About Baby Kicks During Pregnancy
https://www.mothersandmore.org/pregnancy/baby-kicks-during-pregnancy
Ngày truy cập: 4/1/2022
3. Baby movements during pregnancy
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/baby-movements-during-pregnancy
Ngày truy cập: 4/1/2022
4. Your baby’s movements
Ngày truy cập: 4/1/2022
5. Baby movements in pregnancy
Ngày truy cập: 4/1/2022