Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Vừa mới chớm vào giấc ngủ, mẹ đã tỉnh giấc ngay bởi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm. Những cú “tung chưởng” mạnh đến mức nhiều phụ nữ mang thai lần đầu giật thót mình. Có thông điệp gì đó ẩn sau những cú đạp này không?
Trước khi tìm hiểu thai nhi đạp nhiều vào ban đêm, bạn cần biết thêm về giấc ngủ của thai nhi. Ngay từ trong thai kỳ, thai nhi đã có những cử chỉ giống như một trẻ sơ sinh thực thụ. Thai nhi đi ngủ, di chuyển xung quanh, lắng nghe âm thanh và có những suy nghĩ riêng, có ký ức. Bé thực hiện như thế nào?
Cũng giống như trẻ sơ sinh, thai nhi dành phần lớn thời gian ngủ. Ở tuần thứ 32, thai nhi ngủ phần lớn thời gian trong ngày. Một số thời điểm bé ngủ sâu, một số trong trạng thái giấc ngủ REM, và một số trong một trạng thái không xác định. Nguyên nhân là do não bộ của bé chưa hoàn chỉnh.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi đạp nhiều bụng dưới: Nhất cử nhất động đều cần lưu tâm
Trong giấc ngủ REM, mắt thai nhi di chuyển qua lại giống như mắt người lớn. Một số nhà khoa học thậm chí còn tin rằng thai nhi mơ trong khi đang ngủ! Cũng giống như trẻ sơ sinh sau khi sinh, có thể mơ về những gì bé từng biết – những cảm giác mà trẻ cảm thấy trong bụng mẹ.
Khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, em bé của bạn bắt đầu thực hiện những chuyển động đầu tiên. Những chuyển động này có thể nhìn thấy bằng siêu âm thai, mẹ không thể cảm nhận được trong vài tuần nữa. Sau 13 tuần, bé có thể đặt ngón tay cái vào miệng, mặc dù miệng chưa hoàn toàn phát triển.
Các chuyển động cơ đầu tiên của thai nhi là không tự nguyện cho tới tuần thứ 16 thai kỳ. Sau thời điểm này, dù tỉnh táo hoặc ngủ, thai nhi cũng di chuyển 50 lần mỗi giờ.
Đó có thể là uốn cong và kéo dài cơ thể, di chuyển đầu, mặt và chân tay, và khám phá “căn nhà ấm áp” của mình bằng cách chạm hay đạp. Vào tuần thứ 37, bé đã phát triển đủ sự phối hợp để bé có thể nắm bắt bằng ngón tay. Lúc này, thai 37 tuần đạp nhiều về đêm hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai ít đạp có sao không?
Cùng với những chuyển động thông thường này, trẻ thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm liếm thành tử cung và “đi bộ” xung quanh tử cung bằng cách đạp chân.
Thai nhi cũng phản ứng với chuyển động đối với hành động của mẹ. Ví dụ, siêu âm đã cho thấy một bào thai nảy lên khi người mẹ cười. Quan sát điều này trên màn hình, các bà mẹ thường xuyên cười nhiều hơn, và thai nhi bắt đầu di chuyển lên xuống nhanh hơn!
Tại sao em bé đạp nhiều vào ban đêm? Điều này được lý giải là do thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối… và lại ngủ tiếp.
Đêm là thời điểm mẹ nghỉ ngơi và cần ngủ sâu giấc sau ngày dài nhiều hoạt động. Cơ mà bé lại không chịu ngủ, lại lệch pha với mẹ. Bé có thể dậy chơi, huých mẹ một cái làm mẹ tỉnh ngủ.
Nếu mẹ ngủ say, bé có thể tự chơi một mình khoảng vài phút nằm lắng nghe âm thanh và cảm nhận ánh sáng xung quanh. Và bé yêu sẽ nhanh chóng phát hiện mẹ đã ngủ rồi, làm quen dần với sự yên tĩnh. Bé sẽ đi ngủ theo mẹ liền sau đó.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi đạp nhiều có phải là dấu hiệu bất thường?
Điều này cũng lý giải vì sao những buổi tối mẹ “đếm cừu” rất có thể bé cũng sẽ không ngủ theo mẹ. Mẹ cần cố gắng tạo một giấc ngủ ngon để 2 mẹ con cùng ngủ, bé sẽ phát triển nhanh hơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng bắt đầu từ tháng thứ 7 bé dễ dàng nhận ra giọng nói của mẹ mình và phân biệt giọng nói của mẹ với người khác. Khi mẹ tâm sự với bé trước khi chìm vào giấc ngủ sâu, bé thường tỏ ra phấn khích, vui nhộn. Thế nên thai nhi tháng thứ 7 đạp nhiều. Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm và đạp mạnh vào thành bụng hơn so với bình thường.
Cùng với khả năng cảm nhận, thấy và nghe, thai nhi còn có khả năng học hỏi và ghi nhớ. Ví dụ, thai nhi có thể bị giật mình bởi tiếng ồn lớn, nhưng ngừng nhào lộn khi tiếng ồn đã được lặp lại nhiều lần. Sự thay đổi cảm xúc của thai nhi cũng khiến bé đạp nhiều vào ban đêm hơn.
Các nghiên cứu cũng cho thấy một em bé có thể cảm nhận và ghi nhớ trạng thái cảm xúc của người mẹ. Một thử nghiệm ở Úc cho thấy thai nhi cũng cảm thấy khó chịu khi mẹ bầu xem một đoạn phim dài 20 phút có nhiều cảnh quay bạo lực hoặc quá xúc động. Đó là một lý do vì sao thai nhi đạp liên tục vào ban đêm.
>>> Bạn có thể tham khảo: Mang thai tháng thứ 6 bé đạp nhiều có đáng lo không?
Vào những năm 1980, giáo sư tâm lý học Anthony James DeCasper, và các đồng nghiệp tại Đại học Bắc Carolina tại Greensboro đã thực hiện một nghiên cứu với một sự cho phép bé nghe một bộ âm thanh qua tai nghe khi nhanh và chậm hơn.
Thí nghiệm này tiết lộ rằng trong vòng vài giờ sau khi sinh, một em bé đã thích giọng của người mẹ hơn với người lạ, cho thấy rằng bé phải học và nhớ giọng nói từ bụng mẹ.
Trẻ sơ sinh cũng ưa thích một câu chuyện được đọc nhiều lần trong bụng mẹ. Và cùng một bản nhạc nhẹ nhàng làm dịu bé trong tử cung sẽ làm dịu lại bé sau khi sinh.
Thai nhi có thể lắng nghe, học hỏi và ghi nhớ ở một mức độ nào đó. Như với hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, trẻ thích sự thoải mái và sự trấn an của người quen.
Có nhiều lý giải khác nhau khi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm. Nhưng khi nhìn lại quá trình phát triển của bé trong bào thai, mọi vấn đề điều có liên quan đến trạng thái cảm xúc của mẹ bầu. Mẹ thoải mái, con vui tươi!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Your baby’s movements in pregnancy
https://www.rcog.org.uk/globalassets/documents/patients/patient-information-leaflets/pregnancy/
Truy cập ngày 15/12/2021
2. 7 Interesting Facts About Baby’s Kicks During Pregnancy
https://www.momjunction.com/articles/facts-about-babys-kicks-during-pregnancy_00356759/
Truy cập ngày 15/12/2021
3. Your baby’s movements
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/
Truy cập ngày 15/12/2021
4. Movement, Coordination, and Your 4- to 7-Month-Old
https://kidshealth.org/en/parents/move47m.html
Truy cập ngày 15/12/2021
5. Fetal Movement Counting
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=fetal-movement-counting-90-P02449
Truy cập ngày 15/12/2021