Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cơn co thắt tử cung báo hiệu chuyển dạ trước tuần thứ 37 thai kỳ có thể là dấu hiệu sinh non. Để tránh tình trạng sinh non tháng, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu về tình trạng co thắt tử cung và thuốc giảm co tử cung. Hãy cùng theo dõi nhé!
Trước khi tìm hiểu về thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu, chúng ta cần hiểu rõ về các cơn co thắt tử cung. Các cơn co thắt tử cung khi chuyển dạ là cách thức để tử cung của thai phụ thắt lại để thúc đẩy quá trình sinh em bé.
Đối với thai đủ tháng để chuyển dạ là vào tuần thứ 40 của thai kỳ. Nếu thai phụ xuất hiện những cơn co thắt tử cung vào từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 thì cần đến bệnh viện ngay. Bởi vì, các cơn co thắt tử cung khiến cổ tử cung, miệng tử cung hoặc dạ con mở ra sớm hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến sinh non; theo Viện Đại học California tại San Francisco cho biết.
Tuy nhiên, Tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh ở Úc cho biết rằng; trong thai kỳ mẹ cũng có thể gặp các cơn co thắt Braxton Hicks xảy ra khoảng tuần thứ 16. Vào cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ nhận thấy các cơn co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ – được gọi là sinh trước.
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?
Nếu thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Hoa Kỳ cho biết; bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị để ngừng chuyển dạ và kéo dài thai kỳ cho đến khi thai nhi phát triển đầy đủ hơn.
Khi thai phụ có triệu chứng chuyển dạ sinh non có thể dùng thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu. Những loại thuốc thuốc giảm co thắt tử cung có thể làm chậm hoặc ngừng các cơn co thắt của tử cung; và có thể ngăn cản quá trình chuyển dạ. Điều này giúp em bé có thêm thời gian để phát triển.
Dưới đây là các thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu và thuốc ngưng chuyển dạ khi bầu có dấu hiệu sinh non. Danh sách thuốc được Trung tâm Y tế NYU Langone Health tại Mỹ khuyến cáo.
Corticosteroid trước sinh bao gồm các loại thuốc như betamethasone và dexamethasone. Các thuốc này làm tăng tốc độ phát triển phổi của thai nhi. Chúng cũng giúp em bé giảm nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe sau khi sinh như hội chứng suy hô hấp (RDS); xuất huyết não thất (IVH) và viêm ruột hoại tử (NEC).
Ngoài ra, Corticosteroid trước sinh được tiêm hai lần trong khoảng thời gian 24 đến 48 giờ. Các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với mẹ bầu là tăng lượng đường trong máu. Nếu mẹ đang dùng insulin và corticosteroid trước khi sinh, thì chế độ insulin có thể cần được điều chỉnh.
Các thuốc kháng sinh gồm ceftriaxone, clarithromycin và metronidazole. Những loại thuốc này giúp tiêu diệt nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nếu mẹ có kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B dương tính. Hoặc nếu mẹ bị vỡ ối non (PPROM), bác sĩ có thể cho mẹ dùng thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho mẹ và con.
Đây là nhóm thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu bao gồm:
Sử dụng thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy những điều bất thường hãy đến bệnh viện ngay. Hy vọng bài viết thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu sẽ giúp ích cho các thai phụ. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong thai kỳ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Recognizing Premature Labor
https://www.ucsfhealth.org/education/recognizing-premature-labor
Truy cập ngày 20/04/2022
2. Braxton Hicks contractions
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/braxton-hicks-contractions
Truy cập ngày 20/04/2022
3. What treatments can reduce the chances of preterm labor & birth?
https://www.nichd.nih.gov/health/topics/preterm/conditioninfo/reduce
Truy cập ngày 20/04/2022
4. Medical Treatment for Preterm Labor
https://nyulangone.org/conditions/preterm-labor/treatments/medical-treatment-for-preterm-labor
Truy cập ngày 20/04/2022