Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 08/08/2022

Thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai và những lưu ý khi sử dụng để tránh dị tật thai nhi

Thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai và những lưu ý khi sử dụng để tránh dị tật thai nhi
Trong thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, nhiều mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý và bắt buộc phải dùng đến thuốc kháng viêm để giảm đau. Thuốc kháng viêm cho bà bầu nào an toàn để dùng?

Vậy thuốc kháng viêm là gì? Sử dụng thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai như thế nào để tránh dị tật thai nhi?

Thuốc kháng viêm là gì?

Để biết thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai nào an toàn, bạn cần hiểu đây là loại thuốc gì.

Thuốc có tác dụng giết chết loại vi khuẩn gây viêm nhiễm trên cơ thể người được gọi là thuốc kháng viêm. Nhưng với một số loại vi khuẩn mạnh có thể lây lan nhanh chóng thì thuốc kháng viêm không thể tiêu diệt được chúng.

Một số dấu hiệu viêm nhiễm có thể sử dụng thuốc kháng viêm như đau, sưng, mẩn đỏ, nóng rát. Thuốc kháng viêm còn được sử dụng khi bị nhiễm trùng do vi khuẩn và thường dùng dưới dạng tiêm. Khi tình trạng bệnh thuyên giảm thì tiếp tục dùng thuốc kháng viêm dạng viên nén.

Chú ý, người bệnh phải sử dụng thuốc kháng viêm cho tới khi bệnh hết hoàn toàn. Bởi nếu dùng thuốc không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hay bỏ thuốc khi bệnh chưa khỏi hẳn thì dễ bị tái phát bệnh hay nhờn thuốc.

Thuốc kháng viêm cho bà bầu
Thuốc kháng viêm được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh thường ngày

Ngoài tác dụng chống viêm, thuốc kháng viêm còn một số tác dụng ít người biết như giảm đau, hạ sốt, chống ngưng kết tiểu cầu… Về phân loại thì thuốc kháng viêm được chia thành thuốc kháng viêm không steroid và nhóm kháng viêm corticoid.

Kháng viêm không steroid (NSAIDs) là loại thuốc kháng viêm giảm đau, hạ sốt. Thuốc thường sử dụng cho các bệnh nhân bệnh về xương, cơ và khớp. Tác dụng của thuốc là giảm đau tạm thời và không điều trị bệnh khỏi tận gốc.

Còn nhóm kháng viêm corticosteroid (viết tắt là corticoid) sử dụng chống dị ứng, chống viêm và thường được dùng chữa bệnh thấp khớp. Chúng dùng phổ biến ở dạng uống, tiêm hay bôi lên da.

Tác dụng chống viêm của nhóm kháng viêm corticoid là cực mạnh nhưng có nhược điểm là gây tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, với nhóm thuốc kháng viêm này cần có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Nên sử dụng thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai nào? Mời bạn đọc phần tiếp theo.

Thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai và lưu ý khi dùng

Trong thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, nhiều mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý và bắt buộc phải dùng đến thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai để giảm đau. Lúc này, loại thuốc được sử dụng là thuốc chống viêm không steroid dùng trong 6 tháng đầu thai kỳ.

Mẹ bầu tránh dùng thuốc kháng viêm không steroid trong thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ. Vì nếu mẹ bầu sử dụng trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ đóng ống động mạch sớm.

Tương tự, với bệnh thấp khớp, mẹ bầu cũng chỉ được dùng thuốc kháng viêm không steroid trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.

Thuốc kháng viêm cho bà bầu
Bà bầu hay bị đau nhức xương khớp, nên sử dụng thuốc khám viêm cho phụ nữ có thai loại không steroid

Với nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid sẽ có tác dụng rõ rệt với những bệnh viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản hay mề đay nặng thông qua đường uống và tiêm.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai phải sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid trong suốt thời gian mang bầu có thể gây nên chứng suy thượng thận ở trẻ mới sinh.

Do đó, bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên sử dụng thuốc kháng viêm corticoid đường uống hay tiêm truyền trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nếu trong tháng tiếp theo mẹ bầu muốn sử dụng thuốc corticoid chữa dị ứng thì cần theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu chỉ nên dùng thuốc kháng viêm corticoid điều trị bệnh khi cần thiết và các phương pháp điều trị khác đã thất bại.

Thuốc kháng viêm dành cho phụ nữ có thai thuộc nhóm corticoid dạng xịt hoặc nhỏ mũi có tác dụng tại chỗ rất nhanh. Nó không độc hại cho trẻ nhưng cũng gây nên một số tác dụng phụ như buồn nôn, sưng mặt, ngứa, đau đầu, kích ứng mũi, ho, chảy máu cam, phát ban da…

Còn về thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai dạng đặt thì sao, có gây ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Đây cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu đang gặp phải tình trạng viêm nhiễm âm đạo. Theo các bác sĩ, thuốc kháng viêm âm đạo thường có tác dụng ngay tại chỗ.

Nghĩa là chúng chỉ tác động đến vùng quanh âm đạo và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến khu vực khác. Do đó, mẹ bầu yên tâm khi đặt thuốc kháng viêm âm đạo, điều trị càng sớm càng tốt.

Cách điều trị viêm họng cho bà bầu hiệu quả nhanh nhất

Viêm họng là bệnh lý mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải trong thời gian mang thai. Vậy thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai nào giúp chữa viêm họng hiệu quả mà đảm bảo an toàn cho thai nhi?

Hiện nay, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho bà bầu gồm có penicillin, cephalosporin và erythromycin. Bên cạnh đó, mẹ bầu thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát như:

  • Bà bầu nên thực hiện súc miệng từ 2-3 lần/ngày để diệt khuẩn và giảm cảm giác đau rát họng.
  • Bổ sung cho cơ thể các loại vitamin A, C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Còn vitamin B tác dụng tiêu viêm nhanh có nhiều trong sữa động vật.
  • Mẹ bầu cũng có thể áp dụng cách làm dân gian giúp giảm tình trạng viêm họng nếu bệnh ở mức nhẹ như dùng nước chanh muối, nước nước ép cà rốt mật ong, nước lá tía tô…
Thuốc kháng viêm cho bà bầu
Thay vì sử dụng thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai, bạn nên dùng cách dân gian nếu chỉ bị viêm họng nhẹ

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không? Mẹ hãy xem ngay để biết và điều trị kịp thời

Hy vọng với những thông tin ở trên, chị em đã hiểu rõ hơn về thuốc kháng viêm cho phụ nữ có thai và những lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu chỉ nên uống thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được mua thuốc về tự uống tại nhà. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

AN HY

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 

1. Pregnant Women and Non-Steroidal Anti-Inflammatory Drugs: Knowledge, Perception and Drug Consumption Pattern During Pregnancy in Ethiopia

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3296322/

2. FDA recommends avoiding use of NSAIDs in pregnancy at 20 weeks or later because they can result in low amniotic fluid

https://www.fda.gov/drugs/drug-safety-and-availability/fda-recommends-avoiding-use-nsaids-pregnancy-20-weeks-or-later-because-they-can-result-low-amniotic

3. Analgesics and pain relief in pregnancy and breastfeeding

https://www.nps.org.au/assets/f4cd8a064d47b62a-0e01df33044e-139fddfcb7c79fd0c38a7065fad62081b237334047fed3a63e4463e31f34.pdf

4. Use of non-steroidal anti-inflammatory drugs in pregnancy: impact on the fetus and newborn

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22299823/

5. RCOG review clarifies pain relief options

https://www.rcog.org.uk/en/news/new-rcog-review-clarifies-pain-relief-options-for-women-during-pregnancy-and-breastfeeding/

6. Know the risks of taking ibuprofen, NSAIDs during pregnancy

https://utswmed.org/medblog/nsaid-warning-fda-pregnancy/

Ngày 22/8/2021

 

x