Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Do nhiều yếu tố tác động mà hiện nay có nhiều mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi, nhất là những mẹ mang thai những tháng đầu. Để tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết mẹ hãy theo dõi thông tin bên dưới nhé!
Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi (subchorionic hematoma hoặc subchorionic haemorrhage) còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như tụ máu dưới màng nuôi, tụ dịch màng đệm, tụ máu dưới màng đệm hoặc xuất huyết màng đệm.
Tình trạng này xảy ra khi nhau thai không bám hoàn toàn vào thành tử cung mà xuất hiện máu tụ ở giữa. Đây là hậu quả của sự bong mép nhau thai hoặc vỡ các xoang mạch máu ở rìa bánh nhau nên hình thành vùng máu tụ giữa lớp màng đệm và cơ tử cung.
Tụ dịch màng nuôi thường xuất hiện khi mẹ chưa đủ 22 tuần thai với dấu hiệu chảy máu âm đạo. Có những trường hợp tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu, tụ máu nhỏ chỉ được phát hiện qua siêu âm (có cục máu tụ hoặc dấu hiệu túi thai bóc tách).
Một số dấu hiệu cụ thể bao gồm:
Nhiều mẹ cũng thắc mắc nếu bị tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? Điều trị và phòng ngừa ra sao? Nếu thai vẫn phát triển bình thường, tụ máu không phát triển thêm, mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Theo nhiều chuyên gia thì đây là hiện tượng bình thường, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ. Theo thời gian, có thể tụ dịch sẽ tự tiêu và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai ít đạp có sao không? Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có cần lo lắng?
Các chuyên gia cho rằng có thể là do túi thai bị bóc tách trong giai đoạn đầu từ đó dẫn đến sự hình thành của các cục máu trong buồng tử cung. Đặc biệt là phụ nữ mang thai tuổi 35 tuổi trở lên sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai mà có nội tiết kém hoặc phụ nữ mang thai lần đầu thường xuyên di chuyển, vận động nhiều cũng có thể làm niêm mạc tử cung bị rỉ máu hay ra máu hồng âm đạo. Tuy nhiên cũng có người máu không thoát ra, tụ lại trong buồng tử cung, bám dưới bánh nhau hay túi ối…
Khi chảy máu nhiều, không cầm, tăng dần khiến tử cung co bóp và đẩy máu tụ ra ngoài. Do lúc này thai nhi mới hình thành nên trong quá trình co bóp đẩy máu ra ngoài kéo theo cả khối thai dẫn đến hiện tượng sảy thai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non: Nguyên nhân và những biến chứng xảy ra
Tụ dịch màng nuôi có nguy hiểm không? Tụ dịch màng nuôi có gây dị tật thai nhi? Hầu hết các trường hợp tụ dịch màng nuôi không gây hại cho bé.
Các khối máu tụ vừa và nhỏ sẽ thường tự biến mất, bé vẫn sinh nở khỏe mạnh. Trong trường hợp cục máu tụ lớn hoặc tụ dịch màng nuôi xảy ra vào cuối thai kỳ, bác sĩ có thể chỉ định mẹ thăm khám thường xuyên hơn để theo dõi các biến chứng thai kỳ.
Tuy nhiên, để tránh những điều không hay xảy ra, ngay từ khi có dấu hiệu tụ dịch màng nuôi, cần điều trị càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng.
Một biến chứng khác có thể xảy ra khi bị tụ dịch màng nuôi là bong nhau thai, một biến chứng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi niêm mạc tử cung.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhau thai là gì? Những vấn đề của nhau thai mẹ bầu cần biết
Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Đây là thắc mắc mẹ bầu quan tâm. Bởi những người mới phát hiện bị tụ dịch màng nuôi hay bị tụ dịch màng nuôi từ vài ngày đến vài tuần mà không thấy khỏi sẽ lo lắng dù đã được bác sĩ tư vấn.
Thông thường, sang tháng thứ 4 hiện tượng này sẽ hết nếu mẹ làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các mẹ không nên quá lo lắng, bởi lo lắng sẽ càng khiến tình trạng thêm tồi tệ hơn.
Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Để điều trị nhanh khỏi, mẹ cần hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng.
Trường hợp bị tụ dịch màng nuôi, mẹ nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần để đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Đồng thời mẹ bầu cần kiêng quan hệ, không xoa vê đầu vú, tránh các thực phẩm gây tăng co. Ngoài ra, mẹ cần thăm khám sát theo hẹn để theo dõi, điều trị kịp thời.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Vợ chồng có muốn “yêu” cũng phải nhịn vì lý do này
Khi bị tụ dịch dưới màng nuôi thì việc chăm sóc bà bầu hết sức quan trọng và vì thế các mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau để sớm hồi phục:
Tùy từng trường hợp tụ dịch màng nuôi, sẽ cần điều trị bằng tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với giảm co theo chỉ định của bác sĩ. Trong 3 tháng đầu, nhiều trường hợp có hình ảnh tụ dịch dưới màng nuôi nên không cần quá lo lắng.
Nếu kèm theo triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo, cần thăm khám bác sĩ ngay. Mẹ bầu cũng cần tăng cường bổ sung nước cùng với hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.
Nếu bị động thai do tụ dịch màng nuôi mẹ có thể sử dụng bài thuốc đông y chữa tụ dịch màng nuôi từ củ gai tươi để giúp an thai trong điều kiện thai hoàn toàn bình thường.
Để sử dụng mẹ bầu có thể nấu củ gai với gà ác, móng giò, bồ câu…thành các món ăn bổ dưỡng.
Hoặc mẹ cũng có thể luộc ăn, đun sắc nước để uống hàng ngày. Nó có tác dụng rất tốt trong các trường hợp động thai, dọa xảy, có thai ra huyết, tụ dịch màng nuôi, bong màng nuôi…
Tụ dịch màng nuôi chưa hẳn là dấu hiệu nguy hiểm, gây sảy thai. Tuy nhiên khi gặp tình trạng này, mẹ bầu cần cải thiện chế độ ăn uống với nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để tránh táo bón. Đồng thời luôn trong tâm lý thoải mái không nên lo lắng, thắc mắc tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Pregnancy Complications
https://www.cdc.gov/reproductivehealth/maternalinfanthealth/pregnancy-complications.html
Truy cập ngày: 9/2/2022
2. Common health problems in pregnancy
https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/common-health-problems/
Truy cập ngày: 9/2/2022
3. Health Problems in Pregnancy
https://medlineplus.gov/healthproblemsinpregnancy.html
Truy cập ngày: 9/2/2022
4. 21 Common Pregnancy Problems and Their Solutions
https://parenting.firstcry.com/articles/21-common-pregnancy-problems-and-their-solutions/
Truy cập ngày: 9/2/2022
5. Pregnancy – signs and symptoms
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/HealthyLiving/pregnancy-signs-and-symptoms
Truy cập ngày: 9/2/2022