Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/05/2023

Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm "chuẩn" Nhật Bản

Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm "chuẩn" Nhật Bản
Khi trẻ bắt đầu ăn thực phẩm cứng vào khoảng 6 tháng tuổi, thì mẹ có thể cho bé tập quen với cá hồi dưới dạng nấu chín, dễ ăn nhất là ruốc (chà bông) cá hồi. So với cá ngừ và các loại cá dầu khác, cá hồi ít thủy ngân hơn hẳn, căn bản là an toàn hơn đối với trẻ em.

MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản mà thơm ngon nhé.

1. Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm ngon miệng

1.1 Nguyên liệu

  • 2 lát fillet cá hồi (bỏ da và xương).
  • 1 bịch sữa tươi không đường.
  • Gừng, sả. Gia vị ăn dặm cho bé (tùy chọn)

1.2 Cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:

Sơ chế nguyên liệu
Bước đầu tiên trong cách làm ruốc cá hồi cho bé đó là ngâm vào sữa khử mùi tanh

  • Mẹ khử mùi tanh của cá hồi bằng cách ngâm lát fillet cá hồi trong sữa tươi không đường.
  • Sau khi ngâm 30 phút, mẹ vớt cá hồi ra; để trên giấy ăn cho thấm hết sữa.
  • Gừng đem gọt bỏ vỏ băm nhỏ, bỏ vào một chén con và thêm vào 1 muỗng canh nước ấm trộn đều.
  • Bước 2: Hấp cá hồi:

    Hấp cá hồi
    Hấp cá hồi rồi giã hoặc xay nhuyễn là bước tiếp theo trong cách làm ruốc cá hồi cho bé
    • Cho cá hồi vào nồi hấp. Thêm gừng và sả để hấp 20 phút cho thơm.
    • Sau khi hấp chín, mẹ gắp cá hồi vào cối, cho một thìa cà phê dầu ô liu vào trộn đều, sau đó giã nát.
    • Nhiều mẹ thích cho vào máy xay, nhưng giã cối thì cá hồi sẽ tơi hơn. Nếu trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm chút gia vị cho cá đậm đà hơn.

    Bước 3: Sao cá hồi thành chà bông

    • Mẹ bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào rang cá hồi khoảng 30 phút cho tơi vàng. Để nguội rồi cho vào hộp ăn dần. Nếu không thích cho dầu ăn, bạn có thể rang trên chảo chống dính cho thịt cá khô lại.

    1.3 Thành phẩm

    Nếu mẹ muốn bé thưởng thức ngay, mẹ có thể lấy một ít cá hồi rồi cho bé ăn kèm cháo hoặc cơm nát. Trường hợp muốn bảo quản, mẹ nhớ để ruốc cá hồi nguội rồi cho vào hũ đóng nắp chặt; và bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.

    Chỉ với vài thao tác đơn giản là mẹ đã hoàn thành ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đúng cách; thơm ngon.

    >> Xem thêm: 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9, 10 tháng tuổi ăn dặm tăng cân vù vù

    giã nhuyễn cá hồi
    Thành phẩm sau khi hoàn thành cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

    2. Câu hỏi thường gặp khi cho bé ăn ruốc cá hồi

    Sau khi biết cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm; mẹ cần lưu ý thêm một số điều để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi bé tập ăn dặm món này.

    2.1 Trẻ bao nhiêu tuổi ăn được cá hồi?

    Trẻ có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm, thường là 6 tháng tuổi đã có thể ăn cá hồi khi đã được nấu chín hoàn toàn.

    2.2 Trẻ có thể bị dị ứng cá hồi không?

    Các loại cá có vây như cá hồi thuộc dạng thực phẩm dễ gây dị ứng. Do đó, mẹ hãy cho bé ăn ít để tập làm quen. Nếu bé không có biểu hiện bất thường như ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, v.v.; mẹ có thể cho bé ăn thường xuyên.

    2.3 Trẻ ăn bao nhiêu cá hồi là đủ?

    • Trẻ dưới 6 tuổi: nên ăn từ 85 – 140g mỗi tuần.
    • Trẻ từ 6-8 tuổi: nên ăn từ 114 – 170g mỗi tuần.
    • Trẻ từ 9 tuổi: nên ăn từ 226 – 340g mỗi tuần.

    Liều lượng trên cũng áp dụng với cá thu; các loại cá dầu; và các loại cá sông như cá lóc, cá diêu hồng, cá bống, v.v.

    Câu hỏi thường gặp về cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm
    Câu hỏi thường gặp về cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm

    3. Lợi ích của ruốc cá hồi với trẻ nhỏ tập ăn dặm

    Cá hồi chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin D (thường hay thiết hụt ở trẻ em), sắt, selen và kẽm. Cá hồi cũng là hải sản top đầu chứa omega-3, bao gồm DHA, thành phần chiếm phần lớn trong não trẻ; rất quan trọng với sự phát triển thị lực và nhận thức.

    Lợi ích khác khiến nhiều mẹ lùng sục cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm:

    – Chống viêm nhiễm: Cá hồi chứa các thành phần có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy ADN, đây là nguyên nhân gây trầm cảm và lo lắng. Vitamin D trong cá hồi còn giúp ngăn ngừa bệnh tự miễn.

    – Giúp xương chắc khỏe: Các axit béo không bão hòa đa và vitamin D trong cá hồi giúp xương chắc khỏe, hạn chế gãy xương.

    – Giúp trẻ ngủ ngon hơn: Bé ngủ ngon thì mới cao lớn và thông minh. Nghiên cứu cho thấy trẻ ăn cá hồi thường xuyên sẽ ngủ ngon và giấc ngủ sâu hơn, IQ đạt tối ưu ở độ tuổi 12.

    – Ngăn ngừa béo phì ở trẻ: Cá hồi là một nguồn protein nạc, giúp ngăn ngừa cơn đói ở trẻ, tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng nhạy cảm với insulin và giảm béo bụng.

    – Cần thiết cho hệ miễn dịch: Combo vitamin A, D, omega-3 và selen là nhân tố then chốt trong việc tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các căn bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, trí nhớ kém.

    – Giúp trẻ thông minh ngay từ trong bụng mẹ: Phụ nữ mang thai ăn nhiều hơn 2 phần cá mỗi tuần sẽ giúp thai nhi được tiếp cận với thực phẩm bổ não trước khi bé rời bụng mẹ. Tác dụng của omega-3 sẽ phát huy từ tháng thứ 6-18 trở đi, khi trẻ bắt đầu học kỹ năng ngôn ngữ.

    Lợi ích của ruốc cá hồi cho bé ăn dặm
    Lợi ích của ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đúng cách

    4. Một số lưu ý để làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đúng cách

    Khi chế biến cá hồi, mẹ không nên cho nhiều mắm muối vì có thể khiến trẻ bị béo phì, tăng huyết áp; các vấn đề tim mạch trong tương lai. Cá hồi đóng hộp thường chứa khá nhiều muối, nhựa BPA dùng chế tạo hộp cá cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hàm lượng hormone và các chức năng trong cơ thể trẻ.

    Để cá hồi thật tươi ngon thì cá phải được bảo quản đông lạnh liên tục. Mẹ có thể bỏ tủ đông trong 3 tháng, nhưng nếu thấy cá đổi màu hay chảy nước thì đừng dùng nữa, có thể bị ngộ độc.

    Cá hồi là món ăn không thể thiếu cho trẻ tập ăn dặm và trẻ nhỏ. Mẹ có thể cho bé ăn cách tuần với cá thu. Đây đều là những loại cá dầu rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.

    >> Xem thêm: Bật mí 15 cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm ngon bổ từ ‘đầu bếp’

    Hy vọng cách làm ruốc cá hồi cho bé ăn dặm đơn giản bên trên sẽ giúp mẹ hăng hái vào bếp hơn. Chúc mẹ nuôi con thông minh khỏe mạnh.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Advice about eating fish
    https://www.fda.gov/media/102331/download
    Ngày truy cập: 25.05.2023

    2. Fish Allergy
    https://www.foodallergy.org/living-food-allergies/food-allergy-essentials/common-allergens/fish
    Ngày truy cập: 25.05.2023

    3. Impact of sustainable feeds on omega-3 long-chain fatty acid levels in farmed Atlantic salmon, 2006–2015
    https://www.nature.com/articles/srep21892
    Ngày truy cập: 25.05.2023

    4. The Relationship of Docosahexaenoic Acid (DHA) with Learning and Behavior in Healthy Children: A Review
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3738999/
    Ngày truy cập: 25.05.2023

    5. Starting Solid Foods
    https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Starting-Solid-Foods.aspx
    Ngày truy cập: 25.05.2023

    x