Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi đến thời điểm ăn dặm, bé sẽ cần bổ sung thức ăn ngoài sữa mẹ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Cháo là món ăn phổ biến, phù hợp với bé trong giai đoạn đầu làm quen với thực phẩm. Tuy nhiên, tùy theo từng giai đoạn, độ loãng của cháo sẽ thay đổi để giúp bé hấp thu tốt nhất dưỡng chất.
Cách nấu nước cháo loãng cho bé trong giai đoạn đầu ăn dặm là như thế nào? Khi nào nên cho bé ăn dặm với cháo? Mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Nguyên nhân là do lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phù hơp để tiếp nhận những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể quan sát thêm những dấu hiệu bé sẵn sàng cho việc ăn dặm như:
– Bé có thể ngồi một mình hoặc ngồi hơi dựa vào ghế, cổ và đầu giữ thẳng.
– Khi cầm nắm được một vật gì trong tay, bé sẽ đưa vào miệng.
– Khi thấy mọi người trong gia đình ăn, bé tỏ ra hứng thú và có biểu hiện đòi được ăn cùng.
Nếu bé đã được 6 tháng tuổi và có những biểu hiện như trên, mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm.
Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, khi bé mới 3-4 tháng sẽ dễ dẫn đến những ảnh hưởng như sau:
– Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, khi tiếp nhận thực phẩm không phải sữa sẽ khó thích nghi, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
– Bé chưa thể giữ cho đầu và cổ cứng cáp khi ngồi nên có nguy cơ hóc nghẹn khi ăn dặm.
– Việc bổ sung thức ăn sẽ khiến bé bú ít đi, từ đó cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết từ sữa để phát triển.
– Ngược lại, nếu mẹ cho bé ăn dặm quá trễ (sau 9 tháng), bé sẽ có khả năng bị thiếu các dưỡng chất đáp ứng cho quá trình tăng trưởng, dẫn đến nguy cơ còi xương, thiếu máu. Do vậy, mẹ cần học cách nấu nước cháo loãng cho bé ăn dặm lúc 6 tháng.
Khi nào nên cho bé ăn dặm với cháo? Thông thường, khi bé mới tập ăn dặm, mẹ sẽ cho bé bắt đầu với bột hoặc cháo pha loãng. Như vậy, mẹ có thể cho bé ăn cháo ngay từ lúc 6 tháng tuổi hoặc có thể từ 7 tháng đều được, tùy theo khả năng ăn của bé.
Trước thời điểm ăn dặm, sữa là thức ăn duy nhất của mọi em bé. Việc bổ sung thực phẩm trong chế độ ăn của bé cần được thực hiện theo trình tự từ loãng đến đặc, để bé có cơ hội thích nghi. Cho dù mẹ chọn bột hay cháo cho bé ăn trong lần đầu tiên, mẹ cũng nên pha món ăn có độ loãng gần như sữa bé uống hoặc đặc hơn một chút để bé làm quen dần. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé không bị quá tải khi tiếp xúc với thực phẩm quá khác so với trước đó.
Bên cạnh đó, mẹ cần học cách nấu nước cháo loãng cho bé để hạn chế nguy cơ hóc, nghẹn khi ăn dặm. Lý do là ở giai đoạn này, bé chưa có khả năng nhai mà chỉ nuốt theo bản năng. Vì vậy, việc ăn thức ăn đặc sẽ dễ dẫn đến bị hóc, gây nguy hiểm cho trẻ.
Cách nấu nước cháo loãng cho bé khi bắt đầu ăn dặm thế nào? Nước cháo loãng chính là cháo sau khi rây qua rây. Độ loãng của cháo phụ thuộc vào tỷ lệ gạo và nước khi nấu. Me có thể tham khảo tỷ lệ dưới đây để có lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn của bé.
– Bé 6 tháng tuổi: cháo của bé sẽ nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước.
– Bé từ 7 – 8 tháng tuổi: tỷ lệ 1 gạo : 7 nước.
– Bé từ 9 tháng – 1 tuổi: tỷ lệ 1 gạo : 5 nước.
– Trên 1 tuổi, bé đã có thể ăn cháo với độ đặc tương đương người lớn.
Thông thường, bé sẽ ăn nước cháo loãng khi ở giai đoạn 6–8 tháng. Cách nấu nước cháo loãng cho bé như sau:
– Mẹ cần chuẩn bị gạo và nước theo tỷ lệ tương đương với số tháng tuổi.
– Gạo vo sạch, sau đó ngâm trong nước khoảng 30 phút cho gạo mềm. Việc ngâm gạo sẽ giúp gạo ngậm nước, sau khi nấu sẽ mềm và ngon hơn.
– Bắc nồi nấu cháo lên bếp. Khi nước sôi, mẹ vặn lửa nhỏ để cháo không bị trào.
– Giữ lửa nhỏ để nồi cháo sôi lăn tăn, giúp cháo chín từ từ và hạt gạo mềm đều từ trong ra ngoài.
– Tiếp tục nấu khoảng 20 phút, khi thấy cháo đã nở mềm thì tắt lửa. Mẹ không nên nấu quá lâu, cháo sẽ nở ra nhiều hơn khiến cháo trở nên đặc.
– Khi cháo chín, mẹ rây qua lưới, lọc lấy nước và cho bé ăn nước cháo loãng.
– Tuyệt đối không nêm gia vị: Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên ăn gia vị. Nguyên nhân là vì hệ tiêu hóa và thận của bé chưa hoàn thiện, nếu sử dụng gia vị sẽ gây gánh nặng cho tiêu hóa và nguy cơ bị các bệnh về thận.
– Bên cạnh cách nấu nước cháo loãng cho bé, mẹ có thể bổ sung các thực phẩm khác để cung cấp thêm dưỡng chất và tạo hương vị thơm ngon. Một số loại rau củ quả mẹ có thể chọn như cà rốt, súp lơ, bí ngô, các loại rau lá. Cách làm đơn giản là mẹ hấp mềm các loại rau củ này, sau đó nghiền nhuyễn, rây qua lưới cùng với cháo để tạo nên món ăn bổ dưỡng.
– Sau 7 tháng tuổi, ngoài rau củ, mẹ có thể bổ sung chất đạm từ thịt, cá, tùy theo khả năng ăn thô của bé.
– Mẹ nên chú ý hạn chế cho bé ăn các món dễ gây dị ứng như lạc (đậu phộng), đậu nành, lòng trắng trứng, hải sản.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách nấu cháo hạt vỡ cho bé vừa ngon vừa bổ
Cách nấu nước cháo loãng cho bé không khó. Mẹ có thể nấu một lần và trữ đông để bé có thể dùng những lần sau. Mẹ rã đông bằng cách ngâm bát cháo trong tô/nồi nước ấm khoảng 30–40 phút. Hy vọng các thông tin trong bài viết đã cung cấp cho mẹ nhiều kinh nghiệm hữu ích trong việc bắt đầu cho bé ăn dặm.
Thu Sương
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.