Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Doan Minh Phu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/01/2020

Vô vàn lợi ích thiết thực khi mẹ tập cho trẻ ăn hành lá

Vô vàn lợi ích thiết thực khi mẹ tập cho trẻ ăn hành lá
Có thể nói, hành lá là một gia vị rất dỗi quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh khi bắt đầu cho con ăn dặm lại không tập cho con ăn hành lá. Hệ quả là khi trẻ lớn, không ít bé tìm cách gạt […]

bé ăn hành lá

Có thể nói, hành lá là một gia vị rất dỗi quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh khi bắt đầu cho con ăn dặm lại không tập cho con ăn hành lá. Hệ quả là khi trẻ lớn, không ít bé tìm cách gạt loại gia vị này ra khỏi bữa ăn của mình. Bạn đừng nên xem nhẹ việc này bởi lẽ tác dụng của hành lá với sức khỏe là nhiều không tưởng đấy!

Hành lá là gia vị rất phổ biến ở khắp châu Á. Nó có một hương vị khá đặc trưng và là nguyên liệu cần thiết làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng trong các món ăn Việt như phở, bún, miến, canh…

Việc thêm gia vị này vào các món ăn không chỉ làm gia tăng thêm hương vị, làm cho món ăn thêm phần bắt mắt và hấp dẫn hơn mà còn mang lại rất nhiều các lợi ích sức khỏe khác nhau, đặc biệt là với trẻ em. Vì vậy, các bà mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong bài viết sau để hiểu hơn về tác dụng của hành lá nhé!

Lượng dinh dưỡng dồi dào trong hành lá mà có thể bạn chưa biết

tác dụng của hành lá

Phần lớn tác dụng của hành lá đều bắt nguồn từ các yếu tố dinh dưỡng tiềm ẩn bên trong. Thế nhưng, điều đáng buồn là loại gia vị này lại ít được chú trọng.

Hành lá được biết là có hàm lượng calo thấp, nhưng bù lại rất dồi dào chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.

Theo thống kê, một chén hành lá khoảng 100g xắt nhỏ có chứa khoảng:

  • Calo: 32
  • Carbohydrate: 7,3g
  • Protein: 1,8g
  • Chất béo: 0,2g
  • Chất xơ: 2,6g
  • Folate (axit folic): Khoảng 64 microgram
  • Các vitamin như vitamin A, E, K, vitamin C và các khoáng chất như kali, mangan, canxi, magie, sắt…

11 tác dụng của hành lá với sức khỏe con trẻ

Dưới đây là những lợi ích thú vị của hành lá khi thêm gia vị này vào các món ăn cho trẻ:

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là mối lo của nhiều người bởi lẽ nó là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam hiện nay. Thật may mắn là hành lá chính là cứu cánh cho các vấn đề tim mạch.

Khi tiêu thụ, hành lá giúp cân bằng mức lipid huyết trong cơ thể, đồng thời điều tiết quá trình oxy hóa cholesterol, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Ngoài ra, một số vấn đề tim mạch cũng có thể được hạn chế nhờ vào các vitamin C và chất chống oxy hóa có trong phần lá xanh của hành.

Bên cạnh đó, loại gia vị này cũng chứa vitamin K – hoạt chất giúp phòng ngừa cứng động mạch bằng cách ngăn canxi lắng đọng trên thành mạch máu. Việc ăn hành lá cũng mang lại tác dụng cải thiện lưu lượng máu và nồng độ hemoglobin trong cơ thể.

2. Chống viêm và chống nhiễm khuẩn

Hệ miễn dịch của trẻ em còn non yếu nên con dễ đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhờ vào tác dụng của hành lá, vấn đề này sẽ không còn là mối lo. Bởi lẽ, các hoạt chất trong hành giúp ngăn sự xâm nhập của các vi khuẩn như E. coli, salmonella… Hơn nữa, nó còn có khả năng ngăn ngừa viêm bàng quang và bệnh lao rất hiệu quả.

Không chỉ vậy, trong hành lá còn có những hợp chất giúp ngăn chặn các enzyme gây ra tình trạng viêm. Từ đó, hạn chế cơn đau gây ra do một số bệnh như cảm, viêm đường hô hấp.

3. Bảo vệ thị lực của trẻ

tác dụng của hành lá bảo vệ mắt

Hành là một nguồn carotenoids và vitamin A tuyệt vời giúp bảo vệ mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng mất thị lực.

Vitamin A giúp ngăn ngừa chứng mù đêm, tăng cường sức khỏe giác mạc và bảo vệ các tế bào của mắt. Đồng thời các chất chống oxy hóa khác nhau có trong hành giúp ngăn ngừa các vấn đề về mắt như khô mắt, thoái hóa điểm vàng và khuyết tật thị lực.

4. Điều hòa quá trình trao đổi chất

Sự hiện diện của một số hợp chất trong hành lá có thể cải thiện sự trao đổi chất và củng cố hiệu quả của cơ thể trong việc hấp thu các nguyên tố đa lượng.

Đặc biệt là nếu thường xuyên ăn hành thì tình trạng táo bón và đầy hơi sẽ nhanh chóng được cải thiện đấy! Vì thế, mẹ nên kết hợp gia vị này vào mỗi bữa ăn nếu như trẻ đang phải trải qua chứng táo bón khó chịu.

Một mẹo nhỏ là bạn lấy phần gốc hành và một lát gừng, đem giã nát với vài hạt muối ăn rồi nặn thành hình tròn dẹt. Tiếp đến hấp cách thủy cho nóng rồi áp vào rốn để giảm triệu chứng táo bón ở trẻ. Cách này cũng hiệu nghiệm với các mẹ bầu nữa nhé!

5. Ngăn ngừa các biến chứng dạ dày

Tác dụng của hành lá cũng rất có lợi đối với các vấn đề tiêu hóa mà trẻ thường gặp. Nó hoạt động như một phương thuốc tự nhiên để ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy và một số biến chứng dạ dày khác. Thêm vào đó, hành lá cũng cải thiện sự thèm ăn giúp trẻ ăn uống điều độ hơn.

Một thông tin vô cùng thú vị khác là nếu ăn hành 3 lần trong một tuần, bạn sẽ làm giảm thiểu nguy cơ bị ung thư dạ dày đi rất nhiều lần. Nhất là khi hành lá nấu chung với các món thịt, nó sẽ làm giảm lượng carninogens là chất có hại sản sinh trong quá trình đun nấu.

6. Giảm lượng đường trong máu

Thêm một tác dụng nữa của hành lá là các hợp chất lưu huỳnh trong thành phần gia vị này giúp làm giảm lượng đường trong máu. Điều này được thực hiện bằng cách tăng mức độ insulin cần thiết cho việc vận chuyển đường trong máu đến các tế bào trong cơ thể để sử dụng.

Với những mẹ bầu thì đây cũng là một lợi ích đáng quý. Bởi lẽ việc tiêu thụ hành lá một cách hợp lý sẽ bảo vệ bà bầu khỏi chứng tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm.

7. Phòng ngừa nguy cơ ung thư

Loại gia vị này có chứa một số thành phần làm giảm sự phát triển của một số loại ung thư nhất định. Cụ thể, hành lá là một nguồn dồi dào lưu huỳnh (rất có lợi cho sức khỏe tổng thể) và các hợp chất như allyl sulfide cùng các flavonoid giúp ngừa ung thư, đồng thời chống lại các enzyme sản xuất ra tế bào ung thư.

8. Cải thiện mật độ xương

tác dụng của hành lá giúp xương chắc khỏe

Tác dụng này của hành lá đến từ thành phần vitamin K và C. Đây là hai loại vitamin cực kỳ quan trọng trong quá trình tăng trưởng của xương ở trẻ nhỏ.

Vitamin C là tác nhân kích thích quá trình tổng hợp collagen (thành phần giúp cho xương được chắc khỏe). Trong khi vitamin K lại đóng vai trò chính trong việc duy trì mật độ xương. Vitamin K còn giúp canxi hấp thụ vào xương tốt hơn, tránh hiện tượng canxi lắng đọng ở các thành mạch máu hay mô mềm trong cơ thể.

9. Hành lá có thể được sử dụng để điều trị hen suyễn

Hợp chất quercetin trong hành lá cung cấp các lợi ích như kháng viêm và kháng lại tác động của histamine (tác nhân kích hoạt các phản ứng dị ứng). Vì vậy, việc sử dụng hành lá cũng được xem là một phương thuốc tại nhà để điều trị chứng viêm khớp và hen suyễn.

10. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Tác dụng của hành lá còn giúp thúc đẩy các chất độc hại thoát ra ngoài thông qua bài tiết mồ hôi, đồng thời giữ cho lưu lượng máu được lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, vitamin C giúp tăng sức đề kháng và thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ.

11. “Siêu” thân thiện với mọi món ăn

Hành lá vô cùng giàu dinh dưỡng, có hương vị thơm đặc trưng và là một gia vị tuyệt vời cho bất kỳ món ăn nào. Bạn có thể thêm hành lá vào các món như: trứng rán, salad, bánh mì nước, các món súp cho trẻ…

Liệu tác dụng của hành lá có gây hại cho trẻ hay không?

trồng hành lá

Những mặt hạn chế khi cho trẻ dùng hành lá là vô cùng hiếm gặp. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người lớn bị viêm gan hoặc tử vong do tiêu thụ hành lá đã bị nhiễm độc. Do vậy, tốt nhất là nên rửa kỹ hành lá dưới vòi nước chảy nhiều lần và chỉ cho trẻ ăn hành lá đã được nấu chín.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc việc tự trồng hành lá trong các chậu cây cảnh để dùng. Hành lá tương đối dễ trồng, bạn gieo hạt vào chậu đất ẩm, đặt ở nơi có mái che hoặc bóng mát. Việc này sẽ hạn chế rủi ro lá hành bị nắng táp, phần thân lá bị uốn hoặc gãy.

Hành lá có thể phát triển quanh năm, mặc dù chất lượng tốt nhất sẽ là ở thời điểm cuối xuân. Khi thu hoạch, bạn nên loại bỏ những cây có phần lá bị hư hại, nấm mốc…

Lưu ý một điều bạn không nên tưới nước quá nhiều trong lúc chăm bón kẻo hành bị ngập úng khiến cây bị chết hoặc chậm phát triển.

Mách mẹ công thức làm món rau mầm ăn kèm với vừng và hành lá

rau mầm ăn kèm hạt vừng hành lá

Món ăn này chắc chắn sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn thay đổi khẩu vị cho cả nhà dịp cuối tuần:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Cải mầm Brussels: 300g
  • Giá đỗ: 250g
  • Hành lá: 1 bó nhỏ
  • Dầu mè: 1 thìa súp
  • Gừng: 1 miếng cỡ ngón tay cái
  • Mật ong: khoảng 1 thìa súp
  • Nước tương: 2 thìa súp
  • Hạt vừng rang thơm: 1 thìa súp

Cách thực hiện:

  • Cải mầm rửa sạch, vẩy ráo.
  • Gừng bào sạch vỏ, rửa sạch, thái thành sợi mỏng.
  • Giá đỗ nhặt bỏ vỏ đậu và cọng giá hư, úng, rửa sạch, vẩy ráo.
  • Hành lá cắt bỏ gốc, nhặt bỏ phần lá già, rửa sạch, vẩy ráo.
  • Chuẩn bị một chiếc chảo lớn làm nóng dầu sẵn. Tiếp đến bạn cho gừng và cải mầm Brussels vào, đảo đều để thấm dầu trong khoảng 5 – 6 phút đến khi hơi ngả màu. Có thể thêm một chút nước trong khi nấu để ngăn rau khỏi bị dính.
  • Cho giá đỗ, hành lá, mật ong và nước tương vào sau xào trong 1 phút. Cuối cùng rắc phần hạt vừng đã chuẩn bị lên và dùng ngay.

Trên đây là tất cả những tác dụng của hành lá và có lợi cho sức khỏe của trẻ. Hy vọng rằng các bậc phụ huynh có cái nhìn tốt hơn về loại gia vị này, cũng như giúp con làm quen với đa dạng các món ăn khác nhau để tránh tình trạng bé sẽ kén ăn sau này nhé!

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x