Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 25/09/2022

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? 7 mẹo hiệu quả tức thì!

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? 7 mẹo hiệu quả tức thì!
Cảm cúm thông thường là tình trạng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường là nghẹt mũi và chảy nước mũi.

Các bé đặc biệt dễ bị cảm cúm một phần bởi những người khác xung quanh bé không có thói quen rửa tay thường xuyên. Thực tế, trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị cảm cúm khoảng 8 đến 10 lần. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao?

Mẹ đọc tiếp để biết cách phân biệt cảm cúm với cảm lạnh ở trẻ sơ sinh; các triệu chứng cảm cúm của bé; các mẹo hữu ích để trị cảm cúm và những cách phòng ngừa cho bé.

1. Hiểu về cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Trước khi biết trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao; mẹ cần hiểu về bệnh cảm cúm; và cách phân biệt với cảm lạnh.

  • Cảm cúm ở trẻ sơ sinh (tiếng anh là Influenza hay Flu, cúm mùa: Seasonal influenza) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.
  • Cảm lạnh ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là cảm lạnh thông thường) là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó Rhinovirus chiếm phần lớn, riêng virus này lại có tới hơn 100 chủng khác khác nhau.

Các loại virus khác cũng gây cảm lạnh có thể kể đến là: Enterovirus, Coronavirus… Do vậy trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều đợt trong một năm. Ước tính một trẻ dưới 6 tuổi khỏe mạnh một năm có thể bị cảm lạnh 6-8 lần. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao để nhận diện? Mẹ đọc tiếp nhé!

Hiểu về cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Mẹ cần hiểu về tình trạng này trước

2. Triệu chứng trẻ sơ sinh bị cúm

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao để nhận biết? Các triệu chứng phổ biến của bệnh cúm ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Viêm họng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau nhức cơ bắp.
  • Đau đầu.
  • Kiệt sức.
  • Ớn lạnh.
  • Ăn mất ngon.
  • Chóng mặt.
  • Thỉnh thoảng buồn nôn, nôn mửa và / hoặc tiêu chảy.

Biến chứng bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh:

  • Viêm nhiễm trùng tai (viêm tai giữa): Khoảng 5 – 15 % trường hợp trẻ sơ sinh bị cảm phát triển thành nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
  • Thở khò khè: Cảm cúm có thể gây thở khò khè, ngay cả khi trẻ em không có bệnh suyễn.
  • Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp: Bao gồm viêm họng do Streptococcus, viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản. Các trường hợp nhiễm khuẩn này cần được bác sĩ đánh giá và đưa hướng điều trị phù hợp.

3. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Mẹ hãy cùng tìm hiểu những bí quyết dưới đây nhé:

3.1 Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải nghỉ ngơi làm sao?

Nghiên cứu từ các chuyên gia y tế cho thấy, căng thẳng làm bệnh tình trở nên tệ hại hơn. Nếu bé của bạn đang phải chịu áp lực từ chuyện ăn uống, trường lớp hay bạn bè.

Mẹ nên cho bé nghỉ ngơi ở nhà để làm dịu bớt những triệu chứng cảm cúm. Nghỉ ngơi nhiều còn giúp trẻ chống lại khả năng bị nhiễm trùng, viêm nhiễm.

  • Để trị cảm cúm cho trẻ theo cách này, đơn giản mẹ chỉ cần chuẩn bị một nơi thật thoải mái cho bé. Lúc này là thời gian mẹ có thể cho bé xem tivi, video yêu thích nhiều hơn quy định.
  • Hoặc mẹ có thể mua cho bé một món đồ chơi mới, một tập tranh tô màu mới, miễn là bé có thể vừa chơi vừa nghỉ ngơi tại giường. Nếu bé không buồn xem tivi hay chơi đùa, mẹ nên cùng tương tác với con.
  • Đọc sách, kể truyện cho bé nghe, hát hay gọi điện thoại cho bạn bé để cùng nói chuyện.

3.2 Làm ẩm không khí xung quanh bé

Làm ẩm không khí xung quanh bé
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Làm ẩm không khí xung quanh bé

Bị cảm cúm, triệu chứng đầu tiên của bé thường là sổ mũi. Dịch nhầy trong mũi bé làm bé nghẹt mũi và khó thở.

Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để nới lỏng các chất nhầy, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé tắm nước ấm để giúp bé thêm thư giãn.

  • Theo cách này, mẹ chỉ cần sắm một máy phun sương tạo độ ẩm để trị cảm cúm cho trẻ tại nhà. Nếu không, mỗi khi tắm, mẹ có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này.
  • Với máy phun sương tạo độ ẩm, mẹ nên kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra hơi độc.
  • Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao để tăng độ ẩm? Mẹ nên đặt máy tạo độ ẩm ở phòng ngủ của bé, phòng khách lúc bé đang chơi để làm dịu bớt cơn nghẹt mũi khó chịu. Nếu bé đã đủ tuổi, mẹ có thể cho bé ngồi nghịch trong bồn tắm nước ấm, và đừng quên giám sát.
  • Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà và bồn tắm hoặc nhỏ vào lúc phun nước ấm, hương bạc hà cũng giúp thông mũi hiệu quả. Bé không muốn tắm? Bật nước nóng chảy để tạo hơi ẩm, ẵm bé vào phòng, ở trong đó khoảng 15 phút.

3.3 Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải rửa mũi làm sao?

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi, vì vậy rất cần thiết đến sự trợ giúp của mẹ. Dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

Trước khi cho bé bú khoảng 15 phút, mẹ nên thực hiện thao tác này cho con để bé dễ bú hơn. Mẹ cần sắm nước muối sinh lý để rửa mũi, dụng cụ hút mũi.

Mẹ có thể tự làm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Công thức như sau:

  • Hòa toan khoảng 1/2 muỗng cà phê với 240ml nước ấm.
  • Làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Đặt bé nằm ngửa, lót một tấm khăn dưới đầu bé
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi bé để làm lỏng các dịch nhầy. Giữ đầu bé khoảng 30 giây.
  • Tiếp đến, dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt các dịch nhầy cho mỗi bên mũi.

Mẹ không nên hút mũi cho bé quá nhiều vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Không sử dụng phương pháp này 4 ngày liên tiếp, bởi mũi của bé sẽ bị khô, và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

3.4 Dầu nóng dành cho em bé

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Thoa dầu nóng cho bé

Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh bị cảm như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm cám cho trẻ nhưng lại giúp làm dịu những sự khó chịu gây ra bởi bệnh.

Trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn vào ban đêm và không bị gây khó chịu bởi dịch nhầy ở mũi nhờ cảm giác mát lạnh có được từ các sản phẩm dầu dành cho em bé. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao để thoa dầu nóng?

  • Với phương pháp trị cảm cúm này, mẹ có thể tìm mua các loại dầu dành cho em bé tại hiệu thuốc. Các sản phẩm này an toàn và phù hợp với trẻ 3 tháng tuổi trở lên.
  • Sản phẩm tốt, thân thiện và an toàn thường chứa petrolatum, dầu và bạch đàn. Long não hay tinh dầu bạc hà chứa trong dầu nóng không nên sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
  • Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ dùng dầu nóng xoa vào ngực, cổ và lưng của bé, massage nhẹ nhàng cũng giúp tăng cảm giác dễ chịu cho bé. Tránh để dầu tiếp xúc với miệng, mũi, xung quanh mắt hoặc bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé.

>> Mẹ có thể xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

3.5 Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải uống nước làm sao?

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, đồng thời làm loãng dịch tiết mũi của bé, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Với bé 6 tháng tuổi trở lên, mẹ đã có thể cho uống nước trắng.

  • Nếu trẻ sơ sinh bị cảm không mấy thích thú với nước lọc, mẹ nên cho bé thử uống nước ép trái cây tươi, không thêm đường. Trẻ dưới 6 tháng chỉ nên bú nhiều sữa mẹ và sữa công thức. Cho con bú là cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà hữu hiệu nhất.
  • Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung cho bé thêm nguồn chất lỏng nhiều dưỡng chất khác như nướt cốt gà, nước súp xương, bé 6 tháng tuổi đã có thể thưởng thức một chút trà hoa cúc âm ấm.
  • Một số loại trà thảo dược rất an toàn với trẻ em, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

3.6 Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải ngủ làm sao?

Nâng đầu bé khi ngủ có thể giúp bé dễ chịu hơn, mẹ có thể dùng gối, khăn gấp lại. Tuy nhiên, nằm gối cao chỉ thích hợp với trẻ 1 tuổi trở lên.

  • Nếu bé ngủ trong nôi hoặc cũi, mẹ chỉ nên gối đầu cho con, đừng nên kê 2 chân của nôi hoặc cũi vì không đảm bảo độ chắc chắn và ổn định.
  • Thêm một cách nâng đầu bé khi ngủ, cho bé vào xe đẩy, nâng cao đầu xe đẩy để bé thoải mái hơn khi ngủ và không bị chứng nghẹt mũi làm khó chíu.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

3.7 Dùng mật ong trị cảm cúm cho trẻ

Mật ong được khuyến cáo là không an toàn cho trẻ sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng mẹo này với bé lớn hơn.

Trong nghiên cứu tiến hành bởi đại học Y dược bang Pennsylvania, mật ong hữu ích hơn tất cả các loại sirô thảo dược khác khi được áp dụng để điều trị ho cho trẻ từ 2-18 tuổi.

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải dùng mật ong làm sao?

  • Để bảo quản mật ong, mẹ nên để ở những nơi có nhiệt độ phòng, thoáng mát hoặc trữ trong tủ lạnh. Khi dùng, mẹ nên hâm nóng lại bằng cách hấp cách thủy hoặc bằng lò vi sóng.
  • Trước khi đi ngủ, cho bé uống 1/2-1 muỗng cà phê mật ong ấm. Mẹ có thể thêm chanh để bổ sung thêm vitamin C cho bé. Đừng quên yêu cầu bé đánh răng hoặc dùng khăn kỳ răng cho con sau khi uống mật ong.

4. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao để phòng bệnh?

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao để phòng bệnh?
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao để phòng bệnh?

Trẻ sơ sinh bị cảm thường lây lan qua các giọt nhỏ từ người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Cách phòng ngừa tốt nhất là cho bé uống nhiều nước và rửa tay bằng xà phòng, đồng thời nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức giúp bé không bị nhiễm bệnh:

  • Giữ em bé tránh tiếp xúc bất cứ ai bị bệnh, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của bệnh. Nếu có thể, tránh cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với nhiều người và các cuộc tụ họp công cộng.
  • Rửa tay trước khi ăn hay chăm sóc cho em bé. Khi không có sẵn nước hay xà phòng, hãy sử dụng khăn lau tay hoặc gel có chứa rượu vô trùng.
  • Làm sạch đồ chơi của bé và núm vú giả thường xuyên.
  • Dạy tất cả mọi người trong gia đình ho hoặc hắt hơi vào một khăn giấy và sau đó hủy nó.

5. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? Khi nào mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ?

Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, tốt nhất nên gặp bác sĩ ngay khi bé có những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường, bởi vì với cơ thể còn quá non yếu, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm thanh khí quản, viêm phổi hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác.

Nếu bé cưng của bạn đã hơn 3 tháng tuổi, hầu hết cảm cúm sẽ chỉ đơn giản là một mối phiền toái. Nhưng bạn cần nghiêm túc chú ý và cần gọi ngay cho bác sĩ khi bé có các biểu hiện sau:

  • Không làm tã ướt như nhiều như bình thường.
  • Trẻ sốt cao hơn 38,90C trong một ngày.
  • Có nhiệt độ cao hơn 38,30 C trong hơn ba ngày.
  • Dường như bị đau tai.
  • Mắt màu đỏ hoặc màu vàng, nhiều rỉ mắt.
  • Ho hơn 1 tuần không khỏi.
  • Nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần.

>> Mẹ có thể xem thêm: Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, mẹ cần nằm lòng

Trong quá trình điều trị cảm cho bé, tuyệt đối không tự ý mua thuốc cảm cho bé uống mà cần đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ kê đơn và chỉ định liều lượng phù hợp. Vì thuốc cảm chống chỉ định sử dụng cho bé dưới 6 tuổi. Với trẻ sơ sinh bị cảm, nếu cha mẹ tự ý mua thuốc điều trị khó kiểm soát được tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Influenza (Flu) in Children
https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/influenza/influenza-flu-in-children
Ngày truy cập: 08.06.2022

2. The Flu (Influenza)
https://kidshealth.org/en/parents/flu.html
Ngày truy cập: 08.06.2022

3. Tips for Treating the Flu
https://kidshealth.org/en/parents/tips-take-care.html
Ngày truy cập: 08.06.2022

4. Influenza (lu) and your baby
https://www.marchofdimes.org/complications/influenza-and-your-baby.aspx
Ngày truy cập: 08.06.2022

5. Your baby and the flu
https://www.mountsinai.org/health-library/special-topic/your-baby-and-the-flu
Ngày truy cập: 08.06.2022

x