Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả, đầu tiên, MarryBaby sẽ chia sẻ một chút nội dung về rối loạn tăng động giảm chú ý, những dấu hiệu nhận biết và gợi ý một số phương pháp để bố mẹ hỗ trợ con tốt hơn.
Trước khi biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý, cha mẹ cần học cách nhận biết dấu hiệu con có đang bị tình trạng này hay không.
Rối loạn tăng động giảm chú ý (attention deficit hyperactivity disorder – ADHD) là một trong những rối loạn trong phát triển hệ thần kinh phổ biến nhất đối với trẻ nhỏ. Trẻ bị ADHD có thể gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý, kiểm soát các hành vi bốc đồng hoặc hoạt động quá mức.
Các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể được phân loại thành 2 loại vấn đề hành vi: (1) Giảm chú ý: khó tập trung và chú ý; (2) Tăng động: hiếu động thái quá và bốc đồng.
Nhiều trẻ mất tập trung giảm chu ý gặp phải các vấn đề thuộc cả hai loại này; nhưng không phải mọi trường hợp đều như vậy. Nhận biết những dấu hiệu sau để biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý phù hợp.
Các dấu hiệu chính của trẻ bị mất tập trung là:
Các dấu hiệu chính của trẻ bị tăng động và hành động bốc đồng là:
Những triệu chứng này có thể gây ra các vấn đề đáng kể trong cuộc sống của trẻ; chẳng hạn như học kém ở trường, giao tiếp xã hội kém với bạn cùng lớp và người lớn khác; các vấn đề về kỷ luật. Do đó, cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý khoa học là rất cần thiết.
>> Cha mẹ có thể quan tâm: Truyện cổ tích cho bé ngủ ngon, sâu giấc với giấc mơ đẹp
Đây là một trong những cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý quan trọng. Vì trẻ bị ADHD thường có thể hoàn thành những nhiệm vụ mà con dự đoán được. Do đó, cha mẹ cần xây dựng và duy trì một thời gian biểu khoa học để con nắm bắt được những gì con phải làm.
Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý xây dựng khả năng tổ chức:
– Thực hiện công việc theo thói quen. Cha mẹ cần thiết lập các thói quen đơn giản và dễ đoán cho bữa ăn; bài tập về nhà, vui chơi và đi ngủ. Hãy để con chuẩn bị quần áo cho ngày mai trước khi đi ngủ; và đảm bảo rằng bất cứ thứ gì trẻ cần mang đi học được đặt ở nơi dễ lấy.
– Đơn giản hóa lịch trình của con. Việc tránh thời gian nhàn rỗi là tốt; nhưng trẻ bị mất tập trung giảm chú ý có thể trở nên lo lắng hơn nếu có quá nhiều hoạt động sau giờ học. Cha mẹ có thể cần điều chỉnh các hoạt động đó dựa trên khả năng của con.
– Cố gắng hết sức để ngăn nắp và có tổ chức. Thiết lập ngôi nhà tinh gọn; có sắp xếp rõ ràng. Hãy chắc chắn rằng con biết mọi thứ đều có vị trí của nó.
Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý chia sẻ công việc đó là cha mẹ hãy thử sử dụng một cuốn lịch treo tường lớn; để giúp nhắc nhở trẻ về công việc con cần làm.
Thiết lập mã màu cho việc nhà và bài tập trên trường có thể giúp con không bị choáng ngợp với các công việc hàng ngày và bài tập ở trường.
Các thói quen buổi sáng cũng nên được chia nhỏ thành các công việc rời rạc.
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể khiến trẻ cảm thấy thất vọng về bản thân mình. Trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý; cha mẹ hãy giúp trẻ hiểu trên thế giới có rất nhiều người đang phải sống chung với rối loạn này; nhưng họ vẫn nổi tiếng và thành công.
Hãy giúp trẻ chấp nhận và biết yêu chính bản thân mình; đồng thời tìm hiểu về những ưu điểm của trẻ và tạo điều kiện để con có thể phát huy tối đa. Và cha mẹ đừng quên thể hiện tình yêu thương vô điều kiện; cho con biết con là niềm tự hào của cha mẹ.
>> Cha mẹ có thể quan tâm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài
Tích cực khen ngợi và khích lệ đóng vai trò quan trọng trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý. Cha mẹ có thể tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con. Cha mẹ tham khảo những gợi ý sau:
– Duy trì thái độ tích cực. Tài sản tốt nhất để giúp con vượt qua những thách thức của ADHD là thái độ tích cực và ý thức chung. Khi bình tĩnh và tập trung; cha mẹ có nhiều khả năng kết nối với con hơn; giúp trẻ bình tĩnh và tập trung hơn.
– Đừng quá căng thẳng vì những điều nhỏ nhặt và sẵn sàng thỏa hiệp. Một việc nhà còn dang dở không phải là vấn đề lớn khi con đã hoàn thành hai việc khác; cùng với bài tập về nhà trong ngày. Sự cầu toàn của cha mẹ đôi lúc sẽ tạo ra những kỳ vọng không thực tế đối với trẻ bị tăng động.
– Hãy chú ý đến hành vi tốt và khen ngợi hành vi đó của con. Khen ngợi đặc biệt quan trọng đối với trẻ ADHD vì chúng thường nhận được rất ít. Những đứa trẻ này hay nhận được sự sửa chữa, khắc phục; và phàn nàn về hành vi của chúng; nhưng ít được củng cố tích cực. Do đó, cha mẹ hãy cố gắng để dành lời khen và sự khuyến khích cho con nhé!
>> Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chu ý: Phương pháp dạy bé kể chuyện dễ như trở bàn tay
Trẻ tăng động thường rất khó tập trung, thậm chí chỉ cần một tiếng động nhỏ hoặc có một người bước qua trước mặt cũng có thể khiến trẻ phân tâm. Chính vì vậy, cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả đó là tạo ra một không gian học tập thật yên tĩnh; tránh mọi tiếng ồn nhằm giúp trẻ hạn chế sự phân tâm, dễ dàng tập trung, chú ý hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên sử dụng đồng hồ bấm giờ để đưa ra khoảng thời gian thích hợp cho mỗi công việc nhất định, đồng thời lên lịch nghỉ ngơi 10 – 15 phút sau mỗi giờ học để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Nếu muốn nhắc nhở hoặc đưa cho con một mục tiêu nào đó, bố mẹ cần giải thích và hướng dẫn một cách cụ thể. Chẳng hạn như con cần làm 2 bài toán, 1 bài văn trong một ngày hoặc con phải đi ngủ trước 10 giờ tối.
Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý xây dựng khả năng ghi nhớ đó là: bố mẹ ghi những yêu cầu của mình lên miếng dán có màu hoặc các loại kẹp giấy có hình ảnh bắt mắt và đính vào tủ lạnh, bàn học – nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy.
Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ bị tăng động, thường học hỏi được rất nhiều điều qua các câu chuyện, trò chơi. Không những vậy, đây còn là cách giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, sự kiên nhẫn, khả năng tư duy và là cơ hội để gắn kết tình cảm gia đình.
Do đó, cha mẹ nên dành thời gian để đọc sách cho trẻ, kể chuyện và cùng con chơi các trò chơi như lego, đá bóng, cờ vua, trò giả tưởng…
Việc phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường rất là quan trọng trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý.
Cha mẹ nên trao đổi với thầy cô về tình trạng của trẻ, đồng thời nhờ thầy cô giúp đỡ, quan tâm, để ý tới con và phối hợp với gia đình trong việc giáo dục.
Cha mẹ có thể nhờ thầy cô cho trẻ ngồi ở những khu vực yên tĩnh, tránh xa cửa sổ, cửa ra vào để tránh trẻ bị phân tâm.
Nếu muốn nhắc nhở trẻ về điều gì đó, mỗi lần bố mẹ chỉ nên nhắc một vấn đề chứ không nên nói tràn lan làm trẻ khó ghi nhớ. Khi nói, bố mẹ nên đưa ra cả mục tiêu ngắn hạn lẫn dài hạn.
Giả sử, nếu bố mẹ muốn nhắc nhở trẻ về việc “phá phách” trên bàn ăn thì bố mẹ chỉ nên đề cập đến vấn đề này thôi chứ không nên nói thêm những điều khác. Bố mẹ có thể đưa ra yêu cầu ngắn hạn: “Con hãy ngồi yên và ăn trong vòng 10 phút” hoặc yêu cầu dài hạn: “Từ giờ trở đi con hãy ngồi ngoan như vậy nhé”. Nếu trẻ hoàn thành đúng những gì bố mẹ đặt ra, đừng quên khen ngợi động viên và tặng thưởng cho con.
Trẻ ADHD cần có những quy tắc nhất quán mà chúng có thể hiểu và tuân theo. Chính vì vậy, bố mẹ cần xây dựng các quy tắc cư xử trong gia đình trở nên đơn giản và rõ ràng. Viết ra các quy tắc và treo chúng ở nơi mà con có thể dễ dàng đọc được.
Là tấm gương và nguồn sức mạnh cho con; cha mẹ cũng cần duy trì lối sống lành mạnh. Vì vậy, ngoài việc quan tâm cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý; cha mẹ cũng cần biết chăm sóc cho chính mình:
– Tìm kiếm sự hỗ trợ: Cha mẹ cần nhớ rằng cha mẹ không cần phải làm tất cả mọi thứ một mình. Hãy trò chuyện với bác sĩ; chuyên gia tâm lý và giáo viên của con. Tham gia nhóm hỗ trợ dành cho cha mẹ có trẻ bị ADHD. Những cộng đồng này cung cấp một nơi an toàn để trút bỏ cảm xúc và chia sẻ kinh nghiệm.
– Chăm sóc bản thân: Ăn uống điều độ, tập thể dục và tìm cách giảm căng thẳng; cho dù đó là tắm hàng đêm hay tập thiền buổi sáng.
– Nghỉ giải lao: Bạn bè và gia đình có thể hỗ trợ bố mẹ trong trẻ.
Trẻ ADHD thường bị dư năng lượng. Do đó, trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý; khuyến khích con chơi các môn thể thao và hoạt động thể chất là không thể thiếu.
Điều này có thể giúp con giải phóng năng lượng theo những cách lành mạnh; và tập trung sự chú ý vào các chuyển động và kỹ năng cụ thể.
Lợi ích của hoạt động thể chất đối với trẻ bị tăng động là vô tận: nó cải thiện khả năng tập trung; giảm tâm trạng trầm uất và lo lắng; đồng thời thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Và điều quan trọng nhất là dẫn đến giấc ngủ ngon hơn, do đó cũng có thể làm giảm các triệu chứng của ADHD.
>> Cha mẹ xem thêm: 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị nhất
Trẻ ADHD thường gặp khó khăn với các tương tác xã hội đơn giản. Con có thể vật lộn với việc đọc các tín hiệu xã hội, nói quá nhiều, ngắt lời thường xuyên hoặc tỏ ra hung hăng. Sự non nớt về cảm xúc của chúng có thể khiến chúng “trở nên lạ lẫm” so với bạn bè đồng trang lứa; và khiến con trở thành mục tiêu cho những trò trêu chọc thiếu thiện cảm.
Dưới đây là cách bố mẹ dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý trở thành người biết lắng nghe hơn; học cách đọc khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của mọi người cũng như tương tác trong nhóm trôi chảy hơn:
Đưa ra hình thức kỷ luật cho những hành vi tiêu cực là điều cần thiết và nên được cha mẹ thực hiện một cách công bằng, hợp lý trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý.
Tuy nhiên, cha mẹ không nên dùng cách đánh đòn hay la mắng để dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý. Thay vào đó, cha mẹ có thể phạt bằng cách không cho trẻ chơi các trò chơi; hoặc không được ăn những món ăn yêu thích; không được xem tiv, v.v. Hình phạt cần cụ thể, rõ ràng và thực hiện ngay lập tức; chứ không phải chỉ là một điều gì đó xa vời, tượng trưng mà bố mẹ lấy ra để dọa nạt trẻ.
>> Bạn có thể quan tâm: Nên kỷ luật trẻ 2 tuổi như thế nào để bé ngoan hơn?
Con có thể không nhận ra những căng thẳng mà tình trạng của chúng gây ra. Điều quan trọng là phải luôn lạc quan và khuyến khích. Khen ngợi hành vi tốt của con để chúng biết khi nào điều gì đó đã được thực hiện đúng. Con có thể phải vật lộn với ADHD ngay bây giờ; nhưng hãy tin tưởng vào con và giữ hy vọng tốt về tương lai của chúng.
Hãy nghĩ về hoặc lập một danh sách bằng văn bản về mọi thứ tích cực, có giá trị và độc đáo về con. Hãy tin tưởng rằng con có thể học hỏi; thay đổi; trưởng thành và thành công. Hãy khẳng định lại sự tin tưởng này hàng ngày khi cha mẹ đánh răng hoặc pha cà phê.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý cần được quan tâm đúng mức và can thiệp sớm. Trong cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
Tóm lại, cha mẹ cần phát hiện và can thiệp sớm để cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bởi ADHD không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hiện tại mà còn gây nên những hệ lụy khi trẻ trưởng thành. Đồng thời, biết cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý hiệu quả sẽ giúp con khôn lớn và trưởng thành tốt nhất.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Symptoms – Attention deficit hyperactivity disorder (ADHD)
https://www.nhs.uk/conditions/attention-deficit-hyperactivity-disorder-adhd/symptoms/
Ngày truy cập: 29.01.2024
2. Parenting a Child With ADHD
https://kidshealth.org/en/parents/parenting-kid-adhd.html
Ngày truy cập: 29.01.2024
3. Parent Training in Behavior Management for ADHD
https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/behavior-therapy.html
Ngày truy cập: 29.01.2024
4. What is ADHD?
https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/facts.html#:~:text=
Ngày truy cập: 29.01.2024
5. When Parent and Child Both Have ADHD
https://childmind.org/article/help-for-parents-with-adhd/
Ngày truy cập: 29.01.2024