Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Do đó, cha mẹ nên tận dụng thời gian trong giai đoạn ấu thơ để phát triển năng lực khứu giác cho bé.
1/ Thai giáo bằng khứu giác
Mũi của thai nhi được hình thành ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Thông thường, để ngửi cần có không khí và hơi thở, do đó, hầu hết chúng ta đều cho rằng bào thai sống trong môi trường nước ối sẽ không cảm nhận được mùi. Tuy nhiên, trong thực tế, nước ối không chỉ bao bọc xung quanh thai nhi mà còn có cả trong khoang miệng, khoang mũi của bé, nhớ đó mà bé sẽ “ngửi” và “nếm” được mùi vị của nước ối. Nói cách khác, những gì mẹ ngửi thấy khi mang thai, bé cũng sẽ cảm nhận được, dĩ nhiên ở mức độ thấp hơn nhiều lần. Ở tuần thứ 36 khi ngày dự sinh đang đến gần, khứu giác của thai nhi đã hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, sẵn sàng trải nghiệm mọi loại mùi trên thế giới. Dựa trên quá trình phát triển khứu giác của bào thai, mẹ hoàn toàn có thể thực hành thai giáo bằng mùi hương đấy nhé.
2/ Cho bé ngửi mùi mẹ
Chỉ sau 45 tiếng đồng hồ sau khi chào đời, bé đã nhận ra chính xác mùi của mẹ và rất “quyện hơi mẹ”. Hãy để cho bé làm quen với mùi thơm đặc trưng của mẹ như loại tinh dầu, nước hoa, kem dưỡng ẩm mẹ thường dùng sẽ giúp bé nhận ra mẹ mình. Những hành động ôm ấp, cưng nựng, “hít hà” mùi vị giữa 2 mẹ con không những kích thích khứu giác trẻ phát triển mà còn làm tăng hormone tình yêu oxytocin giúp tạo ra mối liên kết mạnh mẽ giữa 2 mẹ con.
3/ Trò chơi tìm vú mẹ
Trẻ rất hứng thú và dễ dàng nhận ra mùi thơm từ sữa của mẹ, đồng thời qua đó, nhận được mẹ và tìm được vú (nếu mẹ ôm vào lòng). Quan sát một đứa trẻ bú mẹ và chuyển động của trẻ tìm vú mẹ, giữ núm vú trong miệng của trẻ và mút sữa – quá trình này có sự tiến bộ nhanh chóng. Các bà mẹ nên chạm núm vú của mẹ vào các vị trí khác trên khuôn mặt em bé như môi, miệng, hàm trên, hàm dưới, cằm, má phải và má trái. Điều đó làm cho em bé nhanh chóng học được cách điều chỉnh không gian, cảm nhận được vị trí trên – dưới, phải – trái.
4/ Trẻ thoải mái với những mùi quen thuộc
Những lần đầu khi muốn để trẻ một mình, mẹ hãy đắp hoặc để bên cạnh trẻ chiếc áo hoặc cái gối còn lưu giữ mùi của bạn. Chắc chắn, mùi hương của mẹ sẽ giúp trẻ cảm giác thoải mái và an toàn. Ngay cả khi trẻ khó chịu, nếu đặt bé vào môi trường có những mùi quen thuộc như giường, cũi cũng sẽ làm dịu cơn bực bội đấy!
5/ Khuyến khích mùi yêu thích
Em bé của bạn đôi khi biểu hiện sự “ghiền” trước những đồ vật có mùi quen thuộc như chăn mền hay gối ôm cũ, đồng thời một chút thay đổi về mùi hương như sau khi bạn đem đi giặt cũng khiến trẻ nhận ra và quấy khóc. Mẹ đừng quá ngạc nhiên, bởi điều này thể hiện sự phát triển khứu giác của bé.
6/ Kích thích trí nhớ của trẻ
Một phần của não bộ điều khiển khứu giác và phần này còn có thể giúp điều khiển trí nhớ. Điều này sẽ tạo ra sự kết hợp mạnh mẽ giữa những mùi hương cụ thể và những trải nghiệm của bé. Kết quả là sau một vài năm, một mùi hương có thể kích hoạt bộ nhớ trẻ và nhắc về khoảng thời gian hoặc cảm giác mà bé đã trải qua trong quá khứ.
7/ Sợ khi tiếp xúc mùi lạ
Khoảng 3 tháng tuổi, khứu giác của trẻ đã rất tinh nhạy để có thể phân biệt được mùi của người thân và người lạ. Điều đó giải thích vì sao trẻ trở nên lo lắng, hoảng sợ, thậm chí khóc lóc khi được người lạ ẵm bồng. Trong trường hợp này, mẹ hãy nhẹ nhàng trò chuyện, xoa dịu để bé được an tâm. Một khi được tiếp xúc và cảm thấy an toàn, khứu giác bắt đầu quen được mùi thì trẻ vượt qua được nỗi sợ.
8/ Kích thích khứu giác bằng thực phẩm
Ăn dặm là giai đoạn tuyệt vời để kích thích khứu giác của bé phát triển. Bởi khi bắt đầu, bé sẽ sử dụng giác quan khứu giác để quyết định thích hay không thích các thực phẩm và hương vị mà bé bắt đầu được thử. Mẹ có thể cho bé ngửi mùi rau củ trong lúc chuẩn bị bữa ăn. Gian bếp của mẹ là một thế giới đầy những mùi vị khác nhau mà bé rất hào hứng để khám phá. Trước khi ăn, mẹ có thể đưa muỗng thức ăn đến gần mũi cho bé ngửi và cho bé biết đây là mùi vị gì, nếu bé ngậm miệng và quay đầu đi, có thể bé không thích mùi vị này và mẹ phải thử lại trong vài lần sau đó, dần dần bé sẽ làm quen với rất nhiều mùi vị mới khác nữa. Mẹ nên khuyến khích trẻ thói quen ăn uống lành mạnh hơn là kén chọn.
9/ Trò chơi “ngửi và nói”
Một cách rất hiệu quả để kích thích khứu giác đồng thời phát triển nhận thức và cả thính giác cho trẻ là để bé được ngửi những đồ vật an toàn xung quanh. Mỗi khi cho bé ngửi món đồ nào, mẹ hãy gọi tên thành tiếng đồ vật đấy. Hoặc gọi tên các loại mùi và vị khi bé ngửu và nếm như: “Không có mùi chua à?”, “Ồ, cái này mặn quá!”. Đây chính là lúc mẹ đang cho bé biết ý nghĩa của những từ ngữ ngay trước khi bé bắt đầu xây dựng vốn từ vựng, phát triển ngôn ngữ cho riêng mình.
10/ Cho trẻ ngửi nhiều mùi hương an toàn
Càng cho trẻ tiếp xúc với nhiều loại mùi thơm thì khứu giác của trẻ càng có cơ hội phát triển tốt, giúp bé khám phá thế giới nhiều hơn nữa. Trẻ có thể phân biệt được nhiều loại mùi hơn bằng cách mẹ đặt trong nhà những loại hoa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn và tâm trạng phấn chấn cho cả mẹ lẫn con. Hay một chuyến dã ngoại có thể cho bé tiếp xúc với nhiều loại mùi hương khác nhau, từ hương thơm ngọt ngào của một bông hoa cho tới mùi hương đặc trưng của một quả bóng cao su,… Nhưng mẹ hãy lưu ý, tất cả những hương thơm dùng để đánh thức giác quan khứu giác cũng phải là những hương thơm an toàn, tự nhiên, không gây dị ứng cho bé nhé!
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.