Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/12/2015

10 “chiêu” khơi dậy xúc giác tinh nhạy cho bé

10 “chiêu” khơi dậy xúc giác tinh nhạy cho bé
Xúc giác chính là cơ quan phát triển hoàn thiện nhất khi bé được sinh ra và phát triển trong suốt những năm đầu đời. Thông qua các cảm giác sờ mó, đè ép, đau, nóng, lạnh, nhột, rung... bé sẽ có các trải nghiệm đầu tiên với môi trường xung quanh. Điều này là một trong những yếu tố thiết yếu cấu thành nên các khả năng thể chất, ngôn ngữ, kỹ năng nhận thức, năng lực và cảm xúc xã hội của bé sau này.

Vậy làm sao để khơi dậy xúc giác tinh nhạy của bé, mẹ hãy áp dụng những “chiêu” sau:

1/ Tiếp xúc da kề da

Xúc giác không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trong những năm đầu đời của bé, mà còn có tác động trong lâu dài nhờ vào sự âu yếm và vuốt ve của ba/mẹ dành cho bé khi vừa chào đời. Với nguyên lí tiếp xúc da-kề-da, ba/mẹ hãy ôm bé thật nhẹ nhàng, áp thẳng người bé an toàn vào ngực trần của mình như con kangaroo đang mang theo đứa con trong chiếc túi ấm áp. Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo (thường được khuyến khích cho các trường hợp bé sinh non) là cách làm tuyệt vời nhất để tạo ra mối tương tác mạnh mẽ giữa trẻ sơ sinh với những ai mới “lên chức” ba, mẹ. Đồng thời là bài học đầu tiên để kích thích xúc giác của bé đấy!

Xúc giác của bé sẽ có tác động trong lâu dài nhờ vào sự ôm ấp, âu yếm và vuốt ve mẹ dành cho bé khi vừa chào đời
Xúc giác của bé sẽ có tác động trong lâu dài nhờ vào sự ôm ấp, âu yếm và vuốt ve mẹ dành cho bé khi vừa chào đời

2/ Ôm ấp và tạo sự gần gũi, yêu thương

Những cái ôm ấp áp, tạo sự gần gũi, yêu thương rất quan trọng và cho sự phát triển của trẻ. Tất cả những hành động của ba, mẹ như đu đưa, âu yếm, vuốt ve, ôm ấp và giữ chặt bé trong ngực mình sẽ khiến bé cảm thấy thư giãn, thoải mái và yên ổn, thậm chí còn có thể giúp tăng khả năng tỉnh táo, tập trung, kích thích phát triển toàn diện.

Những hoạt động đời thường nhất – như cho bé ăn, tắm cho bé, thay quần áo, thay tã, ôm bé, bế bé trên tay – cũng giúp phát triển xúc giác và cử động cơ thể cho trẻ.

Thông qua xúc giác, bé sơ sinh có thể hiểu hơn về thế giới của mình, gắn kết với bạn và có thể thể hiện nhu cầu và mong muốn của mình với ba/mẹ. Hơn hết, 80% giao tiếp của bé với bạn đều được thể hiện thông qua chuyển động cơ thể. Nếu ba/mẹ chạm và âu yếm bé một cách hợp lý, bạn đã cho bé có thêm cơ hội để phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc và cả trí tuệ.

3/ Khuyến khích trẻ tập nắm

Bạn hãy cho tập em bé cầm nắm ngón tay của mình, đó không chỉ là một hành động yêu thương mà còn đánh dấu cột mốc phát triển đầu tiên quan trọng với trẻ đấy! Mẹ có thể nhận thấy rằng, theo phản xạ tự nhiên, trẻ có thể nắm được ngón tay bạn khi mẹ chạm ngón tay của mình vào lòng bàn tay bé. Tương tự, bé có thể nắm lấy bất kỳ vật gì nếu bạn đặt vật đó vào bàn tay của bé. Hãy để cho bé nắm càng lâu càng tốt nhé!

4/ Mát -xa cho bé

Tại sao ba mẹ không thử theo học một lớp mát-xa cho trẻ sơ sinh? Bởi mát-xa là hoạt động liên quan đến xúc giác, có thể kích thích sự phát triển về thể chất của bé. Qua việc được bố mẹ chạm vào làn da, xoa bóp khắp cơ thể, bé được giao tiếp bằng mắt với bố mẹ, cảm nhận mùi hương từ bố mẹ, lắng nghe giọng nói của bố mẹ và thực hiện da-tiếp-da với bố mẹ. Trẻ sơ sinh có dây thần kinh hoạt động và các cơ bắp chưa phát triển hết nên mát-xa là cách rất tốt để hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan này. Mát-xa cũng giúp cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hệ hô hấp của bé hoạt động tốt.

Bên cạnh đó, trong lúc mát-xa, có một loại hooc môn tên là oxytocin được tiết ra ở cả em bé và bố mẹ. Oxytocin còn có tên gọi khác là hooc-môn tình yêu bởi nó tăng cường mối liên kết tình cảm giữa con người với nhau và đem đến cảm giác được yêu thương hạnh phúc. Mát-xa là biện pháp tuyệt vời khiến cho tình cảm giữa bố mẹ và bé thêm gắn bó, thắm thiết.

5/ Mút tay hoặc đưa đồ chơi vào miệng

Sẽ có giai đoạn bé hầu như muốn liếm hay nhau bất cứ thứ gì mà bé cầm nắm được, hoặc rất thích mút tay. Các bậc phụ huynh đừng tỏ ra hốt hoảng và can ngăn bé vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bước vào giai đoạn phát triển mới. Lưỡi, môi và miệng của bé rất nhạy cảm. Thông qua các hành động mút, liếm, nhai 1 món đồ chơi mềm là lúc bé đang tìm hiểu về hình thái và bề mặt của món đồ đó. Tuy nhiên, ba/mẹ phải luôn đảm bảo những thứ bé chạm vào là an toàn và sạch sẽ nhé!

6/ Trải nghiệm với những món đồ chơi có kết cấu bề mặt khác nhau

Vui chơi cũng góp một phần quan trọng trong quá trình học hỏi và phát triển của bé. Chơi với những món đồ chơi hoặc các đồ dùng gia đình đa dạng đem lại những mặt tích cực và có thể hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Hãy tìm những món đồ chơi có bề mặt khác nhau – như nhẵn mịn, thô ráp, cứng hay mềm – và có thể tạo ra âm thanh, chẳng hạn như lục lạc. Sách có các bề mặt khác nhau cũng có thể hỗ trợ bé, hoặc bạn có thể chọn chất liệu vải, lông vũ, bìa cứng hoặc lông nhân tạo.

7/ Những trò chơi thú vị khi tắm

Điều bé thực sự cần là cha mẹ và những người thương yêu bé luôn ở bên vuốt ve, nâng nịu và chơi đùa với bé, mà tắm lại là một cơ hội rất tuyệt vời để làm được điều này. Khi tắm cho bé, bạn có thể hát một bài hát có giai điệu nhẹ nhàng hoặc nói chuyện, vuốt ve con, đồng thời khuyến khích bé chơi trò té nước, đạp nước, nghịch với bong bóng xà phòng để con thỏa thích khám phá, tưởng tượng. Làm được như vậy, đảm bảo rằng lúc tắm cho bé chính là khoảng thời gian hai mẹ con cảm thấy rất hạnh phúc đấy, đồng thời kích thích xúc giác bé phát triển.

8/ Khuyến khích trẻ vui vẻ với trò “ăn bốc”

Ưu điểm lớn nhất khi cho trẻ “ăn bốc” (còn gọi là phương pháp BLW) là bé rèn luyện được các kỹ năng cầm nắm, cảm nhận kết cấu thô mịn của đồ ăn, ước lượng để xử lý thức ăn trong miệng. Tất cả các kỹ năng bé sử dụng trong quá trình “ăn bốc” sẽ khơi dậy xúc giác, nhờ đó kích thích não bộ.

9/ Để bé tự với và tóm lấy đồ vật

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, theo phản xạ tự nhiên, trẻ chỉ mới nắm được đồ vật khi bạn đặt vào trong tay bé. Nhưng ở độ tuổi 5-6 tháng, bé đã biết đưa tay ra với lấy đồ vật. Lúc này, thay vì học cầm nắm đồ vật, mẹ hãy thử kích hoạt khả năng tóm, nắm của bàn tay bé. Hãy cho bé cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau như len, bông, gỗ, vải sa tanh, miếng mút, giấy,… Hoặc thử để đồ chơi ở trong tầm với, tóm lấy của trẻ xem bé phản ứng ra sao. Bé sẽ thích những món đồ chơi bé có thể chạm tay vào. Hãy khuyến khích bé phát triển hơn bằng cách cho bé những món đồ chơi có thể phát ra âm thanh khi bé chạm tay vào.

10/ Tự do khám phá thế giới xung quanh

Trong thời gian này, phát triển xúc giác sẽ giúp con bạn khám phá thế giới. Bé mở rộng thế giới của mình và học hỏi những điều mới qua cách chạm vào đồ vật, cảm nhận kết cấu, hình dạng, kích thước của các mẫu đồ chơi hoặc môi trường xung quanh hoặc đào bới bất cứ thứ gì mà bé tò mò.

Hãy để bé thoải mái vui chơi các yếu tố kết cấu khác nhau như nước, đất sét và cát. Đây chính là môi trường tuyệt vời cho việc học tập và kích thích xúc giác. Bé có thể phát triển các kỹ năng vận động của mình, phối hợp cũng như so sánh cảm xúc và kết cấu khác nhau. Mẹ có thể đưa bé ra ngoài chơi cùng các bạn, chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi được chơi trong môi trường như vậy. Nhưng dù ở môi trường nào hay bất cứ nơi đay, mẹ cũng phải luôn để mắt trông chừng bé nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x