Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Việc giáo dục cho trẻ đi mầm non những kiến thức về kỹ năng sống là vô cùng quan trọng. Nhờ có những kỹ năng này; bé có thể một phần nào đó vượt qua nỗi sợ “ngày đầu tiên đi học“ và tự tin, bản lĩnh để hòa nhập với môi trường mới.
Vậy giáo dục kỹ năng sống là gì mà lại cần thiết cho sự phát triển tư duy thể chất của trẻ mầm non đến vậy?
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch; nhằm hình thành năng lực hành động tích cực; có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp trẻ có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội; thực hiện công việc; ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ cung cấp cho bé những công cụ quan trọng để phát triển; gồm tư duy độc lập, cách giao tiếp xã hội; và kết bạn mới cũng như cách ứng xử, ứng biến trong những tình huống mà cha mẹ hoặc giáo viên không thể ở bên cạnh để giúp đỡ bé.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Những tích cách khả năng của trẻ: Hiểu để dạy con tốt hơn!
Trẻ ở độ tuổi mầm non có sự phát triển trí não, khả năng nhận thức; học hỏi và ghi nhớ vô cùng nhạy bén. Nếu giáo dục cho trẻ mầm non các kỹ năng sống thì các bé sẽ tiếp thu vô cùng nhanh. Đồng thời với các kỹ năng sống mà trẻ mầm non học được lúc nà sẽ là nền tảng tính cách cho bé sau này.
Ngoài ra việc dạy kỹ năng sống cho trẻ lúc còn học mầm non sẽ giúp ích cho việc:
Dưới đây là một số kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non:
Việc bé biết dùng muỗng, đũa để xúc cơm, gắp thức ăn và uống nước sẽ rèn luyện được tính độc lập của bé. Tự ăn uống chính là một trong số những kỹ năng sống cơ bản dành cho trẻ mầm non.
Điều này cũng giúp cho cha mẹ đỡ bận rộn hơn mà có thời gian để tập trung cho công việc. Vì vậy, khi bé được 1 tuổi; hãy dạy cho bé kỹ năng tự ăn uống để chuẩn bị vào mầm non.
Mặc dù trẻ mầm non sẽ được cha mẹ chăm sóc chu toàn tất cả mọi mặt. Nhưng cha mẹ cũng nên dạy cho bé một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân để bé không ỷ lại; và có thể tự lo cho mình khi đến trường.
Các kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho trẻ mầm non gồm có đánh răng, vệ sinh cá nhân, tắm, mang giày, dép, chải tóc, đi ngủ,… Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non hình thành tính tự lập; biết cách xoay sở; giải quyết vấn đề.
Ứng xử là một trong số những kỹ sống quan trọng dành cho trẻ mầm non. Cha mẹ có thể bắt đầu dạy kỹ năng sống, ứng xử cho trẻ mầm non như:
Cách dạy kỹ năng sống này tốt nhất chính là cha mẹ làm gương cho trẻ. Trẻ nhỏ dễ bắt chước; học theo các lời nói, hành động của mọi người. Hãy sống một cách mẫu mực. Trẻ sẽ dần bắt chước theo hành động của cha mẹ.
Trẻ mầm non đang trong độ tuổi tò mò, ham học hỏi và muốn khám phá mọi thứ. Vì thế, các bậc cha mẹ nên tạo các điều kiện để bé phát huy kỹ năng này bằng cách mua sách đa dạng chủ đề cho bé. Ngoài ra, cha mẹ hãy dẫn bé đi dạo; đi du lịch mọi nơi và chỉ cho bé những thứ trên đường.
Cho trẻ mầm non chơi các trò chơi phát triển trí thông minh cũng có thể giúp bé phát triển kỹ năng sống học hỏi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho bé cách tự đặt câu hỏi “vì sao” cũng như tự tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy.
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non như bơi lội thực sự vô cùng quan trọng. Đây được xem là một trong những kỹ năng sinh tồn bất kỳ ai cũng nên có. Bơi lội sẽ giúp bé phát triển thể chất toàn diện; tăng sức bền và chiều cao vượt trội.
Đồng thời, khi tiếp xúc với bộ môn bơi lội; bé sẽ có cơ hội làm quen với môi trường mới, tạo sự thích thú; tăng khả năng sáng tạo trong học tập. Vì thế, các cha mẹ hãy dành thời gian để đưa con đi bơi mỗi tuần nhé.
>> Cha mẹ xem thêm: [Chọn lọc] 20 trò chơi ngoài trời cho trẻ mầm non thú vị nhất
Dạy trẻ kỹ năng sắp xếp đồ đạc sẽ giúp trẻ tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng. Khi cần một món đồ nào đó, con sẽ không mất nhiều thời gian tìm kiếm hay nhờ cha mẹ giúp đỡ.
Để phát triển kỹ năng này, cha mẹ có thể bắt đầu bằng việc dạy bé cách sắp xếp quần áo. Lưu ý, cha mẹ hãy hướng dẫn, minh họa và làm cùng để tăng sự hứng thú cho bé.
Ở độ tuổi học mầm non, đa số thời gian biểu, mọi hoạt động hằng ngày của bé đều được cha mẹ tự tay sắp xếp. Trẻ sẽ không cần bận tâm sắp tới sẽ phải làm gì vì đều đã có cha mẹ nhắc nhở.
Tuy nhiên, hãy tập tính tự giác và kỹ năng sống là quản lý, sắp xếp thời gian biểu bằng cách cho trẻ mầm non tự lên lịch cho các hoạt động. Hãy cho bé tự lập thời gian biểu việc đánh răng, ăn, xem tivi, đánh răng,… Và tuân theo thời gian biểu ấy.
Trong xã hội hiện nay tồn tại rất nhiều mối nguy cơ có thể đe dọa đến sự an toàn của trẻ. Do vậy, các cha mẹ nên dạy cho bé kỹ năng phòng tránh nguy hiểm. Để dạy cho trẻ kỹ năng sống này, cha mẹ cần dạy cho trẻ các việc như không nên nhận đồ từ người lạ, tránh xa các nơi có đồ vật hoặc con vật có thể gây nguy hiểm…
Để giúp con trở nên tốt bụng, giàu lòng nhân ái, cha mẹ nên dạy cho bé các kỹ năng về việc biết sẻ chia và giúp đỡ những người xung quanh. Kỹ năng sống cho trẻ mầm non này dù đơn giản nhưng lại thật sự đóng một vai trò quan trọng ở xã hội hiện nay.
Để giúp bé có được kỹ năng này, cha mẹ nên bắt đầu từ việc tạo cơ hội cho bé phụ giúp người lớn làm các công việc vừa sức như rửa chén, lau nhà…
Ngay từ nhỏ, nếu tiếp xúc với cây cối và động vật nhiều, tâm hồn và tính cách của con sẽ phong phú và tươi đẹp. Không chỉ giúp nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, học hỏi cuộc sống qua thế giới thiên nhiên, kỹ năng sống này còn giúp bé biết quan tâm đến mọi thứ xung quanh mình hơn.
Đây vốn là một kỹ năng sống cho trẻ mầm non đơn giản sẽ được dạy khi vào học tại các trường mẫu giáo. Nhưng cha mẹ vẫn nên nhắc nhở bé khi tham gia giao thông để bé nhớ lâu hơn.
Đồng thời, cha mẹ có thể kết hợp với thực hành thông qua việc dắt bé đi bộ bên lề phải, qua đường phải đi ở nơi có vạch kẻ,… Khi đi xe đạp thì phải biết dừng đèn đỏ,…
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bài thơ bé học toán: Chỉ cần 120s – Bé đọc vào là nhớ ngay!
Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, phản hồi, ứng xử,… Đây là cả một môn nghệ thuật cần thiết và đóng vai trò quan trọng với mỗi người.
Với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn luyện từ sớm. Biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp tới người khác. Biết cách giao tiếp giúp trẻ biết cách bày tỏ mong muốn đúng cách mà không hành xử nhõng nhẽo, mè nheo hay la khóc.
Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người, tự tin hơn, nhìn nhận cuộc sống tốt hơn,… Không phải tự nhiên ông bà ta lại xếp học nói đứng ngay sau học ăn.
Trẻ nhỏ hiếm khi biết nói dối và cũng không tác hại của việc nói dối. Nếu cha mẹ không dạy trẻ mầm non kỹ năng sống nói thật ngay từ sớm thì có thể bé sẽ vô tình hết lần này đến lần khác nói dối. Bởi vì trẻ ở độ tuổi này dễ bắt chước người khác nên dễ sinh tật xấu.
Do đó, trước hết cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện cùng với con, khuyến khích bé nói ra các suy nghĩ trong đầu. Nếu trẻ phạm lỗi hay động viên con nhận lỗi và sau đó khen trẻ ngoan để bé nhận thức được sai là phải xin lỗi, chứ không phải nói dối để che lấp sự việc.
Cha mẹ nên tập cho trẻ kỹ năng sống là dọn dẹp nhà cửa ngay từ lúc học mầm non. Vì trẻ sẽ tập được tính gọn gàng, ngăn nắp ngay từ bé.
Để dạy cho bé kỹ năng này, cha mẹ phải là tấm gương. Cha mẹ nên dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, sắp xếp đồ đạc ngay ngắn. Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ luôn xếp quần áo trong tủ ngay ngắn. Đồ đạc lấy ra sử dụng xong phải để lại chỗ cũ. Khi bé đã lớn hơn, cha mẹ hãy dạy bé cách quét, lau nhà.
Kỹ năng vượt qua trở ngại là dạy trẻ thấy khó khăn không được sợ hãi, chờ sự giúp đỡ của cha mẹ. Trẻ phải tự biết vượt qua khó khăn đó. Ví dụ như con bị vấp ngã, đừng vội chạy lại bế hay dỗ để bé không khóc. Thay vào đó hãy đến bên và động viên con đứng dậy.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy bé kỹ năng sống để bé không lười học
Trẻ em nên được học kỹ năng nấu ăn ngay từ nhỏ. Kỹ năng sống nấu ăn sẽ giúp bé nâng cao tính tự giác giúp đỡ cha mẹ, tạo tính gắn kết.
Cha mẹ có thể dạy kỹ năng sống này cho trẻ mầm non bắt đầu đơn giản với việc chuẩn bị bát đũa, dọn dẹp gia vị. Sau đó cho trẻ làm quen với việc chuẩn bị nguyên liệu cơ bản. Sau đó dần dần tập cho trẻ tự nấu các món dễ làm mà mình thích.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiều người xấu để ý nhất. Nếu cha mẹ không ở bên cạnh, việc dạy cho trẻ mầm non kỹ năng sống là tự vệ cơ bản sẽ giúp con thoát khỏi những tình huống nguy hiểm.
Ngoài ra, cho bé đi học võ còn giúp bé rèn luyện thể lực từ nhỏ, nâng cao sức khỏe.
Lúc học mầm non hay bất cứ môi trường nào sau này, trẻ sẽ phải làm việc chung với nhiều người để tạo ra một giá trị, sản phẩm nào đó. Chính vì thế, cha mẹ nên dạy kỹ năng sống này cho trẻ mầm non càng sớm càng tốt.
Hãy giải thích cho bé vai trò khi làm việc nhóm: “Đôi lúc có nhiều việc cần có sự hợp tác của nhiều người. Nếu đối phương thấy ta làm tốt, sẽ có được cảm tình của nhiều người.”
Đồng thời, dạy trẻ đi học tự lập nhóm học tập và chơi đùa với bạn cùng lứa. Lớn lên đi làm thì con cần phải hòa nhập với đồng nghiệp trong công ty để làm việc tốt.
Cha mẹ nên dạy cho trẻ mầm non kỹ năng sống về cách tiêu tiền phù hợp. Việc dạy con hiểu kiếm tiền khó thế nào sẽ giúp bé biết quý trọng sức lao động của cha mẹ và trân quý động tiền.
Ở bất cứ độ tuổi nào, trẻ cũng có thể cũng cần đứng trước nhiều người để thể hiện một tài năng nào đó như giao tiếp, thuyết trình,… Vì vậy, hãy dạy cho trẻ kỹ năng sống này kể từ khi học trường mầm non.
Nếu bé ngại khi ở chỗ đông người, hãy trấn an bé và cho bé các bạn khác cũng vô cùng tự tin ở chỗ đông người.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: 12 cách giúp trẻ tự tin để con bản lĩnh và dễ thành công trong cuộc sống
Việc dạy cho trẻ mầm non các kỹ năng sống có thể ở bất cứ nơi đâu, ở bất cứ hoạt động nào:
– Thông qua hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động mang lại nhiều hứng khởi cho trẻ. Thông qua vui chơi, trẻ có thể được cho nhiều cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng khác nhau để giải quyết nhiệm vụ của các trò chơi.
Trong trò chơi, trẻ sẽ phát huy được trí tưởng tượng. Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cố gắng hoàn thành vai trò của mình, đồng thời phải hợp tác và chia sẻ với bạn bè.
– Thông qua sinh hoạt hàng ngày
Sinh hoạt hàng ngày của trẻ là những hoạt động lặp đi lặp lại. Vì vậy trẻ rèn luyện và thực hiện các công việc một cách dễ dàng.
– Thông qua hoạt động sáng tạo
Các hoạt động sáng tạo như những trò chơi “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định giúp cho trẻ mầm non hình thành những kỹ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị.
– Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua phim, sách, tranh
Nội dung các bộ phim hoặc câu chuyện sẽ là gợi ý cho trẻ trong cách hành xử và giải quyết tình huống.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách dạy bé tô màu giúp khơi dậy khả năng sáng tạo của con
Trên đây là 20 kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ mầm non. Việc dạy cho trẻ các kỹ năng sống càng sớm thì sẽ càng tốt; đặc biệt là khi đi học mầm non.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Significance Of Life Skills Education
https://files.eric.ed.gov/fulltext/EJ1126842.pdf
Ngày truy cập: 28/01/2024
2. Why Should We Be Teaching Life Skills in Schools
https://blog.globalindianschool.org/why-should-we-be-teaching-life-skills-in-schools-in-2021
Ngày truy cập: 28/01/2024
3. Importance of Life Skills
https://jedfoundation.org/set-to-go/importance-of-life-skills/
Ngày truy cập: 28/01/2024
4. What are life skills and why teach them?
https://www.britishcouncil.gr/en/life-skills/about/what-are-life-skills
Ngày truy cập: 28/01/2024
5. Age-Specific Life Skills Education in School: A Systematic Review
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/feduc.2021.660878/full
Ngày truy cập: 28/01/2024