Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/09/2017

14 tình huống trẻ phải học kỹ năng sống sót

14 tình huống trẻ phải học kỹ năng sống sót
Kỹ năng sống sót là cần thiết trong những tình huống bất ngờ. Trẻ cần được dạy và phải học bài bản những kỹ năng này để được an toàn.

Không chỉ là kỹ năng sống mà kỹ năng sống sót cũng là bài học vỡ lòng phụ huynh cần dạy cho trẻ khi con đang lớn. Có những tình huống khẩn cấp mà chỉ có các kỹ năng này mới giúp trẻ thoát khỏi hiểm nguy.

14 tình huống trẻ bắt buộc phải có kỹ năng để sống sót

1. Ở nhà một mình và có người lạ cậy cửa đột nhập vào.

Cách xử lý: Nhanh chóng sử dụng điện thoại, trước hết gọi cho cha mẹ hoặc người đầu tiên lưu trong danh bạ. Cha mẹ sẽ nhận biết được ngay là bé đang gặp chuyện nguy hiểm thông qua giọng nói. Tiếp đó là gọi cảnh sát 113 và chỉ cần nói ngắn gọn: ” Nhà có trộm, nêu tên bố mẹ, địa chỉ nhà”.

2. Người lạ chia sẻ kẹo bánh và nhờ làm việc gì đó.

Cách xử lý: Dạy bé thói quen tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ chơi, hay bất cứ thứ gì mà người không quen biết đưa.

kỹ năng sống sót
Tuyết đối tránh xa người lại và không nhận đồ từ ai không thân quen

3. Xử lý tình huống khi có khói từ ổ điện phát ra hoặc ngửi thấy mùi gas trong gian bếp mà không có người lớn ở nhà.

Cách xử lý: Nếu không có người lớn ở nhà mà bé gặp tình huống cháy nổ nguy hiểm như rò rỉ khí gas, cháy ổ điện… bé cần được dạy chạy ngay ra khỏi nhà sau đó nhờ hàng xóm gọi điện cho bố mẹ và gọi cho 114. Để an toàn cho bé, tuyệt đối không được tìm cách dập lửa.

4. Bạn bè trong lớp rủ tắm ao, hồ, sông.

Cách xử lý: Tham gia bất kỳ hoạt động nào cùng bạn bè hay trường lớp tổ chức con đều cần có ý kiến của bố mẹ. Đặc biệt là sông hồ cần được sự giám sát của người lớn.

5. Có người xa lạ yêu cầu giúp đỡ

Cách xử lý: Nếu có ai đó cần giúp đỡ, con cần từ chối nhanh, dứt khoát và đi ngay khỏi tầm nhìn của họ vì người lớn không ai cần nhờ trẻ con giúp đỡ. Nếu thực sự cần thì họ đang có âm mưu không tốt.

6. Phát hiện người lạ đi theo

Cách xử lý: Trên đường đi học về hoặc đi chơi đâu đó nếu bỗng dưng có người lạ đi theo quãng đường dài, con nên ngay lập tức tìm chỗ đông người rẽ vào và gọi điện cho bố mẹ.

7. Ở nhà một mình, ai sẽ là người bé được mở cửa.

Cách xử lý: Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ. Những người được con mở cửa sẽ là người mà bố mẹ đã dặn trước. Mối nguy hiểm có thể đến từ cả những người bạn ngang tuổi.

8. Khi đang chờ bố mẹ đến đón, có người lạ đến gần.

Cách xử lý: Trong trường hợp đang chờ bố mẹ đến đón mà có người lạ tới gần, nói cho đi nhờ con cần từ chối bằng cách nói con chờ cha mẹ tới.

9. Người lạ nắm tay không buông

Cách xử lý: Nếu không đồng ý đi theo hay giúp đỡ người lạ mà họ cố tình nắm tay con hãy tìm cách lôi kéo sự chú ý của người xung quanh bằng cách la hét thật to hoặc đấm đá.

10. Vô tình lạc giữa đám đông

Cách xử lý: Nếu vô tình lọt vào giữa đám đông khi đi chơi cùng bố mẹ, bé cần bình tĩnh, tìm cách dần dần di chuyển ra phía ngoài, nhưng không được di chuyển ngược chiều.

kỹ năng sống sót 1
Không di chuyển ngược chiều đám đông khi vô tình bị lạc

11. Người ít thân hoặc bạn mới quen rủ tới nhà chơi

Cách xử lý: Đến nhà người ít thân quen khi không được sự cho phép của bố mẹ là không đúng, cho dù đó là người quen của gia đình hay bạn cùng trang lứa.

12. Ở ngoài trời mưa giông một mình

Cách xử lý: Nếu không may gặp trời mưa giông, trước hết con tìm nơi trú ẩn an toàn như cửa hàng hay mái nhà nào đó. Tránh xa các thiết bị kim loại, bể nước, cây to và xe cộ.

13. Có ai đó trên mạng Internet đe doạ con hoặc gia đình

Cách xử lý: Khi bị đe doạ trên mạng, không được im lặng chịu sự đe doạ. Cần tìm cách nói ngay với cha mẹ.

14. Bị chó dữ tấn công

Cách xử lý: Nếu bị chó tấn công, bé cần cố gắng giữ bình tĩnh, đứng yên và tìm kiếm bất cứ thứ gì có trong tay để hướng sự chú ý của chúng sang vật đó và không nhìn vào mắt chó. Sau đó ném đồ vật sang hướng khác, từ từ lùi ra xa.

Dạy con như thế nào?

Trẻ bắt đầu đi học mầm non là một khoảng thời gian vô cùng thú vị giữa cha mẹ và con cái. Trẻ sẽ rất háo hức với những cái mới và rất muốn được tự mình làm tất cả mọi thứ nên nếu có kế hoạch dạy kỹ năng sống sớm cho con, bạn nên áp dụng từ sớm.

Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý phương pháp khi dạy trẻ. Sự kiên nhẫn chính là chìa khóa vàng trong mọi trường hợp. Những gì bạn cần làm chỉ có 3 bước: Bạn thực hành cho con thấy, để con làm theo sau đó bạn điều chỉnh, giúp con hoàn thiện kỹ năng và để con thực hành nhiều lần. Hãy nhớ, con bạn cần đến 1 năm tuổi để cất lên tiếng nói đầu tiên thì ít nhất, trẻ cũng cần ngần ấy thời gian để xây dựng và củng cố một kỹ năng nào đó.

Kỹ năng sống sót là cần thiết cho trẻ trong mọi trường hợp thiếu vắng người lớn ở bên. Mẹ dạy bé càng sớm càng tốt nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x