Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Những bậc cha mẹ trẻ, đặc biệt là lần đầu tiên có con luôn tự hỏi khi nào nên bắt đầu hành trình rèn luyện kỷ luật, phải trái đúng sai.
1/ Càng sớm càng tốt
Với đa số các bé, từ “không” có sức ảnh hưởng rất lớn. Nó là dấu hiệu đầu tiên nhắc nhở bé về tính kỷ luật.
Sẽ là vô ích nếu bạn áp dụng quá nhiều quy tắc phức tạp khi bé còn nhỏ. Thay vào đó, khi con làm sai như lúc bé bạn chỉ cần nói “không” và hướng sự chú ý của bé đến thứ thú vị và vô hại khác.
Điều này mang lại tác động nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đến sự khám phá của bé. Đừng nên la mắng hay quát nạt con. Nó sẽ không có hiệu quả đối với con trẻ còn chưa biết nói. Cách tốt nhất là nhẹ nhàng thay đổi hành vi của bé và biến nó thành trải nghiệm vui vẻ.
Luôn giữ bình tĩnh và nhẹ nhàng dạy dỗ bé.
2/ Vừa mềm mỏng vừa cứng rắn
Khi đặt ra các giới hạn và quy tắc cho bé, tốt nhất bạn nên nhất quán khi giải thích cho bé. Dần dần bé sẽ hiểu được thế nào là sai, thế nào là đúng. Nếu bạn không chỉ cho bé biết điều đúng hoặc sai thì sẽ không thể dạy dỗ nếu sau này bé dần trở nên ngỗ ngược và cách dạy con cũng sẽ trở thành vòng tròn luẩn quẩn.
Gia đình và bạn bè có thể sẽ khuyên bạn lúc nào nên giáo dục cho con nhưng quyết định luôn là ở bạn. Nên nhớ rằng, không bao giờ là quá sớm để nhẹ nhàng rèn luyện con vì bé có thể sẽ nhận thức và học được những điều đúng.
Chẳng hạn như khi bé tập bò hoặc đi thì sẽ luôn tò mò muốn chạm vào bình hoa hoặc khám phá ban công. Thay vì la mắng con khi bé làm điều đó thì bạn nên đặt bình hoa ở chỗ bé không với tới được và khóa lối ra ban công. Như vậy là bạn đang nhẹ nhàng chỉ cho bé biết những chỗ không được đến và những gì không được chạm vào.
3/ Kiểm soát cơn giận của bé
Khi bé ở giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi (và trở lên) hầu hết các bé đều đã biết nổi giận. Hẳn các bậc cha mẹ sẽ khó xử khi phải đối mặt với thái độ này đặc biệt là ở nơi công cộng.
Để tránh làm bé giận dỗi, bạn có thể thử các mẹo sau đây:
– Nhắc lại lời bé và sau đó chuyển hướng cuộc trò chuyện: Đã đến giờ đi ngủ nhưng con đòi đi công viên chơi. Bạn không cần phải nói : ”Giờ không phải lúc”, lặp lại lời của bé và chuyển hướng sự chú ý của bé sang chuyện khác.
Ví dụ, bạn có thể nói : “Con muốn đi chơi công viên hả ? Con có nhớ cậu bé con chơi cùng lúc chiều không ?” Với cách này, bạn vẫn đang đề cập tới công viên nhưng theo chiều hướng khác và tránh được cơn giận dỗi của bé.
– Mang theo đồ chơi: khi bé cáu gắt lúc đang tắm thì hãy gợi ý bé mang theo đồ chơi bồn tắm. Viêc này giúp bé vui vẻ hơn và tránh làm bé nổi giận.
– Vạch ra các quy định cho bé: Thỉnh thoảng bạn cần phải chỉ ra các quy tắc rõ ràng như : Không mang truyện và bồn tắm, không mang giày lên giường và không được nghịch nữ trang của mẹ…
– Phân tán sự chú ý của bé: nếu con bắt đầu nhõng nhẽo khi phải rời khỏi sân chơi, hãy tìm thứ khác có thể thu hút sự chú ý của bé. Khi gần đến giờ về và bạn thấy ai đó đang dắt chó đi dạo thì hãy nói với bé rằng : “Hai mẹ con mình sang chào cún con bên kia nhé”. Lúc này bạn có thể rời khỏi sân chơi một cách dễ dàng.
>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.