Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Tỉnh táo và tinh ý là điều tối quan trọng cho bố mẹ. Nhiều trẻ bị bắt nạt học đường thường không kể cho ba mẹ, thầy cô biết về việc mình bị bạo hành, vì xấu hổ hoặc bị đe dọa. Chính vì thế, trẻ thường im lặng và đôi khi dẫn đến hành động dại dột. Do đó, bố mẹ hãy tinh ý để nhận biết các dấu hiệu bị bạo hành ở trẻ sau đây!
Bạo hành tại trường học không chỉ có hành hung bằng bạo lực. Hành vi này bao gồm:
♦ Tấn công bằng lời nói
Trẻ tuổi teen chuẩn bị bước sang tuổi vị thành niên đã có hành vi ác mồm ác miệng. Trẻ có thể gán biệt danh xấu xí cho bạn bè, lôi tên cha mẹ bạn cho chọc ghẹo, hoặc nói xấu bạn khắp nơi trong trường. Hành vi này làm trẻ tuổi teen cảm thấy mình thừa thãi và vô tích sự.
♦ Bắt nạt bằng cách cô lập
Một hành vi bạo hành khó chịu không kém là cô lập bạn. Các trẻ tuổi teen xấu tính, có sức khỏe lấn át người khác, hoặc có tầm ảnh hưởng nhất định làm mọi cách để bạn bè toàn trường không muốn tiếp xúc với trẻ bị bắt nạt. Hành vi này là sự tra tấn tâm trí ác độc, làm cho con trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị xem thường.
♦ Nói xấu qua mạng
Cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông hiện đại, rất có thể ngày nào đó hình ảnh không đẹp hoặc thông tin bịa đặt về con bạn xuất hiện trên mạng xã hội. Thông tin, hình ảnh ác ý đó có thể hủy hoại thanh danh hoặc thậm chí cuộc đời của một người. Nói xấu qua mạng cũng bao gồm gửi hình ảnh hoặc tin nhắn qua điện thoại để khiến một người mất thể diện.
♦ Đánh hội đồng và trấn lột tiền
Đây là hình thức gặp nhiều nhất hiện nay. Một số trẻ sẽ cô lập và đánh một trẻ tại lớp, trên đường đi học về, lột quần áo đánh và quay video post lên mạng xã hội. Nhiều trẻ còn bị trấn lột tiền, phải đưa tiền hàng ngày cho kẻ bắt nạt.
♦ Trẻ chỉ có một mình:
Trẻ có vấn đề về tính cách, thiếu tự tin:
– Không trách cứ hay quá khích khi nghe con kể việc mình bị bắt nạt. Hãy lắng nghe và thông cảm. Bố mẹ đừng nói những câu kiểu: Sao con ngu thế? Sao lại để tụi nó bắt nạt? Thế mồm đâu mà không biết nói?
– Liên hệ với thầy cô giáo của trẻ nếu biết hoặc nghi ngờ con bị bắt nạt để tìm hiểu thực hư.
– Yêu cầu nhà trường cho gặp bố mẹ cũng như những trẻ bắt nạt con bạn. Hãy nói chuyện rõ ràng, dứt khoát. Nếu trẻ kia còn tái diễn việc bắt nạt, bạn sẽ đưa vụ việc ra pháp luật.
– Không để trẻ tự đi học một mình. Hãy chịu khó đưa đón con trong giai đoạn trẻ bị bắt nạt để những trẻ khác không tiếp cận được con.
– Không phải bây giờ, khi trẻ bị bắt nạt học đường, bạn mới cho con đi học võ, mà hãy cho học ngay khi trẻ 6-7 tuổi. Học võ không phải để đánh người khác mà để có sức khỏe, bảo vệ bản thân trong những trường hợp nguy cấp. Con không cần đánh trả mà chỉ cần né những cú đánh của đối phương cũng được.
– Dạy con biết chia sẻ mọi thứ với bố mẹ. Nếu chỉ nói suông thì rất khó thực hiện. Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ hãy tập thói quen hỏi mọi chuyện ở trường của con. Ví dụ như: Hôm nay ở lớp có gì đặc biệt không con? Trưa nay con ăn gì? Con có chơi với các bạn cùng lớp không? Có ai làm con bị đau không?… Tương tự như thế, bạn cũng nên chia sẻ công việc hàng ngày của mình. Hãy duy trì thói quen này ngay cả khi trẻ lớn hơn. Như vậy, trẻ sẽ tự động tâm sự với bạn khi có bất cứ khúc mắc gì.
– Dạy trẻ kết bạn với những bạn hiền lành trong lớp. Việc thui thủi một mình sẽ khiến con dễ bị bắt nạt hơn. Vì thế, hãy chơi với những bạn có tính cách giống như con. Đi cùng một vài bạn khác sẽ khiến con không còn lo bị bắt nạt.
– Nếu các biện pháp trên đều không hiệu quả, con vẫn tiếp tục bị bắt nạt học đường, tốt nhất bố mẹ hãy chuyển trường cho con. Dù đây không phải phương cách hay nhưng sẽ giúp trẻ thoải mái hơn và không còn suy nghĩ tiêu cực. Suy cho cùng, mọi thứ bạn làm đều để con hạnh phúc phải không?
1. Môi trường gia đình không lành mạnh bé dễ có xu hướng bạo lực
Nếu môi trường ở gia đình không lành mạnh, bé bị người thân lạm dụng, bạo hành, bé sẽ có xu hướng trở nên hung hăng, hay bắt nạt bạn bè.
Theo nghiên cứu tâm lý trẻ em, một đứa trẻ thích bắt nạt bạn bè vì bé thiếu lòng tự trọng và luôn mong muốn được thống trị. Những hành vi này mang đến cho bé cảm giác được kiểm soát người khác, điều mà bé thiếu khi ở nhà.
2. Bị ảnh hưởng bởi phim ảnh không lành mạnh làm bé nhận thức lệch lạc
Văn hóa Hàn Quốc hiện nay có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thanh thiếu niên Việt Nam, nên trẻ con dễ dàng bắt chước các ngôi sao mà bé yêu thích.
Nếu cha mẹ không kiểm soát được việc truy cập Internet, các con sẽ dễ dàng sa ngã vì học theo những bộ phim bạo lực học đường Hàn Quốc, những hình ảnh bạo lực học đường, video bạo lực học đường đang tràn lan trên các mạng xã hội và Youtube.
3. Tâm hồn yếu đuối khiến bé thiếu tự tin và hay bắt nạt bạn
Các nhà tâm lý đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ không hung hăng và không bắt nạt người khác vì bé đủ mạnh mẽ và tự tin với vị trí của mình. Các bé luôn cảm thấy thoải mái với những gì mình có và không có bất kỳ nỗi lo sợ nào về việc đánh mất vị trí trong nhóm bạn hay trong trường lớp.
Trong khi đó, những đứa trẻ thường cư xử hung hăng, thô lỗ lại không mạnh mẽ như chúng ta nghĩ. Những hành vi bạo lực, bắt nạt bạn bè thực chất là để che đậy bản chất yếu đuối, thiếu tự tin về vị trí của bé trong nhóm.
4. Áp lực từ những đứa trẻ khác có thể khiến bé tham gia vào bạo lực trường học
Dân gian có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nếu bé học tập trong một môi trường bạo lực, thì xu hướng bé cũng dễ trở thành kẻ bạo lực vì nhận thức lệch lạc hoặc bị bạn bè xấu ép buộc phải bắt nạt người khác.
Trong một tập thể không có kỷ cương, kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu thì bé không có lựa chọn nào khác là phải bắt nạt bạn yếu hơn mình để không bị bắt nạt.
5. Không được chú ý bé sẽ có xu hướng quậy phá
Trẻ con luôn cần được quan tâm, chăm sóc và tình yêu thương từ ba mẹ. Nếu bị bỏ bê, bé sẽ có xu hướng tìm cách gây sự chú ý để được ba mẹ quan tâm, yêu thương nhiều hơn. Và những biểu hiện thường thấy là bé sẽ quậy phá và bắt nạt bạn bè vì bé không biết làm cách nào khác để gây sự chú ý.
6. Trả thù cho sự đau khổ vì bị bắt nạt
Khi trẻ là nạn nhân của những vụ bắt nạt nhóm, bé dễ có xu hướng bắt nạt bạn ở một khu vực khác như một cách để xả mong muốn được trả thù kẻ đã bắt nạt mình.
Bé sẽ không ngừng tìm cách trả đũa và cảm thấy hành động bắt nạt, làm nhục bạn yếu đuối hơn là chính đáng. Những hành động này là một chuỗi luẩn quẩn, nó dồn sự hung hãn từ bé này sang bé khác và có nguy cơ trở nên nguy hiểm cho xã hội sau này nếu không được người lớn phát hiện, chỉnh đốn kịp thời.
7. Thiếu sự đồng cảm khiến bé trở nên lạnh lùng và thô lỗ
Những bé thiếu sự quan tâm của ba mẹ, thiếu sự đồng cảm của bạn bè, thầy cô cũng dễ có xu hướng thích bắt nạt hoặc trêu trọc bạn bè.
Theo các nhà tâm lý, bé có thể hành động thô lỗ như thế vì không hiểu thế nào là sự đau khổ, không biết làm cách nào để xây dựng mối quan hệ.
Do đó, ngoài chăm sóc trẻ về thể chất thì việc nuôi nấng cảm xúc và tâm hồn của trẻ cũng vô cùng quan trọng.
8. Bất bình đẳng xã hội khiến bé dễ trở thành kẻ bắt nạt
Bắt nạt cũng xuất phát từ bất bình đẳng xã hội và có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Khi sự phân biệt giàu nghèo trở nên phổ biến, thì những đứa trẻ nhà giàu sẽ tự cho mình quyền được đứng cao hơn những đứa trẻ nhà nghèo và dễ có xu hướng bắt nạt bạn bè.
Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam ngày càng gia tăng và nghiêm trọng. Để trẻ không trở thành kẻ đi bắt nạt hoặc bị bắt nạt, bố mẹ nên quan tâm, hỏi han con mỗi ngày. Khi có sự chia sẻ và định hướng của cha mẹ thì trẻ sẽ hiểu và cảm thông cho người khác. Mỗi một đứa trẻ đều như tờ giấy trắng, chúng đẹp đẽ hay nhàu nhĩ tất cả là do người lớn vẽ lên.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.