Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Khi đến đất nước Nhật Bản, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ tự mình mang vác tất cả túi xách, túi đi học của mình và cố chạy theo cha mẹ, không có chuyện cha mẹ mang tất cả cho con và bảo bọc như tại Việt Nam.
Đến các quán ăn, sau khi dùng xong bữa, trẻ tự biết dọn sạch mâm ăn và lau dọn trước khi đứng lên ra về. Để làm được tất cả những điều đó, cách nuôi dạy con kiểu Nhật là chú trọng xây dựng cho con sự tự lập và ý thức văn minh.
Cùng là một quốc gia châu Á với nhiều nét văn hoá tương đồng, vậy nhưng mẹ Nhật lại có cách dạy con tự lập rất tài tình giống như cách dạy con của người Do Thái vậy.
Đừng nên chỉ trích lỗi lầm của con
Mỗi chúng ta, sau khi làm một việc tốt đều luôn muốn nhận được sự khen ngợi từ người khác. Trẻ em cũng vậy. Một đứa trẻ khi làm tốt nó luôn háo hức nhận được lời khen từ cha mẹ hoặc người lớn.
Dạy con tự lập là đi từ quá trình chứ không phải kết quả. Quá trình để trẻ học, khám phá và rút kinh nghiệm tự lập cho những lần sau, điều đó còn quan trọng hơn kết quả nhiều.
Chúng ta là người lớn, nhưng cũng phải làm đến hàng chục lần mới có thể thành thạo được một công việc. Do đó, khi trẻ tự làm, việc sai sót là không tránh khỏi và đó cũng là điều dễ hiểu.
Một lời chê trách của cha mẹ chỉ khiến trẻ không còn hào hứng với việc tự mình làm và lười tự lập. Đó chính là quan điểm của mẹ Nhật khi dạy con.
Kiên trì với những sai sót của trẻ con
Quá trình học hỏi và thực hành của trẻ là một quá trình dài và việc trẻ sai sót là điều đương nhiên. Trẻ cần phải học được cái đúng từ những cái sai.
Cha mẹ phải luôn là người dạy dỗ, cổ vũ trẻ đúng lúc để tạo động lực cho trẻ phấn đấu và đó cần phải là những cha mẹ kiên trì.
Đừng quên, kiên trì chính là một trong những phương pháp dạy con tự lập hiệu quả mà mẹ Nhật đã áp dụng thành công.
Không quy chụp, áp đặt trẻ
Người Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu rằng, khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
Phụ huynh không nên áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải chào hỏi, phải đánh răng…Rồi đưa ra các phán xét: “ngoan” nếu trẻ làm theo và “hư” khi trẻ làm những việc cha mẹ cấm.
Để con nghe và tự giác làm mọi việc thì trước hết cha mẹ phải chỉ ra cho chúng biết lý do tại sao phải làm thế. Tại sao phải đi vệ sinh, tại sao phải rửa tay, tại sao phải đánh răng,…
Cha mẹ có thể đặt ra các tình huống cùng bàn luận với trẻ, để chúng tự nói lên, tự viết ra những lý do vì sao phải làm thế.
Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự viết nội quy, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ, vì bị ép buộc mà vì đó là điều đúng, cần thiết.
Công cụ hỗ trợ để dạy con
Nhiều cha mẹ Việt cũng luôn muốn tập cho con tự lập từ nhỏ, nhưng thường gặp rắc rối khi bọn trẻ không đủ kiên nhẫn và thường hay bỏ cuộc.
Cha mẹ cũng thường có ý nghĩ “làm như vậy khó quá, con sao làm được”, rồi sau đó lại làm hộ con. Nhiều lần như vậy, trẻ quen với việc có sự giúp đỡ của cha mẹ, trẻ sẽ cho đó là một thói quen và lười tự lập.
Thực tế thì không phải cứ ai muốn con tự lập là lại đưa con ra ngoài rồi để con tự làm là tự lập, mẹ Nhật lại khác. Họ luôn để con tự làm mọi thứ nhưng phải trong khả năng của trẻ.
Và đồng thời, họ cũng tạo điều kiện cho con phát triển bằng cách sử dụng những công cụ hỗ trợ nhỏ, cần thiết giúp con bước đầu có thể tự lập.
Ví dụ:
Trên bàn ăn, cha mẹ Nhật luôn đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể học theo người lớn vệ sinh cho sạch trong khi ăn.
Hay cho con tự nấu nướng những món mẹ Nhật cho là đơn giản và hợp với khả năng của con. Nhưng không phải là bỏ cho trẻ tự nấu mà phải có mẹ giám sát cho đến khi trẻ thành thạo.
Việc học tập theo cách dạy con kiểu Nhật là điều rất cần thiết và thiết thực.
Dạy con tự giác, chủ động chăm sóc, phục vụ bản thân
Khi trẻ đã lớn, việc tự lập ở trẻ chỉ là những thao tác cơ bản như việc tự giác học tập cũng như là tự giác làm những công việc phù hợp với mình.
Trẻ phải biết chủ động chăm sóc bản thân như tập thói quen dậy sớm và dậy đúng giờ.
Việc tự lập của trẻ phải được bắt đầu từ dễ đến khó, mẹ Nhật dạy con phải luôn biết cách dọn dẹp góc học tập cho thật gọn gàng, dần dần nó sẽ trở thành một thói quen sạch sẽ ngăn nắp cho con trẻ.
Khi trẻ đã quen dần với công việc của mình bạn sẽ nâng cao độ khó của công việc lên một mức độ cao hơn. Như khi trẻ đã quen với việc dọn dẹp góc học tập thì bạn sẽ cho trẻ tự làm sạch và gọn gàng cả căn phòng của mình.
Dần dần, nó sẽ tạo nên một thói quen tự lập trong trẻ, đó là cách dạy con kiểu Nhật thông dụng ở xứ sở hoa anh đào.
Dạy con cách tự tra cứu, tìm tòi
Các bậc cha mẹ ở Nhật thường hướng dẫn con dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ nhỏ. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán.
Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu.
Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động.
Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.
Dạy trẻ hành động độc lập
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nhỏ Nhật Bản đã được rèn luyện để trở nên độc lập và tự chủ. Phương pháp rèn luyện khá đơn giản, bởi các bậc phụ huynh chỉ yêu cầu trẻ giúp đỡ những việc vặt trong nhà.
Ngoài tự đi học tới trường thì trẻ em Nhật khoảng từ 5 tuổi trở lên thường phải trải khăn phủ bàn để chuẩn bị bữa ăn, tập gấp quần áo của gia đình.
Và một điều ấn tượng nữa là các trường học ở Nhật Bản rất ít khi thuê lao công. Họ cho rằng: Trẻ nhỏ cần tự làm sạch môi trường học, hiểu và trân trọng công việc của những người lao động trong xã hội.
Khuyến khích con đọc truyện cổ tích
Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường nuôi dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích.
Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này.
Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,…
Đặc biệt các bạn nên nhớ, không nên la mắng khi trẻ chưa làm được những việc đó mà hãy nhẹ nhàng chỉ lại cho trẻ nhé! Việc la mắng chỉ khiến con mất tự tin vào bản thân mình mà thôi.
Đó cũng chính là cách dạy con của người Nhật hay áp dụng: tôn trọng con trẻ thay vì xem con là người phụ thuộc mình.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.