Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Ở độ tuổi con đang lớn bất kỳ những hờn dỗi vu vơ nào cũng cần có cách giải quyết hợp lý. Không phải xử lý theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy hay để trẻ tự do thái quá theo kiểu làm gì mình muốn dù sai hay đúng. Đi theo hướng “ở giữa” tức là khéo léo dựa vào tâm tính của trẻ để đưa ra cách dạy trẻ 2 tuổi thấu tình đạt lý khó nhưng cần thiết.
Dưới đây là 10 câu nói vô cùng đơn giản phụ huynh có thể tham khảo để tùy tình hình áp dụng để cùng con chia sẻ cảm xúc, giúp bé lớn lên trong kỷ luật mà vẫn cảm nhận được yêu thương vô bờ của cha mẹ.
Bé 2 tuổi đã cảm nhận được rõ ràng sợi dây gắn kết yêu thương của gia đình. Bé luôn thấy hứng khởi và an toàn khi được mẹ âu yếm và thủ thỉ “Mẹ yêu con”. Câu nói thân thuộc này mẹ có thể áp dụng ngay khi bé rất ngoan hoặc lúc trẻ muốn nổi loạn khi được yêu cầu phải thu dọn đồ chơi…
Chắc chắn rằng nếu mỗi ngày phụ huynh đều nói với bé câu nói này, cảm xúc của trẻ sẽ phát triển mạnh vì cảm nhận được bé quan trọng với cha mẹ như thế nào.
Dĩ nhiên không phải 100% các ngày trong năm mẹ đều nói điều này. Nhưng các chuyên gia cũng chia sẻ rằng không có gì khiến em bé 2 tuổi cảm thấy yêu bản thân mình hơn là khi trẻ được mẹ khen “Con thật tuyệt vời”.
Đừng quên nhắc lại tất cả những điều tốt đẹp quá bé từ sau khi sinh tới hiện tại. Ví như tính cách dễ chịu, dễ ăn dễ ngủ, khả năng cầm nắm sớm hay trẻ biết đi trước nhất so với các bạn cùng tuổi trong xóm. Cô giáo cũng dành lời khen tặng khi bé là người hoàn thành trò chơi ghép hình nhanh nhất trên lớp….
Bé cưng luôn muốn nổi bật và được bạn bè cùng trang lứa chú ý khi chơi cùng nhau. Nếu không duy trì được điều đó, sự tự tin của trẻ sẽ dao động theo thời gian. Do đó động viên bé rằng “bạn bè luôn yêu quý con” là cần thiết.
Ở tuổi lên 2, tâm lý của trẻ luôn muốn đạt được mọi thứ mà bản thân hướng tới, nhưng thành công không phải lúc nào cũng đến theo cách của trẻ.
Lời khen ngợi vì nỗ lực hết mình của trẻ giúp bé hiểu rằng mặc dù không thành công, nhưng trẻ vẫn nên tự hào với bản thân mình vì đã cố hết sức có thể.
Sự thực là trẻ sẽ không cảm hơn vì hàng trăm hàng ngàn lần bạn cố gắng chăm sóc cho bé suốt những năm tháng đã qua nếu không được dạy. Bắt đầu dạy trẻ ở thời điểm này vẫn chưa muộn.
Cách dễ dàng nhất là cha mẹ hãy cảm ơn con vì một hành động nho nhỏ nào đó mà bé vô tình giúp đỡ. Ví dụ như mang điện thoại từ trong nhà ra phòng khách cho bạn chẳng hạn. Lặp lại mỗi ngày những lời cảm ơn như vậy là cách để dạy bé 2 tuổi nói lời cảm ơn dễ dàng nhất. Cha mẹ sẽ ngạc nhiên vì bé học rất nhanh đó!
Bức tranh vừa vẽ của bé cưng có thể không đẹp như mẹ muốn nhưng là một kiệt tác theo cách nghĩ của bé. Trẻ sẽ luôn cảm thấy rằng đó là một sáng tạo tuyệt vời của bản thân và muốn chia sẻ điều này với cha mẹ. Chính sự nhiệt tình của mẹ sẽ kích thích sự sáng tạo của bé trong tương lai.
Không cứ là trẻ nhỏ, cha mẹ cũng phạm sai lầm dễ dàng như bất cứ ai khác. Nếu trẻ vô tình mắc lỗi cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rằng biết xin lỗi là sự thừa nhận trung thực và trẻ không phải là người duy nhất phạm sai lầm. Điều này sẽ giúp khuyến khích sự trung thực của bản thân.
Bạn muốn bé cưng học cách cư xử lịch sự trong tương lai thì một trong những chiến lược tốt nhất là bản thân cha mẹ phải là một ví dụ điển hình mỗi ngày.
Khi cần giúp đỡ, bạn nói “làm ơn giúp…” với đứa con hai tuổi của mình là lúc dạy cho trẻ một kỹ năng xã hội rất quan trọng mà ngay sau đó trẻ sẽ bắt đầu sử dụng với những bạn bè của mình.
Bé 2 tuổi đã có thể đưa ra những suy nghĩ độc lập của bản thân, dù rằng trẻ vẫn phụ thuộc vào cha mẹ ở mức độ nào đó nhưng bạn cần dạy bé học cách đứng trên đôi chân của mình. Bắt đầu bằng cách cho bé những lựa chọn đơn giản, chẳng hạn như liệu bé có nên mặc áo phông màu xanh hoặc đỏ hôm nay không?
Bé phải đối mặt với những thách thức trong suốt cuộc đời và phải can đảm giải quyết mọi vấn đề với kinh nghiệm của bản thân. Cha mẹ có thể tăng sức mạnh niềm tin bằng cách động viên trẻ rằng con có thể làm được bằng cách cố gắng hết khả năng. Niềm tin của gia đình nâng cao sự tự tin của trẻ, tăng sự sẵn sàngđể thử, và giúp trẻ đẩy những nghi hoặc sang một bên.
Cách dạy trẻ 2 tuổi không có công thức chung, chắc chắn là như vậy bởi mỗi cây mỗi hoa mỗi đứa trẻ một tính cách. Cha mẹ là người hiểu con cái nhất và sẽ biết được thời điểm nào cần động viên, khi nào cần nghiêm khắc. Quan trọng là tự tin vào cách dạy con của chính mình, mẹ nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.