Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chuồn chuồn cắn rốn giúp tập bơi. Đây là chuyện tưởng đùa, hóa ra có thật. Ngày xưa, người lớn thường bắt chuồn chuồn rồi cho côn trùng này cắn vào rốn trẻ với mục đích để bé nhanh biết bơi. Tuy vậy cách học bơi này mang lại hiệu quả thật hay không và mẹ có nên cho con áp dụng?
Mỗi mùa hè, trẻ con hay được ba mẹ cho học bơi để vui chơi, tắm mát, nâng cao sức khỏe và phòng chống đuối nước. Trẻ có thể học bơi bằng nhiều cách từ việc đi đến các bể bơi để được huấn luyện viên hướng dẫn cho tới việc tự học với sự hỗ trợ của phao, chậu, cây chuối.
Song có một cách giúp trẻ tập bơi vô cùng độc đáo của dân gian mà đến nay nhiều bậc cha mẹ vẫn áp dụng đó là cho chuồn chuồn cắn rốn trẻ.
Chuồn chuồn cắn rốn có biết bơi không? Cho chuồn chuồn cắn rốn để trẻ tập bơi là một mẹo của dân gian từng xuất hiện nhiều trong các làn điệu hát ru, dân ca và văn học dân gian. Điều này có nghĩa là việc cho chuồn chuồn cắn rốn tập bơi ngày xưa rất phổ biến. Song mẹo này hoàn toàn không hề có tác dụng giúp trẻ biết bơi.
Không có tài liệu khoa học nào chứng minh việc cho chuồn chuồn cắn rốn hoặc bất kỳ một loài động vật nào tác động lên cơ thể lại giúp con người biết bơi.
Vì thế, việc bắt chuồn chuồn cắn rốn để trẻ biết bơi chỉ là một trò của dân gian không có tác dụng tập bơi cho trẻ.
Mẹ không nên tin rằng con sẽ biết bơi sau khi cho chuồn chuồn cắn rốn và chủ quan trong việc giám sát trẻ tập bơi.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên học mẹo này của dân gian vì việc để côn trùng cắn vào rốn có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài mục đích mong muốn trẻ nhanh biết bơi thì việc cho chuồn chuồn cắn rốn đến nay không ai biết rõ còn có ý nghĩa gì.
Tuy nhiên, theo suy đoán của nhiều người thì việc này là để giúp trẻ có thêm can đảm cho lần học bơi đầu tiên. Bởi vì lần đầu tiếp xúc với ao, hồ, trẻ thường sợ hãi, dễ mất tinh thần và dẫn đến khó có thể quen với môi trường nước.
Rốn là vùng da nhạy cảm, ít bị tác động cho nên chỉ cần nghĩ đến việc bị con gì đó cắn vào rốn thì ai cũng cảm thấy sợ. Khi bị chuồn chuồn cắn rốn, trẻ sẽ vượt qua được nỗi sợ hãi của bản thân, có thêm can đảm để sẵn sàng cho việc xuống nước học bơi.
Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong lần đầu học bơi vì chưa quen với môi trường nước, nhất là các bé đã từng bị ngạt nước. Vì thế mẹ cần chú ý những điều sau đây để hỗ trợ cho con.
Việc học bơi lội rất tốt cho sự phát triển chiều cao và thể chất của trẻ. Quan trọng hơn, việc này còn có thể giúp giảm thiểu nguy cơ đuối nước khi con tắm ở bể bơi, tắm biển hoặc ở ao, hồ, sông, suối.
Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tập bơi càng sớm càng tốt, từ tuổi lên 3, bé đã có thể học bơi. Tuy nhiên, mẹ không nên dùng mẹo cho chuồn chuồn cắn rốn con để học bơi nhé.
Hanako
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.