Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 24/01/2017

Có nên dạy con cùng lúc 2 ngôn ngữ?

Có nên dạy con cùng lúc 2 ngôn ngữ?
Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tiếng Anh đang ngày càng trở nên thông dụng hơn, và trở thành ngôn ngữ giao tiếp chung của rất nhiều quốc gia. Chính vì vậy, song song với tiếng Việt, nhiều mẹ quyết định dạy con học nói tiếng Anh ngay từ khi bé còn nhỏ. Tuy nhiên, đây có phải quyết định đúng đắn?

Xu hướng dạy con cùng lúc 2 ngôn ngữ ngay từ khi bé còn nhỏ đang ngày càng được phổ biến rộng rãi, nhất là với những gia đình có bố hoặc mẹ là người nước ngoài. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số người, việc dạy song song 2 ngôn ngữ có thể khiến trẻ bị bối rối, thậm chí chậm nói hơn những đứa trẻ khác. Liệu đây có phải sự thật? Cùng MarryBaby tìm hiểu những vấn đề thường gặp xung quanh việc 2 ngôn ngữ này nhé!

Có nên dạy con 2 ngoại ngữ?Có nên dạy con 2 ngoại ngữ?
Mẹ đang làm đúng hay làm sai khi dạy con cùng lúc 2 ngôn ngữ?

Vấn đề 1: Bé sẽ dễ bối rối và không phân biệt được giữa hai ngôn ngữ

Với những đứa trẻ được dạy 2 ngôn ngữ từ nhỏ, bé thường có xu hướng “trộn” 2 ngôn ngữ khi nói chuyện. Chẳng hạn, khi muốn nhờ mẹ lấy dùm quả bóng, rất có thể bé sẽ nói: “Mommy, con muốn a ball”. Theo các chuyên gia, đây là một điều hết sức bình thường, và mẹ không cần quá lo lắng. Khi lớn hơn một chút, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển hơn, và việc này sẽ không còn là vấn đề nữa. Đồng thời, các chuyên gia cũng cho biết, ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh, bé đã có khả năng nhận biết nhiều loại ngôn ngữ khác nhau.

Vấn đề 2: Dạy con 2 ngôn ngữ khiến bé chậm nói

Điều này hoàn toàn không đúng đâu các mẹ nhé! Theo các chuyên gia, so với những bé học 1 ngôn ngữ, nhưng bé được dạy 2 ngôn ngữ cùng lúc có thể có vốn từ vựng ít hơn trong từng ngôn ngữ, nhưng khả năng ngôn ngữ của con vẫn theo kịp tiến độ. Bé có thể nói được những câu đơn, ngắn khi được 15-18 tháng tuổi. Đồng thời, theo các chuyên gia ngôn ngữ, nếu bé chậm nói, nguyên nhân có thể do bé đang gặp phải vấn đề rối loạn ngôn ngữ, và cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Vấn đề 3: Thời điểm bắt đầu

Không bao giờ là quá trễ hoặc quá sớm để dạy cho bé một ngôn ngữ mới. Theo nghiên cứu, việc học ngôn ngữ thứ 2 có thể dễ dàng hơn nếu như bé dưới 10 tuổi, thậm chí sẽ còn dễ hơn rất nhiều với những bé 5 tuổi. Tuy nhiên, thời gian tối ưu để dạy con ngoại ngữ mới là trong 3 năm đầu đời của mình, khi bé vẫn đang học tiếng mẹ đẻ, vì lúc này não bé đạt tốc độ phát triển tối đa, và rất linh hoạt. Sau tuổi dậy thì, nếu học thêm, ngôn ngữ mới sẽ được tồn tại trong một khu vực khác của não, bé cưng sẽ mất thêm một công đoạn dịch trước khi nói.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x