Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 12/09/2014

Cùng con làm thí nghiệm khoa học vui

Cùng con làm thí nghiệm khoa học vui
Dường như nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa dành thời gian để chơi và dạy con những trò chơi mang tính chất khoa học. Sự kỳ diệu của khoa học từ những điều đơn giản hàng ngày sẽ khuyến khích tính ham học hỏi ở trẻ đấy. Hãy cùng chơi với con các trò sau đây và giải thích cho con hiểu thêm khoa học bạn nhé!

1.Sao nhiều màu lạ vậy mẹ?

Vật liệu:

1 tô nước

Khăn giấy, cắt thành mảnh dài.

3 hoặc nhiều bút lông nhiều màu.

thí nghiệm khoa học vui

Thực hiện:

Dùng bút lông nhiều màu khác nhau vẽ một đường gợn sóng ở phía dưới cùng của mỗi dải khăn. Nhúng mỗi dải khăn giấy vào trong tô nước, để ngập phần dưới cùng. Dấu mực sẽ lan ra, để lộ ra những “sắc ký” đã tạo nên màu ban đầu đó.

Bài học: Trẻ sẽ học được rằng hầu hết các màu sắc được tạo ra bởi nhiều thuốc nhuộm khác nhau. Khi khăn giấy có mực được nhúng vào tô nước, các phân tử nước sẽ liên kết với các phân tử mực khác nhau và lây lan ra. Quá trình của việc phân chia các màu nhuộm này gọi là “sắc ký”.

Trẻ có thể sẽ thấy mực màu tím cho ra một dòng màu xanh và lem ra thành màu đỏ, và màu xanh lá cây tạo thành các màu xanh và màu vàng. Đối với màu đen thì được tạo ra bởi những màu xanh khác nhau và cả màu đỏ. Để tạo nên sự phấn khích và tò mò, bạn nên che mắt bé lại và nhúng dải khăn giấy đã vẽ mực vào tô nước, sau đó đợi cho màu lan ra và cho bé đoán màu bút lông nào đã được sử dụng.

2.Ô, con đã làm được kem rồi!

Nguyên liệu:

2 ly đá viên

¾ ly muối

¼ ly đường

¼ muỗng vani

2 bịch nilon có khóa kéo loại lớn và nhỏ

thí nghiệm khoa học vui

Thực hiện: Cho đá và muối vào trong bịch to. Bịch nhỏ thì trộn các nguyên liệu còn lại vào. Không để không khí lọt vào trong bịch, kéo khóa bịch lại. Để bịch nhỏ vào trong bịch to, kéo khóa lại. Lắc và nhào bịch đó trong 10 phút dến khi kem sánh lại. Lấy bịch nhỏ ra, sau đó vo viên kem lại và thưởng thức.

Bài học: Bé sẽ ngạc nhiên khi thấy tại sao chất lỏng trở nên cứng hơn khi nhiệt độ của nó hạ xuống? Hãy giải thích với trẻ rằng các phân tử liên kết với nhau chúng sẽ đóng băng nếu đủ lạnh. Ở thí nghiệm này, nước đá lạnh hơn hỗn hợp đường và vani. Vì vậy nó hạ thấp nhiệt độ của hỗn hợp này xuống. Việc thêm muối vào nước đá càng giúp hạ thấp nhiệt độ hỗn hợp xuống nhiều hơn. Vì thế nó đóng bằng thành kem.

Chắc chắn trẻ sẽ hỏi bạn rằng tại sao muối lại làm đá lạnh hơn? Câu trả lời là muối làm các phân tử nước hút và sử dụng năng lượng nhanh hơn. Điều này làm cho đá và muối trở nên lạnh hơn đá bình thường và làm kem đông lại.

3.Màn “ảo thuật” với nước

Vật liệu:

Nước

1 bịch nilon có khóa kéo

Vài cây viết chì nhọn

thí nghiệm khoa học vui

Thực hiện: Đổ nước vào nửa bịch nilon rồi kéo khóa lại. Dùng bút chì nhọn đâm từ mặt bên này qua mặt bên kia của bịch nước mà không để nước bị rỉ ra. Giữ nguyên vị trí bút chì đó, và dùng cây khác làm tương tự.

Bài học: Hẳn trẻ sẽ rất ngạc nhiên khi bịch nilon đã bị đâm thủng nhưng nước vẫn không chảy ra. Bạn hãy giải thích với trẻ rằng những phân tử nước cần khoảng trống của không khí để chảy ra. Dù trẻ làm thủng bịch nilon bằng đầu nhọn bút chì, nhưng miễn là trẻ không rút cây bút chì ra thì nước không thể nào thoát ra được. Thí nghiệm này sẽ giúp trẻ học thêm về chất dẻo. Trẻ sẽ biết được rằng chất dẻo khi bị đâm thủng thì sẽ càng thắt chặt bút chì lại. Điều này giúp nước không bị rỉ ra.

Minh Quyên

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x