Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Bộ sách cải cách giáo dục đưa ra hướng dẫn đánh vần tiếng Việt. Phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 cần nắm được nguyên tắc đánh vần cơ bản để dạy con dễ dàng hơn.
Bài viết dưới đây hướng dẫn phụ huynh vài thông tin cơ bản về chủ đề này.
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Về ngữ âm, tiếng Việt có nhiều thanh điệu, các âm tiết được nói rời, viết rời, rất dễ nhận diện. Hầu hết các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa nên tiếng (có nghĩa) được chọn làm đơn vị cơ bản để dạy học sinh học đọc.
Về cấu tạo, âm tiết tiếng Việt là một tổ hợp âm thanh có tổ chức chặt chẽ, các yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ khác nhau:
Đây là cơ sở của cách đánh vần theo quy trình lập vần (a-mờ-am), sau đó ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng (lờ-am-lam-huyền-làm).
Để dạy con cách đánh vần tiếng Việt lớp 1, cần phân biệt tên gọi chữ cái và âm đọc chữ cái. Một tiếng đầy đủ có 3 thành phần: Âm đầu – Vần – Thanh. Bắt buộc phải có Vần – Thanh trong 1 từ, vì có tiếng không có âm đầu.
Ví dụ:
Ví dụ như từ “khuyên” (trong chim vành khuyên) có âm đầu là “kh”, có vần “uyên” và thanh ngang. Trong đó, vần “uyên” có âm đệm là “u”, âm chính là “yê”, âm cuối là “n”. Cách đánh vần là: u-i-ê-nờ-uyên, khờ-uyen-khuyên.
Tiếng “nghiêng” có âm đầu là “ngh”, có vần “iêng” và thanh ngang. Vần “iêng” có âm chính là “iê”, âm cuối là “ng”. Đánh vần là i-ê-ngờ-iêng, ngờ-iêng-nghiêng.
Với từ 2 tiếng, ta đánh vần từng tiếng. Ví dụ “con gà” đánh vần là cờ-on-con, gờ-a-ga-huyền-gà.
Trẻ chuẩn bị vào lớp 1 chưa có khả năng tập trung trong thời gian dài. Khoảng thời gian lý tưởng thu hút trẻ tập trung từ 10-15 phút.
Nên tập cho con thói quen học tập theo khung giờ nhất định. Lâu dần, con sẽ có thói quen tập trung học, không bị chi phối bởi những thú vui khác.
Trẻ chuẩn bị vào lớp 1 rất bay bổng, hay tưởng tượng và ham chơi. Cách dạy con đánh vần tiếng Việt hiệu quả thông qua các trò chơi vui vẻ, đầy màu sắc.
Bạn có thể mua bộ chữ gắn nam châm, bảng chữ số có hình vẽ minh họa, gắn chúng lên tủ lạnh, tường nhà dễ đập vào mắt con. Mỗi khi con chú ý, dạy con cách ghép vần, cách đọc các ký tự.
Thứ tự cần dạy để trẻ dễ nắm bắt cách đánh vần là dạy con nhớ mặt chữ (chữ thường và chữ in), dấu câu, sau đó mới dạy cách ghép vần.
Trí não của trẻ trong độ tuổi này tiếp thu nhanh nhưng không ghi nhớ tốt. Nếu không ôn luyện thường xuyên, con dễ quên những gì đã học.
Cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn, tuyệt đối không la mắng hoặc nặng lời khi con không nhớ bài. Cứ dạy tích tụ từng chút một cho đến khi con nắm được quy tắc đánh vần. Nóng vội sẽ làm con sợ hãi giờ tập đọc.
Trẻ em nắm bắt tốt khi tiếp cận cái mới. Muốn giúp con ôn tập cách đánh vần, bố mẹ nên đổi mới cách dạy. Thay vì cho con đọc xuôi chữ “con cá”, hãy thử vẽ hình con cá, bên dưới là chữ “Con …á”, để con điền vào chữ còn thiếu.
Còn nhiều cách ra đề thú vị khác, đòi hỏi sự tưởng tượng và tư duy của bạn.
Khi con học tốt, bạn thường xuyên dùng lời khen khuyến khích con. Phần thưởng của con có thể là được xem tivi 10 phút, sau đó trở lại học. Hoặc tặng con quyển sách tô màu.
Bạn có thể đố con đánh vần tên những vật dụng quen thuộc trong nhà, như cái li, cái nồi, cái ca, cái giường… Ra đề bất cứ khi nào côn cảm thấy hào hứng. Dần dà, con sẽ có kỹ năng đọc.
Đánh vần tiếng Việt khởi đầu sẽ rất khó khăn, nhưng từ từ từng chút một, bạn và con sẽ khắc phục được “đá tảng” cản đường này. Một khi con đã biết đọc, cánh cửa tri thức mở ra dễ dàng hơn. Chúc bé yêu của bạn mau biết đọc và lĩnh hội tốt việc học ở trường nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.